CHƯƠNG II NHÂN TỐ GÂY LŨ LỚN TRÊN LƯU VỰC SÔNG LAM
3. Tổng lượng lũ, quá trình lũ
2.3.3. Quan hệ mưa - lũ lớn
Mưa lớn là nhân tố quyết định đến hình thành lũ lớn. Lũ lớn xảy ra ở các khu vực khác nhau cả về độ lớn, thời gian xuất hiện. Vì thế quan hệ mưa - lũ sẽ là cơ sở để xác định nguy cơ xảy ra lũ lớn giữa các khu vực thuộc lưu vực sông Lam. Mưa lớn liên quan chặt chẽ với sự xuất hiện của độ lớn đỉnh lũ. Trong thực tế mưa lớn trên lưu vực sông Lam có thể kéo dài từ 1 đến 9 ngày, nhưng không phải trận mưa kéo dài nhiều ngày đều gây ra lũ lớn. Rõ ràng sự xuất hiện đỉnh lũ có quan hệ với mưa lớn trên lưu vực sông. Vì thế luận án nghiên cứu quan hệ đỉnh lũ với mưa bình quân lưu vực theo thời gian 1, 3, 5, 7, 9 ngày ở một số vị trí bằng phương pháp thống kê tất cả các trận lũ lớn, đặc biệt lớn đã xảy ra ở 7 vị trí trên lưu vực sông (xem bảng 2-15)
Bảng 2-15: Số ngày từ khi bắt đầu trận mưa đến khi xuất hiện đỉnh lũ lớn tại một số vị trí TT Trạm khống
chế
Số trận lũ có số ngày từ khi bắt đầu mưa đến khi xuất hiện đỉnh lũ 1ng 2ng 3ng 4ng 5ng 6ng 7ng 8ng 9ng T.Bình
1 Cửa Rào 2 1 3 3 1 5,0
2 Nghĩa Khánh 1 6 4 1 3 3,9
3 Dừa 1 2 4 2 3 1 1 1 5,1
4 Yên Thượng 3 1 3 1 1 4 2 6,1
5 Sơn Diệm 1 4 2 3 1 2 2 4,3
6 Hòa Duyệt 5 2 4 1 2 1 4,7
7 Linh Cảm 1 3 3 1 2 1 5,6
Bình quân toàn lưu vực sông 5,0
Bình quân từ khi bắt đầu mưa đến thời điểm xuất hiện đỉnh lũ tại Nghĩa Khánh tối thiểu khoảng 4 ngày (thấp nhất) và tại Yên Thượng tối thiểu là 6 ngày (cao nhất) và bình quân cho cả 7 vị trí là 5 ngày.
1978 1989
1988
1979 1996
1972 1974
1980
1981
1990 2000
1985 1983
20021964
2007
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
1 2 3 4 5 6 7 8 9 T hời khoảng10
(ngày) Lượng mưa(%)
Hình 2-7: Đường tích lũy mưa (ngày lớn nhất) theo thời khoảng những trận lũ lớn nhất năm tại trạm Sơn Diệm trên sông La
Trên cơ sở các trận mưa gây lũ lớn trên lưu vực, luận án xây dựng đường tích lũy mưa ngày lớn nhất ở 7 trạm điển hình, kết quả cho thấy lượng mưa 5 ngày lớn nhất chiếm ưu thế, có nghĩa lượng mưa gây lũ lớn trên lưu vực thường tập trung trong 5 ngày lớn nhất (phụ lục 1). Ví dụ trên Hình 2-7 cho thấy tại Sơn Diệm từ sau ngày thứ 5 đường tích lũy gần như nằm ngang.
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
- Lũ lớn xảy ra trên lưu vực sông Lam là do mưa lớn diện rộng quyết định.
Điều kiện mặt đệm lưu vực sông và những tác động bất lợi do hoạt động kinh tế-xã hội của con người là những nhân tố rất quan trọng, góp phần làm tăng thêm lũ lớn trên lưu vực sông Lam.
- Những trận lũ lớn là lũ kép (2 đỉnh) ngày càng xuất hiện nhiều hơn, nhất là trên sông La (Hòa Duyệt: lũ năm 1978, 1988; Sơn Diệm: lũ năm 2002, 1978, 1988, 1979), đỉnh trước thường nhỏ, đỉnh sau cao nhọn và lớn hơn rất nhiều lần. Trên
sông Cả cũng xuất hiện lũ kép nhưng không phổ biến (ví dụ lũ năm 1988 tại Dừa; lũ năm 2005 tại Mường Xén)
- Cường suất lũ lên lớn nhất xuất hiện có thể đến trên 2 m/giờ. Với các trận lũ đặc biệt lớn, cường suất lũ lên lớn nhất xuất hiện trên sông La cao hơn nhiều lần so với trên sông Cả (6 lần). Biên độ lũ cao nhất trên sông La cao hơn trên sông Cả (2 lần). Lượng lũ sông Cả cao hơn nhiều lần so với lượng lũ trên sông La do diện tích lưu vực trên sông Cả lớn hơn nhiều so với lưu vực sông La. Biểu hiện ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nguy cơ lũ lớn xảy ra trên lưu vực sông Lam ngày càng rõ rệt hơn.
- Mạng lưới đo đạc KTTV trên lưu vực sông Lam thiếu và phân bố chưa phù hợp, do vậy cần được tiếp tục nghiên cứu, đề xuất bổ sung nhằm cung cấp thông tin, số liệu đầy đủ phục vụ nghiên cứu và ra quyết định trong quản lý lũ lớn chính xác và hiệu quả hơn.
CHƯƠNG III
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN TRONG QUẢN LÝ LŨ LỚN LƯU VỰC SÔNG LAM