CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PETEC BÌNH ĐỊNH
2.4. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động
Bảng 2.13: Bảng phân tích số vòng quay hàng tồn kho
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch (%)
2008 2009 2010 2009/08 2010/09
Giá vốn hàng bán 895.469.772.015 728.116.677.699 895.038.707.026 -18,69 22,93
HTK bình quân 28.633.055.211 23.768.934.845 27.757.001.971 -16,98 16,78
Vòng quay HTK 31,274 30,633 32,246 -2,05 5,26
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty CP Petec BĐ)
Số vòng quay hàng tồn kho của Công ty qua các năm là khá cao, đều đạt trên 30 lần một năm: năm 2008 bình quân có 31,274 lần xuất hoặc nhập kho; năm 2009 giảm xuống còn 30,633 lần; đến năm 2010 là 32,246 lần, tăng 5,26% so với năm 2009. Bởi vì Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại nên hệ số này là cao hơn so với các ngành khác.
Qua bảng phân tích thì năm 2009 hệ số vòng quay hàng tồn kho là thấp nhất.
Nguyên nhân là khủng hoảng kinh tế đã làm giảm mức kinh doanh của Công ty. Song đến năm 2010, khi nền kinh tế dần được phục hồi cũng là lúc thị trường có nhiều cơ hội phát triển hơn. Từ đó số vòng quay hàng tồn kho năm 2010 tăng lên, cho thấy Công ty sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả hơn và hoạt động kinh doanh cũng được tốt hơn năm trước.
2.4.2. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho
Bảng 2.14: Bảng phân tích số ngày một vòng quay HTK
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch (%)
2008 2009 2010 2009/08 2010/09
Vòng quay HTK (lần) 31,274 30,633 32,246 -2,05 5,26
Số ngày một vòng quay HTK (ngày) 11,16 11,75 11.51 2,09 -5,00 (Nguồn: Phòng kế toán Công ty CP Petec BĐ)
Qua bảng phân tích ta thấy khi vòng quay HTK tăng thì số ngày một vòng quay HTK lại giảm. Song số ngày một vòng quay HTK của Công ty bình quân vẫn giữ ở mức là 11 ngày, tức là trung bình 11 ngày Công ty lại xuất hàng một lần hoặc cứ 11 ngày lại mua hàng hoặc khoảng cách giữa hai lần xuất nhập kho là 11 ngày. Hệ số này của Công ty được đánh giá là nhỏ, cho thấy tốc độ luân chuyển HTK của Công ty là tốt. Điều này sẽ rút ngắn thời gian luân chuyển vốn và làm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Sang năm 2010, hệ số này lại giảm so với năm 2009, chứng tỏ lượng HTK được giải phóng nhanh hơn, có tiến triển trong việc bán hàng.
2.4.3. Kỳ thu tiền bình quân Trong đó:
Bảng 2.15: Bảng phân tích kỳ thu tiền bình quân
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch (%)
2008 2009 2010 2009/08 2010/09
Số dư BQ KPT 61.899.447.453 48.089.036.59 0
55.105.692.40
7 -22,31 14,59
DT BQ 1 ngày 2.662.766.335 2.144.647.730 2.603.072.899 -19,46 21,38
Kỳ thu tiền BQ 23,246 22,423 21,169 -3,54 -5,59
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty CP Petec BĐ)
Ta thấy kỳ thu tiền bình quân của Công ty qua các năm trung bình như sau:
năm 2008 là 23 ngày; năm 2009 là 22 ngày; đến năm 2010 giảm xuống còn 21 ngày.
Như vậy số ngày bình quân mà 1 đồng hàng hóa bán ra được thu hồi trung bình là 22 ngày.
Kỳ thu tiền bình quân của Công ty có xu hướng giảm qua các năm: năm 2009 giảm 3,54%; năm 2010 lại tiếp tục giảm 5,59%. Điều đó chứng tỏ việc thu hồi nợ có sự tiến triển qua các năm. Song hệ số này vẫn còn ở mức khá cao cho thấy khả năng thu hồi nợ còn chưa tốt. Vì vậy, Công ty cần chú ý hơn đến các biện pháp thu hồi nợ để giảm kỳ thu tiền bình quân hơn nữa.
2.4.4. Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Bảng 2.16: Bảng phân tích hiệu suất sử dụng TSCĐ
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch (%)
2008 2009 2010 2009/08 2010/09
Doanh thu thuần 958.595.880.744 772.073.182.867 937.106.243.584 -19,46 21,38
Nguyên giá TSCĐ BQ 19.474.517.911 28.255.983.037 38.061.895.078 45,09 34,70
Hiệu suất SD TSCĐ 49,233 27,324 24,621 -44,49 -9,89
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty CP Petec BĐ)
Theo bảng phân tích và biểu đồ trên, ta thấy năm 2008 với 1 đồng nguyên giá TSCĐ thì tạo ra được 49,233 đồng doanh thu, năm 2009 giảm xuống còn 1 đồng nguyên giá TSCĐ tạo ra được 27,324 đồng doanh thu; đến năm 2010 lại tiếp tục giảm và chỉ tạo ta được 24,621 đồng doanh thu từ 1 đồng nguyên giá TSCĐ.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ là giảm dần qua các năm, trong đó hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 2010 chỉ bằng một nửa so với năm 2008. Như vậy, hiệu quả sử dụng TSCĐ là không cao.
2.4.5. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản
Bảng 2.17: Bảng phân tích hiệu suất sử dụng toàn bộ TS
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch (%)
2008 2009 2010 2009/08 2010/09
Doanh thu thuần 958.595.880.744 772.073.182.867 937.106.243.584 -19,46 21,38
Tổng TS bình quân 114.759.633.429 104.234.267.859 123.931.785.111 -9,17 18,90
Hiệu suất SD toàn bộ TS 8,353 7,407 7,561 -11,32 2,08
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty CP Petec BĐ)
Ta thấy trong năm 2008, cứ 1 đồng vốn đầu tư tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh lại tạo ra 8,353 đồng doanh thu; năm 2009 hệ số này lại giảm so với năm trước 11,32%; sang năm 2010 tăng 2,08% và đạt ở mức 1 đồng vốn đầu tư thu được 7,561 đồng doanh thu. Hiệu quả sử dụng tài sản trong năm 2009 là thấp nhất, điều này cũng phù hợp với thực trạng nền kinh tế trong kỳ.
Qua 3 năm hoạt động, hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của Công ty được đánh giá cao. Song chỉ số này chưa đạt được mức cao nhất và Công ty vẫn chưa hoạt động hết công suất.
2.4.6. Vòng quay vốn lưu động
Bảng 2.18: Bảng phân tích vòng quay vốn lưu động
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch (%)
2008 2009 2010 2009/08 2010/09
Doanh thu thuần 958.595.880.744 772.073.182.867 937.106.243.584 -19,46 21,38
TSLĐ bình quân 95.720.453.732 77.179.595.410 91.776.473.932 -19,37 18,91
Số vòng quay VLĐ 10,014 10,004 10,211 -0,11 2,07
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty CP Petec BĐ)
Qua bảng phân tích trên, trong năm 2008 vốn lưu động luân chuyển 10,014 lần; năm 2009 là 10,004 lần; năm 2010 đạt mức cao nhất là 10,211 lần. Như vậy, có thể thấy số vòng quay vốn lưu động qua các năm là có sự biến động và mức độ biến động là thấp nên chỉ số này vẫn giữ ở mức bình quân là 10 lần luân chuyển vốn lưu động trong 1 kỳ. Tuy nhiên, Công ty cần có chính sách hoạch định vốn lưu động trong năm tới, tránh tình trạng sử dụng lãng phí nguồn vốn, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.