Một số kết quả nghiên về cây đậu tương trên thế giới

Một phần của tài liệu nghiên cứu xác định giống và ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, phát triển, năng suất đậu tương tại gia lâm hà nội (Trang 23 - 26)

1.2. Một số kết quả nghiên cứu về cây đậu tương trên thề giới và Việt Nam

1.2.1. Một số kết quả nghiên về cây đậu tương trên thế giới

Theo tác giảTrần Đình Long &cs (2005), hiện nay nguồn gen đậu tương của thế giới được lưu giữ chủ yếu ở 14 nước: Mỹ, Trung Quốc, Australia, Pháp, Nigieria, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Triều Tiên, Nam Phi, Thủy Điển, Thái Lan và Liên Xô (cũ)….. với tổng số 45.038 giống. Nhìn chung những quốc gia sản xuất cũng như xuất khẩu - nhập khẩu đậu tương lớn trên thế giới cũng đồng thời là những nước rất trú trọng nghiển cứu về cây trồng này.

Ở nước Mỹ, tính đến năm 1983 đã có trên 10.000 mẫu giống đậu tương thu thập từ các nước trên thế giới. Đến nay, Mỹ đã đưa vào sản xuất trên 100 dòng, giống đậu tương; lai tạo được một số giống có khả năng chống chịu tốt với bệnh Phytopthora và thích ứng rộng như: Amsoy71, lec 36, Clark 63, Herkey 63…(Johnson H.W. &Bernard R.L, 1967). Nhiều thành tựu trong nghiên cứu giống đậu tương của Mỹ đã được công bố trong thời gian gần đây.

Năm 2002, Trung tâm OARDC (trường đại học Ohio) đã chọn tạo thành công 6 giống đậu tương mới cho vụ xuân bao gồm Ohio FG1, Ohio FG3, HS 96 - 3136, HS96- 3145 và HS96 - 3850 có năng xuất và chất lượng cao hơn giống đối chứng và khả năng chống chịu tốt với bệnh lở cổ rễ và gỉ sắt. Năm 2005 Trung tâm ARS đã xác định 3 dòng có mang gen kháng với nấm Macrophomina phaseolina

gây bệnh đốm đen lá, đặc biệt là dòng DT97 - 4290 có khả năng kháng cao với bệnh đốm đen lá, chống chịu tốt với bệnh virut khảm lá . Năm 2008 Trung tâm này đã phát triển thành công giống đậu tương N8101 có hạt nhỏ nhất được biết đến ở Mỹ với hạt nhỏ, màu vàng sang, bóng; có hàm lượng protein rất cao, không có mùi hăng, ít mẫn cảm với nấm flavor. Đại học Illinois năm 2009 đã chọn lọc được 3 giống có tính kháng rệp cao là Dowling và Jackson và PI 200538. Trong đó, PI 200538 có thể có tính kháng đối với nòi rệp cao hơn Dowling và Jackson. Năm 2010, trường đại học Missouri đã thành công trong việc giải mã bộ gen đậu tương, đồng thời rút ngắn thời gian tạo giống đậu tương mới thông qua tác động chính xác vào các gen mục tiêu.

Ở Braxin, nghiên cứu về giống đậu tương cũng đạt được nhiều thành tựu.

Từ năm 1976 đến nay, Trung tâm nghiên cứu quốc gia đã chọn được 1.500 dòng đậu tương từ những giống thích hợp. Nhiều giống tốt đã được tạo ra như: DoKo, Numbaira, Cristalia,... trong đó giống Cristalia có năng suất cao nhất, đạt 3,8 tấn/ha Tsukuba (1893). Coi đậu tương là cây trồng ưu tiên số một trong chương trình công nghệ sinh học để phục vụ trong nông nghiệp, năm 2005 Braxin đã đưa vào sản xuất 11 giống đậu tương chuyển gen (GM) với mục tiêu đưa năng suất đậu tương tăng từ 10 - 20%.

Đối với khu vực châu Á, Trung tâm phát triển rau màu châu Á (AVRDC) đã thiết lập hệ thống đánh giá (Soybean - Evaluation - Aset), giai đoạn 1 đã phân phát được 20,000 giống đến 546 nhà khoa học của 164 quốc gia nhiệt đới và á nhiệt đới. Kết quả đánh giá giống đậu tương của Aset đã đưa vào mạng lưới sản xuất được 21 giống ở trên 10 quốc gia (Nguyễn Thị Út, 2006).

Từ năm 1949 - 2003, Trung Quốc đã chọn thành công khoảng 1000 giống đậu tương và liên tục đưa vào sản xuất. hầu hết các giống này đều có tiềm năng năng suất và chất lượng cao, khả năng chống chịu tốt với dịch hại và điều kiện bất thuận. Đặc biệt, giống Xidadou1 đạt năng suất kỷ lục 5,96 tấn/ha khi canh tác trên một diện tích lớn ở khu tự trị Tân Cương. Từ cuối năm 1990, và một số giống có hàm lượng dầu cao (từ 21,5% trở lên) được phát triển nhanh chóng và đưa vào sản

xuất thương mại. Theo hướng chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh hại, các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo thành công một số giống đậu tương kháng bệnh khảm lá như Bayuehuang, Kefeng1, Jindou 23; các giống Kangxian 1 và Qihuang 25 kháng bệnh tuyến trùng nốt sưng rễ. Giống Jilin 3 với đặc tính chống chịu tốt với sâu đục quả đậu tương. Một số giống chịu hạn như Jindou 21 phát triển ở tỉnh Shanxi và Loess Plateau.

Năm 1961, Viện khoa học Nông nghiệp Đài Loan đã bắt đầu tiến hành chương trình tạo giống và đưa vào sản xuất các giống Kaosing 3, Taining 3, Taining 4. Đây là các giống được tạo ra thông qua xử lý Nơtron và tia X cho các giống đột biến Tainung 1 và Tainung 2 có năng suất cao hơn giống khởi đầu, vỏ quả không bị nứt và được sử dụng làm nguồn gen kháng bệnh trong các chương trình lai tạo giống ở các cơ sở khác nhau như trạm khí tượng Marjo (Thái Lan), trường đại học PhiLippin (Vũ Tuyên Hoàng & cs,1995).

Tại Indonesia, nhằm mục đích cải tiến giống có năng suất cao, trồng được ở vùng đất thấp sau vụ thu hoạch lúa, với thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 70 - 80 ngày, chống chịu được bệnh gỉ sắt và có hạt dạng thon dài, 13 giống có năng suất cao đã được tạo ra và khuyến cáo gieo trồng. Trong đó giống Wilis được được trồng phổbiến nhất, có thời gian sinh trưởng 85 ngày, năng suất bình quân đạt 25 tạ/ha. Việc cải tiến giống đã góp phần đưa năng suất đậu tương đạt 25 tạ/ha, chất lượng hạt được tăng lên, tăng khả năng thích ứng với môi trường không thuận lợi.

(Sumarno and T. Adisan wanto,1995).

Hai Trung tâm MOAC và CGPRT của Thái Lan đã phối hợp với nhau trong công tác nghiên cứu giống đậu tương nhằm cải tiến giống có năng suất cao, chống chịu tốt với một số sâu bệnh hại chính như gỉ sắt, sương mai, vi khuẩn ,… đồng thời có khả năng chịu được đất mặn, hạn hán và ngày ngắn…. (Judy W.H and Jackobs J.

A., 1979). Năm 1985, Gings và Chandhary đã xác định được 6 giống có năng suất cao, ổn định là HM93, PK 73 - 92 -94, PK 321, Bragg và SH1 (FAO, 2003).

Một trong nững nước châu Á cũng rất trú trọng đến phát triển đậu tương là Ấn Độ. Ấn Độ đã bắt đầu khảo nghiệm các giống địa phương và nhập nội tại trường đại học tổng hợp Pathaga năm 1963, đến năm 1967 thành lập Chương trình

đậu tương toàn Ấn Độ với nhiệm vụ lai tạo và thử nghiệm giống mới. Kết quả đã tạo ra được một sốgiống mới có triển vọng như Birsasoil, DS 74 - 24 -2, DS73-16.

Các tổ chức AICRPS và NRCS của Ấn Độ đã tập trung nghiên cứu về gen Otype, phát triển những giống chống chịu cao với bệnh kháng virut (Brow D.M…, 1960).

Một phần của tài liệu nghiên cứu xác định giống và ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, phát triển, năng suất đậu tương tại gia lâm hà nội (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)