3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng một số loại phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương
3.2.1. Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống đậu tương
Kết quả theo dõi sự tác động của một số loại phân hữu cơ vi sinh khác nhau kết hơp với phân hóa học theo công thức (30kgN +90 kg P2O5 + 60kg K2O)/ha đến thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống đậu tương nghiên cứu được thể hiện qua các số liệu ở bảng 3.12.
Thời gian từ gieo hạt đến ra hoa: là thời kỳ cây đậu tương sinh trưởng sinh dưỡng. Tốc độ sinh trưởng của cây tăng dần sau khi nốt sần thành thục, có khả năng cố định đạm và tăng nhanh khi bước vào giai đoạn phân hóa mầm hoa.
Vai trò của phân bón lúc này chủ yếu là tạo điều kiện thuân lợi ban đầu cho đậu tương phát triển nhanh bộ rễ, tạo cơ sở phát triển tốt các bộ phân trên mặt đất.
Thời gian từ ra hoa đến chín: cây đậu tương tiến hành đồng thời quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực, ưu tiên phát triển cơ quan sinh sản. Do đó, cây tiêu thụ một lượng lớn chất dinh dưỡng để phát triển quả và hạt, tạo năng suất. Trong thời kỳ này, cây sử dụng chủ yếu nguồn đạm cộng sinh song các dinh dưỡng khác lại được huy động từ đất mà chủ từ phân bón.
Bảng 3.12 Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống đậu tương (ngày) Giống Công thức Từ gieo – ra hoa Từ ra hoa – chín TGST CT1 (ĐC)31 50 82
Đ8 CT2 33 52 84 CT3 32 51 85
CT432 52 85 CT1 (ĐC) 36 51 87
ĐT 26CT2 37 53 90 CT3 36 52 90 CT437 52 94
Trung bình Đ884 giống ĐT 2690
Trung bình CT1 (ĐC) 85
Công thứcCT2 87 CT3 87 CT4 88
Kết quả thí nghiệm cho thấy, giống Đ8 có thời gian qua các giai đoạn và tổng thời gian sinh trưởng ngắn hơn giống ĐT26 ở tất cả các công thức phân bón khác nhau (giống ĐT26 là 90 ngày và Đ8 là 84 ngày).
Ở các công thức bón loại phân khác nhau, các khoảng thời gian từ gieo đến ra hoa và từ ra hoa đến chín của hai giống đậu tương có xu hướng tương đương hoặc rất ít so với giống đối chứng bón loại phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh. Kết quả dẫn đến làm tăng thời gian sinh trưởng bình quân của cây ở công thức đối chứng CT1 là 85 ngày, các công thức CT2, CT3 và CT4 dao động từ 87 - 88 ngày . Như vậy, các loại phân bón hữu cơ vi sinh khác nhau không ảnh hưởng rõ rệt đến thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương thí nghiệm.
3.2.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống đậu tương
Với các loại phân hữu cơ vi sinh khác nhau đã tạo ra các mức tăng trưởng chiều cao thân chính khác nhau đối với hai giống đậu tương Đ8và ĐT26. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống đều có xu hướng tăng theo từng loại phân hữu cơ vi sinh khác nhau so với phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh làm đối chứng. Kết quả cụ thể được thể hiện qua bảng 3.13.
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống đậu tương (cm)
Giống Công thức
Ngày theo dõi ( ngày/tháng)
05/09 12/09 19/09 26/09 03/10 10/10 17/10 CT1 (ĐC) 9,54 17,3527,43 40,53 56,4561,3462,45
Đ8CT2 10,36 17,89 28,76 42,15 56,73 62,36 63,23 CT3 10,56 19,20 29,89 45,99 59,15 63,25 65,05 CT4 10,75 18,65 29,16 45,27 58 24 62,87 64,10
CT1 (ĐC) 10,2418,5830,2944,7664,5666,1069,89
ĐT26 CT2 11,32 18,75 30,9845,20 66,2467,20 70,23 CT3 12,13 20, 46 33,24 46,34 67,78 68,25 73,56 CT411,9819,43 32,35 45,8967,13 67,90 72,17
Giống ĐT26 có tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính cao hơn giống Đ8 ở tất cả các công thức phân bón. CT3 cho tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống đậu tương đạt cao nhất, ở lần đo cuối cùng giống Đ8 đạt 65,05 cm và ĐT26 đạt 73,56 cm, các công thức khác đều cho kết quả cao hơn so với công thức đối chứng CT1.Chiều cao thân chính của các giống đậu tương nghiên cứu đều đạt cao nhất ở CT3 trong đó giống Đ8 đạt 65,05 cm; giống ĐT26 đạt 73,56 cm.
Công thức đối chứng CT1 có chiều cao thân chính của cả hai giống đạt thấp nhất
với 62,45 cm ở giống Đ8 và 68,89 cm ở giống ĐT26. Giữa hai giống tham gia thí nghiệm thì giống ĐT26 có chiều cao thân chính cao hơn giống Đ8 ở tất cả các công thức bón phân hữu cơ vi sinh.