NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu xác định giống và ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, phát triển, năng suất đậu tương tại gia lâm hà nội (Trang 38 - 45)

2.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1. Vt liu nghiên cu

* Giống đậu tương: gồm 7 giống

- Giống 1: ĐT22 (đối chứng) do Trung tâm đậu đỗ, Viên KHNN VN chọn tạo

-Giống 2: D912 Bộ môn CCN, HVNNVN lai tạo

- Giống 3: Đ9804 do Trung tâm đậu đỗ Viện KHNN VN chọn tạo

- Giống 4: Đ8 do Bộ môn canh tác viện cây lương thực và thực phẩm lai tạo và được công nhận sản xuất thử.

- Giống 5: ĐVN5 do Viện nghiên cứu Ngô chọn tạo - Giống 6: ĐVN6 do Viện nghiên cứu Ngô chọn tạo

- Giống 7: ĐT26 Trung tâm Đậu đỗ, Viện KHNN Việt Nam chọn tạo

* Phân bón:

- Phân Urê (46% N)

- Phân Super lân (16% P2 O5) - Kaliclorua (60% K2O)

- Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh: độ ẩm 30%; hữu cơ15%; P2O51,5%;

Acid Humic 2,5%

Trung lượng: Ca: 1,0%; Mg: 0,5%; S: 0,3%

- Phân hữu cơ vi sinh Đầu Trâu: độ ẩm 30%; hữu cơ 15%; N, P2 O5, K2O = 8%; Acid Humic 2,5%

Trung lượng, vi lượng > 5%

- Phân hữu cơ vi sinh Humic: độ ẩm 25%; hữu cơ: 25%; N: 2%; P2 O5 6%;

K2O 3%; Acid Humic: 1,5%

Trung lượng Ca: 1%; Mg: 0,5%; S: 0,5%; vi lượng = 1%

- Phân hữu cơ vi sinh VX – 04: độ ẩm 30%; hữu cơ: 15%; N: 3%; P2 O5: 25%; K2O: 2%; Acid Humic 1%

Hỗn hợp vi lượng (ppm) Cu: 80; Zn: 70; Mn: 4 2.1.2. Thi gian địa đim và đất đai nghiên cu

* Thời gian nghiên cứu: từ tháng 5/2014 – 12/ 2014

* Địa điểm nghiên cứu: tại Gia Lâm – Hà Nội

* Điều kiện đất đai: thí nghiệm được bố trí trên đất thịt nhẹ có thành phầnđộ pH = 6,2; N: 0,20%; P2 O5:0,13%; K2O:2,03%

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương trong vụ hè thu tại Gia Lâm – Hà Nội

- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của 2 giống đậu tương Đ8 và ĐT26

2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thí nghim 1.

- Thí nghiệm 1: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của của một số giống đậu tương trong vụ hè thu tại Gia Lâm – Hà Nội

* Ging tham gia thí nghim:

- G 1: ĐT22 (đối chứng) - G 2: D912

- G 3: Đ9804 - G 4: Đ8 - G 5: ĐVN5 - G 6: ĐVN6 - G 7: ĐT26

* Sơ đồ thí nghim:

Dải bảo vệ

G1 G3 G5 G6 G4 G7 G2

G4 G2 G1 G7 G3 G5 G6

G5 G7 G6 G2 G1 G4 G3

Dải bảo vệ

-Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 3 lần nhắc lại. Diện tích 1ô là 5m x 2m = 10m2.

- Diện tích cả khu thí nghiệm là: (10m2 x 7) x 3 = 210m2 chưa kể dải bảo vệ 2.3.2. Thí nghim 2

* Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng một số loại phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, phát triển, năng suất của 2 giống đậu tương Đ8 và ĐT26.

* Giống tham gia thí nghiệm: Đ8và ĐT26

* Công thức thí nghiệm:

CT1 làm đối chứng: (1,5 tấn phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh + 30 kg N + 90 P2 O5 + 60 K2O)/ha

CT2: (1,5 tấn phân hữu cơ vi sinh Đầu Trâu + 30 kg N + 90 P2O5 + 60 K2O)/ha

CT3: (1,5 tấn phân hữu cơ vi sinh Humic + 30 kg N + 90 P2O5 + 60 K2O)/ha CT4: (1,5tấn phân hữu cơ vi sinh VX - 04 30kg N + 90 P2O5 + 60 K2O)/ha

*Cách b trí thí nghim:

- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu Split – plot (thí nghiệm 2 nhân tố) Trong đó:

Nhân tố chính là các loại phân bón (bố trí trên ô nhỏ) Nhân tố phụ là giống (bố trí trên ô lớn)

- Diện tích ô thí nghiệm: ô nhỏ là 10m2, ô lớn là 40m2. Diện tích cả khu thí nghiệm là: (10m2 x 8) x3 = 240m2 chưa kể dải bảo vệ.

* Sơ đồ thí nghim

Dải bảo vệ

C2 CT4

Đ

CT1 8

CT3 CT2 CT4

ĐT

CT1 26

CT3

CT3 CT1

ĐT

CT2 26

CT4 CT3 CT1

Đ

CT2 8

CT4

CT4 CT2

Đ

CT3 8

CT1 CT4 CT2

ĐT

CT3 26

CT1

Dải bảo vệ

2.4. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm 2.4.1. Thi v và mt độ

- Thời vụ: Vụ hè thu gieo ngày ngày 16 tháng 8 năm 2014

- Mật độ: 40 cây/m2 tương ứng khoảng cách 35 cm x 7 cm (1cây) 2.4.2. Phân bón:

+ Thí nghiệm 1: bón (30kg N + 90kg 90 P2 O5 + 60 K2O + 1,5tấn phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh)/ha

+ Thí nghiệm 2: bón theo các công thức thí nghiệm đã thiết kế.

- Cách bón: bón lót toàn bộ phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh + phân lân.Bón thúc khi cây có 2 - 3 lá thật, bón toàn bộ lượng đạm, kali

2.4.3. Chăm sóc và phòng tr sâu bnh - Làm cỏ, xới xáo 2 lần

Lần 1: khi cây có 2 - 3 lá thật kết hợp với bón thúc Lần 2: Sau lần 1 từ 12 - 15 ngày (khi cây có 5 - 6 lá).

- Phòng trừ sâu bệnh theo quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM trên cây đậu tương).

2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi (theo quy chuẩn Việt Nam QCVN01 – 58: 2011/ BNN & PTNT)

2.5.1. Các ch tiêu sinh trưởng, phát trin

- Thời gian từ gieo đến mọc (ngày): từ gieo đến khi có 50% hạt mọc.

- Tỷ lệ mọc

mầm = Số cây trên ô mọc

× 100 (theo dõi 100 hạt ở giữa ô thí nghiệm) Số hạt theo dõi

- Thời gian từ mọc đến ra hoa (ngày): từ khi mọc đến 50% số cây ra hoa).

- Thời gian ra hoa (ngày): từ khi bắt đầu ra hoa đến khi kết thúc ra hoa.

- Thời gian từ gieo đến thu hoạch (ngày): thu hoạch khi 95% số quả trên cây chín vàng.

- Tiến hành lấy 5 cây mẫu trên mỗi ô với 3 lần nhắc lại và đo đếm các chỉ tiêu sau.

- Chiều cao thân chính (cm): đo từ đốt 2 lá mầm đến đỉnh sinh trưởng ngọn.

Đo bắt đầu từ khi có 2 lá thật, sau đó cứ 7 ngày đo một lần, tiến hành cho đến khi chiều cao cây ổn định.

- Diện tích lá (dm2/ cây): tiến hành bằng phương pháp trực tiếp ỏ 3 thời kỳ (bắt đầu ra hoa, ra hoa rộ, quả mẩy).

-Tính chỉ số diện tích lá LAI (m2 lá/m2 đất: LAI = diện tích lá 1 cây x mật độ/m2 đất.

- Số lượng và khối lượng nốt sần: đếm tổng số nốt sần trên rễ cây, đếm số nốt sần hữu hiệu (là những nốt to, dịch mầu hồng), đếm số nốt sần vô hiệu (nốt nhỏ

màu thâm đen) và cân khối lượng nốt sần, theo dõi ở 3 thời kỳ (bắt đầu ra hoa, ra hoa rộ, thời kỳ quả mẩy).

- Phương pháp tiến hành: trước khi nhổ cây phải tưới đẫm, khoảng 15 sau tưới lại lần hai, sau đó nhổ cây. Phải lấy cả phần đất xung quanh rễ cho vào chậu nước để lọc lấy nốt sần bị đứt trong quá trình nhổ.

- Khả năng tích lũy chất khô (g/cây): cho cây mẫu vào tủ sấy đến độ ẩm không đổi. Tiến hành lấy mẫu xác định ở 3 thời kỳ: bắt đầu ra hoa, ra hoa rộ và thời kỳ quả mẩy.

- Đường kính thân (mm) đo ở vị trí đốt trên 2 lá mầm khi thu hoạch. Lấy mẫu 10 cây với 3 lần nhắc lại.

- Chiều cao đóng quả (cm) đo từ đốt 2 lá mầm đến vị trí đóng quả đầu tiên.

Lấy mẫu 10 cây với 3 lần nhắc lại.

- Tổng số cành cấp 1 trên cây (cành)

2.5.2. Các yếu t cu thành năng sut (theo DUS)

+ Trước khi thu hoạch, mỗi ô thu 10 cây để đo đếm các chỉ tiêu sau:

- Tổng số đốt mang quả trên thân chính (đốt) - Tổng số quả trên cây (quả)

- Tổng số quả chắc trên cây (quả)

- Tỷ lệ quả 1 hạt 2 hạt, 3 hạt, 4 hạt (tính theo % so vơi quả chắc).

- Xác định khối lượng 1.000 hạt (g)

- Năng suất cá thể (g/cây): là khối lượng hạt trung bình của 10 cây mẫu.

- Năng suất lý thuyết (tạ/ ha): năng suất cá thể x mật độ x 10.000m2. - Năng suất thực thu (tạ/ha) = Năng suất 1 ô

× 10.000m2 10m2

2.5.3. Các ch tiêu v kh năng chng chu

- Tính chống đổ: được đánh giá trước thu hoạch, đếm số cây đổ, tính tỷ lệ % đánh giá theo thang điểm từ 1 - 5 như sau:

+ Điểm 1: Các cây đều đứng thẳng + Điểm 2: < 25% Cây bị đổ hẳn

+ Điểm 3: 26 - 50 % Cây bị đổ hẳn + Điểm 4: 51 -75% Cây bị đổ hẳn + Điểm 5: > 75 % Cây bị đổ hẳn.

- Bệnh đốm lá vi khuẩn đánh giá theo cấp bệnh từ 0 - 5 như sau Cấp 0: Không bị bệnh

Cấp 1: 1 - 5% diện tích lá bị bệnh Cấp 2: 6 - 10% diện tích lá bị bệnh Cấp 3: 11 - 25% diện tích lá bị bệnh Cấp 4: 26 - 50% diện tích lá bị bệnh Cấp 5: > 50% diện tích lá bị bệnh

- Mức độ nhiễm sâu hại:

+ Sâu cuốn lá: tỷ lệ lá bị hại = số lá bị cuốn/tổng số lá điều tra. Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc vào thời kỳ ra hoa.

+ Sâu đục quả: tỷ lệ quả bị hại = số quả bị hại/tổng số quả điều tra. Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc vào thời kỳ chín.

2.5.4. Hch toán kinh tế

- Thu nhập thuần = Tổng thu nhập – tổng chi phí sản suất 2.6. Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu được xử lý bằng chương trình Microsoft Office Excel và phần mềm IRRISTAT 5.0

Chương 3

Một phần của tài liệu nghiên cứu xác định giống và ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, phát triển, năng suất đậu tương tại gia lâm hà nội (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)