CHƯƠNG II NHÂN TỐ GÂY LŨ LỚN TRÊN LƯU VỰC SÔNG LAM
4. Kết quả xây dựng bản đồ ngập lụt và đánh giá tình trạng ngập lụt hạ lưu lưu vực sông Lam
4.4. Đề xuất nội dung các giải pháp quản lý lũ lớn lưu vực sông Lam
Quản lý lũ lớn trên lưu vực sông Lam có thể theo khung tổ chức như sau:
Hình 4-2: Sơ đồ quản lý lũ lớn lưu vực sông Lam
QUẢN LÝ LŨ LỚN LƯU VỰC SÔNG LAM
2. Vùng chịu lũ lớn - Chỉnh trị sông và bờ biển, thông thoát lũ - Đê sông, đê biển - Khu giữ nước mưa - Công trình phân lũ, chậm lũ
1. Vùng sinh lũ lớn - Phân lũ, chậm lũ tự nhiên.
- Hồ chứa và điều hành hồ chứa
- Kiểm tra, bảo vệ an toàn hồ chứa khi lũ xảy ra
1. Cơ chế chính sách
- Cơ chế phối hợp điều hành quản lý lũ lớn - Nghệ An và Hà Tĩnh
- Tổ chức phân cấp, điều hành
- Quy định về tổ chức lực lượng, hoạt động - Chính sách hỗ trợ
- Nâng cao nhận thức, vai trò cộng đồng - Cơ chế chính sách bảo vệ rừng, trồng rừng 2. Quy hoạch phòng, chống lũ lớn
- Bản đồ nguy cơ lũ lớn
- Quy hoạch và quản lý bảo vệ rừng - Quy hoạch sơ tán dân, khu tránh lũ - Quy hoạch sử dụng đất hợp lý có tác dụng giảm lũ.
3. Khoa học công nghệ
- Nhận biết khả năng lũ lớn, nhận dạng lũ lớn. Cảnh báo, dự báo lũ lớn
- Công cụ kỹ thuật.
- Thông tin.
- Ứng dụng vật liệu mới xây dựng vùng lũ.
4. Tài chính - Nguồn vốn - Bảo hiểm
- Phương án sử dụng tài chính - Đa dạng hóa và xã hội hóa tài chính 5. Cứu hộ
- Lực lượng cứu hộ; phương án cứu hộ;
phương tiện cứu hộ
- Kho lương thực và vật dụng cần thiết.
6. Phương châm 4 tại chỗ
- Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư kỹ thuật tại chỗ, hậu cần tại chỗ
Quản lý lũ
lớn bằng
giải pháp
phi công trình
Quản lý lũ
lớn bằng
giải pháp công trình
Trong hai nhóm giải pháp quản lý lũ lớn thì nhóm giải pháp phi công trình đóng vai trò chủ đạo có tính quyết định đến hiệu quả quản lý lũ lớn. Nhóm giải pháp công trình đóng vai trò quan trọng.
4.4.2. Cơ chế phối hợp điều hành quản lý lũ lớn hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh Cơ chế phối hợp điều hành quản lý lũ lớn giữa Nghệ An-Hà Tĩnh cần thể hiện được qua các nội dung chính sau đây:
1. Khung phối hợp điều hành: trước hết là cần làm rõ nhận thức về nhu cầu phối hợp trong quản lý lũ lớn. Việc phối hợp điều hành quản lý lũ lớn sẽ trở nên khó khăn do những thay đổi nhanh chóng về môi trường, kinh tế và xã hội giữa hai tỉnh.
Chính những thay đổi này sẽ làm gia tăng sự cách biệt giữa các bên tham gia quản lý lũ lớn, do đó dễ nảy sinh các vấn đề nổi cộm như sự khác biệt về tốc độ phát triển đô thị nhanh ở hạ lưu sông giữa hai tỉnh.
- Khung phối hợp được mô tả bởi sơ đồ dưới đây (hình 4-3):
Hình 4-3: Khung phối hợp điều hành quản lý lũ lớn Nghệ An-Hà Tĩnh
2. Phân công phối hợp điều hành: là cần làm rõ cơ chế điều hành trong quá trình quản lý lũ lớn, bao gồm: điều hành thường xuyên và đột xuất, điều hành mang tính liên ngành, liên kết mạng lưới, liên kết các thành phần tham gia quản lý, điều tiết lũ, qui hoạch phòng lũ, cứu hộ cứu nạn.
1. Cơ chế phối hợp
- Nâng cao nhận thức nhu cầu phối hợp
- Phối hợp được coi như là một quá trình của mỗi bên - Nguồn thông tin, trao đổi kinh nghiệm
- Tiếp thu kinh nghiệm phối hợp đã có - Tỷ trọng đóng góp tài chính khi cần thiết 2. Chiến lược phối hợp
- Mục tiêu phối hợp, hai bên chấp nhận được - Cơ cấu, mạng lưới tham gia phối hợp 3. Chương trình phối hợp
- Xây dựng lịch trình ưu tiên trong hành động
- Xây dựng kết nối các mạng lưới, tư nhân với cộng đồng.
Đúc rút kinh nghiệm sau trận lũ lớn.
Phối hợp điều hành quản lý
lũ lớn hai tỉnh
Nghệ An- Hà
Tĩnh
3. Trách nhiệm phối hợp: Được thể hiện qua việc huy động, đóng góp về kinh phí;
xử lý các sự cố đê điều, quy hoạch xây dựng và vận hành hồ chứa trong mùa lũ;
trách nhiệm cứu hộ, cứu nạn trong và sau lũ.
4.4.3. Quản lý lũ lớn theo phân vùng nguy cơ lũ lớn trên lưu vực sông Lam 1. Quản lý lũ lớn ở các vùng sinh lũ: Trên cơ sở 7 vùng nguy cơ lũ lớn, Luận án đề nghị từng vùng có giải pháp quản lý như sau (bảng 4-1), (hình 4-4).
Bảng 4-1: Các vùng sinh lũ lớn và giải pháp quản lý lũ lớn lưu vực sông Lam Vùng Giới hạn vùng Tính chất lũ và giải pháp quản lý lũ lớn Vùng 1:
Lưu vực Nậm Mộ- Nậm Nơn
- Huyện Kỳ Sơn và 10 xã của huyện Tương Dương (phụ lục 2)
- Lũ miền núi và ảnh hưởng chủ yếu từ mưa lũ bên Lào.
- Quản lý lũ theo phi công trình là chủ yếu + vận hành hồ Bản Vẽ, hợp tác chặt chẽ với tỉnh Xiêng Khoảng của Lào.
Vùng 2:
Thượng nguồn sông Hiếu
- Huyện Quế Phong, Quỳ Châu và 11 xã của huyện Như Xuân Thanh Hóa (phụ lục 2)
- Tính chất lũ miền núi
- Trước năm 2015 quản lý lũ theo phi công trình.
- Sau năm 2015 quản lý lũ theo phi công trình + hồ ở thượng nguồn, hợp tác quản lý lũ với Thanh Hóa.
Vùng 3:
Hạ thượng nguồn sông
Cả
- Các huyện: Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Thái Hòa, Tân Kỳ, 11 xã huyện Tương Dương, 11 xã huyện Con Cuông và 5 xã của huyện Anh Sơn.
- Lũ miền núi là chính.
- Trước năm 2015 quản lý lũ theo phi công trình + xây dựng và vận hành hồ Bản vẽ, Khe Bố - Sau năm 2015 quản lý lũ theo phi công trình +vận hành hồ Bản Vẽ, Khe Bố, Bản Mồng và các hồ thượng lưu sông Hiếu.
Vùng 4:
Trung lưu vực sông
Cả
- Các huyện Đô
Lương, Thanh
Chương; xã Môn Sơn huyện Con Cuông và 14 xã của huyện Anh Sơn (phụ lục 2)
- Lũ từ sông Giăng và sông Cả
- Trước năm 2015 quản lý lũ theo phi công trình + đê ngăn lũ + vận hành hồ Bản Vẽ + Thoát lũ nhanh ở hạ lưu
- Sau năm 2015 quản lý lũ theo phi công trình + đê ngăn lũ + vận hành hồ Bản Vẽ, Bản Mồng và Thác Muối + Thoát lũ nhanh ở hạ lưu.
Vùng 5:
Sông Ngàn Phố
- 9 xã huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh(phụ lục 2)
- Lũ miền núi, lũ quét tập trung nhanh
- Quản lý lũ theo phi công trình + hệ thống đê + chậm lũ thượng nguồn và thoát lũ nhanh hạ lưu Vùng 6:
Sông Ngàn Sâu
- Huyện Hương Khê và 6 xã huyện Vũ Quang - Hà Tĩnh (phụ lục 2)
- Lũ miền núi, tập trung nhanh
- Trước năm 2015 quản lý lũ theo phi công trình + hồ Ngàn Trươi + thoát lũ nhanh hạ lưu.
- Sau năm 2015 quản lý lũ theo phi công trình + hồ Ngàn Trươi + thoát lũ nhanh hạ lưu.
Vùng 7:
Sông La
- 6 xã huyện Vũ Quang, 21 xã huyện Hương Sơn và 4 xã huyện Đức Thọ (phụ lục 2)
- Tính chất lũ miền núi và chịu chi phối trực tiếp từ lũ sông Ngàn Phố, sông Ngàn Sâu.
- Quản lý lũ theo phi công trình + hồ chứa Ngàn Trươi + hệ thống đê + thoát lũ nhanh về hạ lưu.
2. Quản lý lũ lớn ở vùng đồng bằng chịu lũ: Là phần diện tích từ Nam Đàn-Linh Cảm đến Cửa Hội, tập trung các khu công nghiệp, khu đô thị, khu kinh tế trọng điểm của khu vực Bắc Trung Bộ. Lụt vùng này được sinh ra từ lũ sông Cả và sông La, đồng thời chịu tác động của thủy triều, nên gọi là vùng chịu lũ, chủ yếu là ngập lụt hạ lưu (xem hình 4-4). Quản lý lũ lớn ở đây mang tính tổng hợp cao gồm các giải pháp phi công trình, trong đó có vận hành liên hồ chứa và công trình.
4.4.4. Nội dung quản lý lũ lớn lưu vực sông Lam
Công tác quản lý lũ lớn lưu vực sông Lam cần được quản lý tốt theo 3 giai đoạn là: (i)- Giai đoạn chuẩn bị trước lũ; (ii)- Giai đoạn quản lý trong lũ-giai đoạn ứng phó khi lũ xảy ra; (iii)- Giai đoạn tái thiết và khắc phục sau lũ.