ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PETEC BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PETEC BÌNH ĐỊNH (Trang 44 - 48)

3.1. Kết quả đạt được

Hơn 11 năm kể từ khi chuyển sang hình thức cổ phần, Công ty Cổ phần Petec Bình Định đã đã thực sự lớn mạnh, trở thành một trong những doanh nghiệp điển hình tại Bình Định, nhiều năm liền được xếp vào top 500 doanh nhiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.

Từ việc cải cách bộ máy hoạt động trong những năm đầu đến việc tiếp cận thị trường một cách hiệu quả, nâng cao sức mạnh cạnh tranh, đến nay thương hệu PETEC BIDICO đã được biết đến như một Công ty mạnh mẽ trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm vật liệu xây dựng, xăng dầu PETEC, cũng như các sản phẩm tiêu dùng khác tại thị trường Bình Định, Phú Yên và các tỉnh Tây Nguyên. Hiện nay, lĩnh vực kinh doanh xăng dầu đang chiếm ưu thế về doanh thu của PETEC BIDICO với hơn 40 đại lý, cửa hàng phân bố rộng khắp các huyện, thành phố trong tỉnh và các tỉnh Tây Nguyên, các nhà máy nhiệt điện ở phía Nam. Chỉ riêng ngành hàng xi măng, tỷ trọng chiếm hơn 40% thị trường với mạng lưới tiêu thụ gần 140 đại lý.

Bên cạnh đó, các hoạt động kinh doanh khác như ô tô, công nghệ phẩm, nông sản…

cũng góp phần phát triển uy tín thương hiệu, tạo thêm việc làm cho người lao động trên địa bàn.

Về hoạt động kinh doanh, sau hơn 11 năm kể từ tháng 5 năm 2001, Công ty đã gặt hái được những kết quả thực sự khích lệ. So với các năm trước cổ phần thì mức tăng trưởng hàng năm sau khi cổ phần luôn đạt từ 15% - 20%/năm. Thương hiệu của Công ty cũng như thương hiệu của xăng dầu Petec và các loại xi măng như ChinFon, Phúc Sơn, Nghi Sơn… đã trở nên gần gũi, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Đến năm 2007 do nhu cầu phát triển đồng bộ các hoạt động kinh doanh Công ty đã bổ sung thêm 323,8% vốn kinh doanh (từ 7,2 tỷ đồng năm 2001 lên 30,6 tỷ), mức chi cổ tức từ năm 2007 đến năm 2010 luôn đạt ở mức 20%/năm. Các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận đều có mức tăng tốt. Mức đóng góp của PETEC

BIDICO cho ngân sách tỉnh cũng tăng theo mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.

Giai đoạn 2008-2010 là những năm khó khăn của nền kinh. Tuy nhiên, một số hệ số của Công ty trong những năm qua vẫn giữ được ở mức khá cao, cụ thể:

+ Về tình hình công nợ và khả năng thanh toán: Hầu hết các hệ số thanh toán đều lớn hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán của Công ty là rất tốt. Riêng hệ số thanh toán bằng tiền mặc dù bé hơn 1 nhưng lại có mức tăng khá nhanh và đạt mức cao nhất vào năm 2010. Điều đó chứng tỏ khả năng đảm bảo các khoản nợ của Công ty đã được tăng lên đáng kể. Như vậy, Công ty có đủ khả năng chi trả các khoản nợ tới hạn và vì thế mà tình hình tài chính của Công ty được đánh giá là lành mạnh.

+ Về khả năng hoạt động: Các hệ số về khả năng hoạt động hầu hết đều ở mức tương đối ổn định, sự biến động là không nhiều. Đặc biệt trong năm 2010 các hệ số như số vòng quay hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng tài sản và số vòng quay vốn lưu động tăng lên trong khi kỳ thu tiền bình quân giảm đi so với năm 2009 cho thấy việc sử dụng vốn và tài sản của Công ty đã hiệu quả hơn.

Song song với hoạt động kinh doanh, Công ty luôn tích cực chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên luôn ổn định và ngày một nâng cao. Cụ thể, năm 2006 thu nhập bình quân gần 17 triệu đồng/người/tháng; năm 2008 gần 3,9 triệu đồng/người/tháng; đến nay trên 4 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh đó, Công ty luôn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, chung tay chia sẻ những khó khăn cùng cộng đồng, thể hiện qua các hoạt động như cứu trợ bão lụt, xây nhà tình nghĩa, phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng…

Với những thành tựu đạt được như trên, uy tín của Công ty ngày càng được nâng cao và giữ vững trên thị trường trong và ngoài nước.

3.2. Hạn chế và nguyên nhân 3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được, Công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế:

 Thứ nhất: Về tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Hệ số thanh toán lãi vay biến động bất thường: năm 2010 hệ số lãi vay giảm nhiều so với năm 2009 và đạt mức thấp nhất trong 3 năm. Như vậy hiệu quả sử dụng vốn vay trong năm 2010 là thấp nhất so với các năm.

 Thứ hai: Về khả năng hoạt động

Kỳ thu tiền bình quân là giảm qua các năm, song hệ số này vẫn còn ở mức khá cao cho thấy khả năng thu hồi nợ của Công ty còn chưa tốt.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ giảm dần qua các năm. Đến năm 2010 hiệu suất sử dụng TSCĐ chỉ gần bằng 50% của năm 2008. Hiệu quả sử dụng TSCĐ như vậy được đánh giá là chưa cao.

Vòng quay vốn lưu động là tăng so với trước song vẫn chưa ổn định và có nhiều biến động bất thường.

 Thứ ba: Về tỷ suất lợi nhuận

Tất cả các tỷ số về lợi nhuận đều giảm qua các năm cho thấy khả năng sinh lời của Công ty là thấp, hiệu quả kinh doanh đang có xu hướng giảm.

3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Xuất phát từ sự suy thoái chung của nền kinh tế toàn cầu trong năm 2009, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực như tình trạng lạm phát tăng cao từ cuối năm 2008, thị trường vốn ngưng trệ đã gây nhiều khó khăn cho Công ty.

Trong tình hình đó, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ cho Công ty 50% lãi suất. Vì vậy trong năm 2009 chi phí lãi vay Công ty phải trả giảm. Đến năm 2010, tình hình kinh tế đã ổn định hơn trước nên Công ty không còn nhận được sự hỗ trợ từ Nhà nước dẫn đến chi phí lãi vay tăng cao; trong khi hiệu quả kinh doanh kém hơn trước đã làm cho khả năng thanh toán lãi vay giảm, rủi ro trả nợ cao hơn.

Chính sách bán hàng và thu hồi nợ của Công ty chưa hiệu quả là nguyên nhân chính làm cho phải thu khách hàng vẫn còn cao. Mà cụ thể là chính sách chiết khấu chưa phù hợp nên không khuyến khích khách hàng trả nợ đúng hoặc trước hạn.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ giảm nguyên nhân do tốc độ tăng của TSCĐ cao hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Điều này là do TSCĐ mà Công ty mới mua về chưa được sử dụng hết công suất, hiệu quả sử dụng là chưa cao, công tác khấu hao là chưa phù hợp. Trong khi đó, năm 2010 còn có công trình xây dựng chưa hoàn

thành làm cho chí xây dựng cơ bản dở dang tăng cao ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSCĐ.

Vòng quay vốn lưu động có nhiều biến động và chưa ổn định là do công tác dự báo nhu cầu vốn lưu động của Công ty là chưa chính xác, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa có một phương pháp dự báo khoa học.

Tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần làm cho các tỷ suất lợi nhuận giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của nền kinh tế đã làm cho chi phí tăng cao. Cụ thể, đối với các mặt hàng kinh doanh mua đi bán lại chính của Công ty như xăng dầu, xi măng đều có mức chi phí mua vào tăng do biến động và sự thiếu hụt trên thị trường. Còn đối với mặt hàng mà Công ty sản xuất mức tiêu hao nguyên vật liệu đầu vào cho một đơn vị sản phẩm cũng tăng so với trước. Chi phí đầu vào là tăng hơn, song do áp lực của cạnh tranh Công ty không thể tăng giá quá cao. Điều này đã làm giảm lợi nhuận của Công ty và ảnh hưởng đến các tỷ suất lợi nhuận.

3.3. Định hướng khắc phục những hạn chế

Qua quá trình phân tích trên nhìn chung tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Petec Bình Định là tốt. Song để có thể nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao lợi nhuận trong những năm tới Công ty cần tiếp tục phát huy những mặt đã đạt được và đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại. Dưới đây là một số định hướng để khắc phục những hạn chế nhằm nâng cao năng lực tài chính của Công ty:

Thứ nhất, tăng hệ số khả năng thanh toán lãi vay thông qua việc giảm chi phí lãi vay. Để vốn kinh doanh không bị ảnh hưởng mà Công ty vẫn có thể giảm chi phí lãi vay thì Công ty có thể huy động vốn thông qua các nguồn khác như: chiếm dụng của nhà khách hàng, nhà cung cấp; lợi nhuận giữ lại; nguồn đóng góp của cán bộ công nhân viên hay của các cổ đông…

Thứ hai, Công ty cần thực hiện tốt công tác dự báo cho kỳ tiếp theo để có thể giảm thiểu rủi ro có thể xảy đến và đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cụ thể là cần thực hiện tốt công tác dự báo nhu cầu sử dụng vốn lưu động trong kỳ tới bằng một phương pháp khoa học thay bằng dựa vào kinh nghiệm như trước đây

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PETEC BÌNH ĐỊNH (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w