Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hạt tiêu vào thị trường ấn độ đến năm 2020 (Trang 23 - 32)

1.2 Giới thiệu tổng quan về sản xuất-kinh doanh hồ tiêu Việt Nam

1.2.4 Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam

Nhân tố kinh tế:

+ Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, giá cả nông sản nói chung và hồ tiêu nói riêng ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các yếu tố kinh tế vĩ mô như chính sách tiền tệ, sự cân bằng ngân sách quốc gia, tỉ giá, các chính sách thương mại quốc tế và cả đầu tư nước ngoài. Các chính sách tiền tệ của quốc gia như giảm /tăng giá nội tệ, có thể thúc đẩy hoặc hạn chế hoạt động xuất khẩu do đó ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu.

Ví dụ: Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Chính phủ đã thực hiện chính sách tỷ giá neo tiền đồng Việt Nam theo USD, tạo nhiều lợi thế cho xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn đầu của khủng hoảng do đồng USD mất giá nhiều so với các đồng tiền khác trên thế giới. Tuy nhiên, khi đồng USD tăng giá, chính sách này cũng đã khiến cho hàng xuất khẩu Việt Nam tăng giá và giảm sức cạnh tranh ở các thị trường ngoài Mỹ.

+ Tình hình kinh tế cũng ảnh hưởng đến việc các ngân hàng mở thư bảo lãnh, cấp tín dụng,... để hỗ trợ cho các hoạt động xuất khẩu hồ tiêu. Quy mô sản xuất cho xuất khẩu sẽ thu hẹp nếu vốn đầu tư bị suy giảm.

+ Nhân tố thu nhập, mức sống của người dân: Trong việc sản xuất hồ tiêu xuất khẩu, người dân Việt Nam khi có sự giảm sút về giá cả là bỏ cây hồ tiêu đi trồng

12 GVHD: Ths Văn Đức Long Phạm Thị Cẩm Thư – MSSV: 1212050160

cây khác. Điều này ảnh hưởng nhiều đến cung hồ tiêu. Chỉ khi thu nhập có ổn định thì nông dân mới yên tâm trồng hồ tiêu và khi đó sản xuất mới phát triển được.

Thu nhập của người dân tại thị trường nước nhập khẩu có ảnh hưởng đến nhu cầu hàng hóa của nước đó. Đối với hồ tiêu, mức sống người dân cao sẽ không làm thay đổi nhu cầu tuy nhiên thu nhập giảm thì nhu cầu có xu hướng giảm. Tại một số thị trường như EU, Mỹ, Nhật… là thị trường lớn có mức thu nhập cao, giá cả rẻ không phải là điều kiện để quyết định mua hàng hay không mà giá cao đôi khi lại là yếu tố để đánh giá chất lượng sản phẩm và quyết định mua hàng. Ngưới dân Việt Nam thì lại khác giá rẻ là yếu tố quyết định cho việc mua hàng.

Nhân tố tự nhiên: Các điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết, nguồn nước… ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất hồ tiêu. Điều kiện thuận lợi, sản lượng hồ tiêu cao, đáp ứng tốt cho nhu cầu xuất khẩu.

Bên cạnh đó, tận dụng được những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi thích hợp cho cây hồ tiêu còn tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho cải tạo tự nhiên và chăm sóc hồ tiêu, từ đó giảm giá thành của sản phẩm hồ tiêu, tạo được vị thế cạnh tranh với nhiều quốc gia.

Nhân tố Khoa học- kỹ thuật

+ Khoa học-kỹ thuật là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc sản xuất và xuất khẩu hàng hóa nói chung và hồ tiêu nói riêng. Áp dụng khoa học-kỹ thuật trong sản xuất khẩu có thể làm giảm chi phí và tiết kiệm công sức mà vẫn mang lại năng suất và chất lượng sản phẩm cao, làm tăng sản lượng và giá trị mặt hàng hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu.

+ Đặc biệt, trong những năm gần đây, tiêu chuẩn chất lượng và Vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước ngày càng được nâng cao, cách chế biến và bảo quản hồ tiêu theo kiểu truyền thống và thủ công như của Việt Nam đã không thể đáp ứng được thì cần có sự đổi mới, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến sản phẩm hơn nữa.

Ví dụ hiện nay đang có mô hình trồng hồ tiêu hữu cơ, sản xuất hồ tiêu theo mô hình này sẽ giảm được lượng phân bón và thuốc hóa học, giá thành cao hơn so với

13 GVHD: Ths Văn Đức Long Phạm Thị Cẩm Thư – MSSV: 1212050160

phân hữu cơ, đồng thời còn giảm được dư lượng hóa chất trong sản phẩm mà Châu Âu đang ngày càng khắt khe hơn với tiêu chuẩn này.

+ Áp dụng Khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho mặt hàng hồ tiêu Việt Nam trên thị trường thế giới.

Nhân tố quốc tế:

+ Quan hệ ngoại giao là tiền đề của quan hệ kinh tế. Quan hệ ngoại giao tốt tạo ra khả năng khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu lớn hơn, đồng thời có thể tìm kiếm được những ưu đãi trong quan hệ hợp tác thương mại của hai quốc gia.

Ví dụ, từ sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Các tiểu vương quốc A-rập Thống nhất (UAE) năm 1993, nhất là những năm gần đây, Việt Nam luôn chú trọng đến việc thúc đẩy quan hệ ngoại giao vào quan hệ thương mại với quốc gia này, đến nay UAE đã trở thành thị trường lớn của nhiều ngành hàng Việt Nam như chè, linh kiện điện tử, rau quả tươi… trong đó có mặt hàng có tiềm năng lớn nhất là hồ tiêu.

+ Ảnh hưởng từ thị trường hồ tiêu thế giới: nhu cầu, khả năng đáp ứng, giá cả…

có tác động rất lớn đến hoạt động xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam qua đó tác động đến hoạt động sản xuất hồ tiêu. Trong đó Việt Nam càn quan tâm tới nhu cầu và xu hướng của các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nam Á…Bên cạnh đó còn phải chú ý đến tình hình sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu của các nước cạnh tranh như Ấn Độ, Indonesia, Srilanka…

 Nhân tố Chính sách-pháp luật:

+ Quy định, tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu của hồ tiêu Việt Nam: quy định về thủ tục, thuế, tiêu chuẩn chất lượng… của thị trường ảnh hưởng đến khả năng thâm nhập vào thị trường đó của hồ tiêu Việt Nam. Ví dụ: hồ tiêu nhập khẩu vào thị trường Mỹ đòi hỏi phải đạt tiêu chuẩn ASTA, Eu là tiêu chuẩn ESA….Hệ thống pháp luật khác nhau của các quốc gia cũng quy định mức thuế, hạn ngạch và thủ tục khác nhau.

+ Đường lối quy hoạch và phát triển ngành hàng của Nhà nước có tác dụng hạn chế hoặc thúc đẩy hoạt động liên quan đến ngành hàng cũng như quy hoạch để

14 GVHD: Ths Văn Đức Long Phạm Thị Cẩm Thư – MSSV: 1212050160

ngành hàng phát triển một cách hợp lí. Hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt đề án “Quy hoạch phát triển ngành hồ tiêu Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030”, theo đó hồ tiêu Việt Nam sẽ giữ ở mức là 50,000 ha diện tích và sản lượng là 140,000 tấn. Như vậy, với mức quy hoạch này đòi hỏi hồ tiêu Việt Nam phải giữ diện tích và sản lượng ở mức ổn định như hiện tại, không phát triển diện tích hồ tiêu mới ồ ạt chạy theo thị trường để đảm bảo ngành hàng phát triển bền vững.

Nhân tố chính trị:

+ Quan hệ chính trị của hai nước ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ ngoại giao và quan hệ thương mại. Quan hệ chính trị của hai nước tốt sẽ thúc đẩy hoạt động xuất- nhập khẩu hàng hóa qua lại lẫn nhau.

+ Tình hình chính trị tại thị trường xuất khẩu có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu nói riêng thì thị trường xuất khẩu tại một quốc gia có tình hình ổn định sẽ giúp giảm thiểu rủi ro do chính trị mang lại. Tình hình chính trị không ổn định sẽ dẫn tới thị trường hàng hóa không ổn định hoặc rủi ro không đuọc thanh toán khi có biến cố chính trị xảy ra.

Nhân tố nội tại của doanh nghiệp:

+ Các khả năng của doanh nghiệp như: khả năng cạnh tranh, khả năng tìm kiếm và đáp ứng thị trường, uy tín của doanh nghiêp… là những nhân tố rất quan trọng để hồ tiêu Việt Nam có chỗ đứng trên trường quốc tế. Nhất là khi doanh nghiệp Việt Nam còn khá non trẻ so với các nước như Ấn Độ, Indonesia.

+ Uy tín của doanh nghiệp tạo sự tin tưởng đối với đối tác nước ngoài, dễ dàng tìm kiếm được đối tác mới và giao dịch cũng dễ dàng hơn khi có được lòng tin của đối tác.

+ Trình độ ứng dụng Khoa học-kỹ thuật trong chế biến sản phẩm giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo dựng uy tín doanh nghiệp, tạo lợi thế cạnh tranh. Trình độ quản lý, nhân sự của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp năng động hơn trong kinh doanh.

15 GVHD: Ths Văn Đức Long Phạm Thị Cẩm Thư – MSSV: 1212050160

1.4 Cơ hội và thách thức của hồ tiêu Việt Nam khi hội nhập kinh tế toàn cầu:

Cơ hội:

- Hội nhập kinh tế toàn cầu là điều kiện tốt để tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam, phát triển thị trường ra toàn thế giới. Việt Nam khi tham gia các tổ chức, Hiệp định thương mại cũng sẽ được các ưu đãi về thuế quan, dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan…

Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO. Trong giai đoạn 2007-2012 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của hồ tiêu là 23.9%/năm, cao hơn rất nhiều so với năm 2001- 2006, 15.4%/năm. Cơ hội của hồ tiêu Việt Nam khi gia nhập WTO là có khả năng mở rộng thị trường với 160 thành viên WTO (tính đến thág 6/2014), thuế nhập khẩu đối với hồ tiêu Việt Nam cũng được cắt giảm đáng kể, hàng rào phi thuế quan được cam kết dỡ bỏ và hàng hóa Việt Nam được đối xử bình đẳng như các nước khác.

- Đối với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, với mục tiêu đặt ra là các nước cam kết cắt giảm tối đa các dòng thuế (tối thiểu 90%) là một điều kiện hấp dẫn. Đặc biệt hơn, nếu Nhật Bản đồng ý nới lỏng các rào cản kỹ thuật thì hồ tiêu Việt Nam sẽ xâm nhập và chiếm lĩnh được thị trường có nhu cầu cao nhưng khó tính này.

- Gia nhập hiệp hội hồ tiêu quốc tế IPC và các tổ chức khác giúp Việt Nam tiếp cận gần hơn với các thị trường và tiêu chuẩn mặt hàng hồ tiêu của thế giới.

IPC hiện có sáu thành viên chính thức (Indonesia, Sri Lanka, Malaysia, Ấn Độ, Brazil và Việt Nam), là diễn đàn chính của các nước sản xuất hạt tiêu nhằm chia sẻ kiến thức chuyên môn, tìm ra các biện pháp phát triển ngành cũng như tăng lợi ích của người trồng hạt tiêu. Tham gia IPC, hồ tiêu Việt Nam nâng cao giá trị hàng xuất khẩu thông qua việc nắm vững thông tin và trao đổi kinh nghiệm với những quốc gia đi trước như Ấn Độ và Brazil về giá cả, quy trình, chất lượng mặt hàng….

- Việt Nam có điều kiện tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới từ các nước khác trong việc trồng, chăm sóc, chế biến và bảo quản hồ tiêu, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nhân công và chi phí sản xuất.

16 GVHD: Ths Văn Đức Long Phạm Thị Cẩm Thư – MSSV: 1212050160

- Thu hút được vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ của nước ngoài phục vụ cho việc phát triển ngành hàng.

Hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện mở cửa cho đầu tư vào Việt Nam. Các nước có điều kiện tự nhiên không thích hợp cho nông nghiệp sẽ quay sang đầu tư tại các nước khác để giảm thiểu chi phí, thu được lợi ích cao hơn. Cùng với dòng vốn đầu tư, các nước này cũng sẽ mang các tiến bộ khoa học kỹ thuật của nước mình vào Việt Nam.

Với TPP, các chuyên gia nhận định, TPP là một trong những hiệp định thương mại lớn, mở ra rất nhiều cơ hội cho xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam, đặc biệt là tại các thị trường mới. Bình thường, thị trường các nước khác tiến hành bảo hộ cho ngành nông nghiệp trong nước khá mạnh. Nhưng khi TPP có hiệu lực, nông sản Việt trong đó có ngành hồ tiêu với những lợi thế hiện có sẽ vượt qua được yếu tố này, có khả năng đẩy lượng xuất khẩu tăng cao. Một cơ hội khác còn lớn hơn, đó là câu chuyện đầu tư xuyên quốc gia. Đã ký kết TPP, một số nước cảm thấy không có lợi thế về nông nghiệp, lại bị ép giảm hàng rào bảo hộ nông nghiệp thì có thể họ sẽ chuyển nguồn đầu tư sang Việt Nam. Khi có đầu tư nước ngoài, bên cạnh việc tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập, điều quan trọng nhất là nền nông nghiệp Việt Nam sẽ hấp thụ được khoa học kỹ thuật mới, thay đổi được cách làm truyền thống kém hiệu quả. Ví dụ, nếu một nhà đầu tư tại Nhật hoặc Mỹ liên doanh với doanh nghiệp hồ tiêu Việt Nam, họ đã nắm được thông tin về thị trường, nhu cầu cũng như tiêu chuẩn cụ thể thì họ sẽ đưa quy trình công nghệ phù hợp để phía Việt Nam có thể sản xuất theo đúng nhu cầu của khách hàng bên Nhật hay bên Mỹ. Đó là điều kiện rất tốt để chúng ta hòa nhập với chuỗi giá trị toàn cầu, dần dần tăng lượng xuất khẩu.(1)

- Khi hội nhập, các cơ chế hành chính cũng được cải thiện, đơn giản hơn, dễ dàng hơn. Mở cửa thị trường, đổi mới cơ chế chính sách, luật pháp là cho hoạt động kinh tế năng động, mềm dẻo hơn, phù hợp với các tập quán quốc tế.

(1 ): Vietstock. 06/10/2013. Cơ hội và thách thức lớn cho xuất khẩu nông sản. Được lấy về từ:

http://vietstock.vn/PrintView.aspx?ArticleID=316839

17 GVHD: Ths Văn Đức Long Phạm Thị Cẩm Thư – MSSV: 1212050160

- Là ngành hàng chủ lực nên sẽ được sự quan tâm chú trọng của Nhà nước trong việc phát triển, các Doanh nghiệp xuất khẩu được hỗ trợ tốt.

- Chính sách ngoại giao đúng đắn, hòa hảo và chủ động hợp tác với tất cả các quốc gia trên thế đang tạo cho Việt Nam một môi trường kinh doanh xuất-nhập khẩu rất thuận lợi cho tất cả các ngành hàng nói chung và mặt hàng hồ tiêu nói riêng.

Thách thức

- Tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) giúp hồ tiêu Việt Nam có được cơ hội giảm thuế nhập khẩu nhưng cũng phải đối mặt với thách thức.

Vấn đề vướng mắc lớn nhất hiện nay trong TPP là vấn đề bảo hộ nông nghiệp, hầu hết các quốc gia đều kiên quyết giữ các biện pháp bảo hộ cho ngành nông nghiệp nước mình khi đàm phán và vẫn chưa có được sự thống nhất cuối cùng. Do vậy các chuyên gia lo ngại nếu thuế quan bị cắt giảm thì một số nước sẽ thắt chặt hàng rào phi thuế quan để đảm bảo cho ngành nông nghiệp nước mình.

.- Áp lực cạnh tranh lớn từ các nước xuất khẩu khác như Brazil, Ấn Độ, Indonesia,… đây là những nước đi trước đối với mặt hàng hồ tiêu, đã có nhiều kinh nghiệm. Doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu ở các nước này đã có thâm niên trong ngành.

Từ năm 2012, giá tiêu Việt Nam ngày càng có xu hướng thấp hơn giá tiêu bình quân của thế giới (năm 2012 chênh lệch khoảng 300USD/tấn). Việc giá tiêu Việt Nam thấp hơn giá thế giới một phần là do các nước sản xuất và xuất khẩu tiêu chính như Ấn Độ, Indonesia,…. Đang áp dụng theo tiêu chuẩn ASTA (khử trùng theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế) còn Việt Nam chủ yếu vẫn khủ tùng bằng hơi nước cho nên chất lượng hồ tiêu còn thua kém, dẫn đến bị ép giá so với hồ tiêu Ấn Độ, Indonesia….

- Yêu cầu đảm bảo VSATTP của các nhà nhập khẩu, của người tiêu dùng ngày càng khắt khe đối với sản phẩm hồ tiêu. Họ yêu cầu sản phẩm sạch, canh tác hữu cơ, có chứng chỉ chất lượng, không dư lượng thuốc trừ sâu. Trong khi đó một lượng

18 GVHD: Ths Văn Đức Long Phạm Thị Cẩm Thư – MSSV: 1212050160

lớn hồ tiêu Việt Nam còn ở cấp thấp và chất lượng không ổn định, quy trình sản xuất và chế biến còn sơ sài, chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu.

Ở một số thị trường cao cấp, khó tính như: Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản… Đây là những thị trường luôn sẵn sàng trả giá cao hơn nhưng đòi hỏi sản phẩm phải có thương hiệu, chỉ dẫn xuất xứ, có chứng nhận sản xuất, thương mại bền vững cho xã hội và môi trường… Trong khi sản xuất hồ tiêu Việt Nam chủ yếu ở quy mô hộ nhỏ (dưới 1 ha/hộ), quy mô trang trại chưa phát triển gây khó khăn và tốn kém chi phí cho doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nếu muốn có những đơn hàng lớn, đồng nhất về chất lượng.

- Phụ thuộc ngày càng nhiều vào thị trường thế giới trong khi diện tích tiêu trồng đang tăng rất nhanh, một biến động bất lợi từ thị trường thế giới sẽ gây ra thiệt hại rất lớn. Thực trạng phát triển diện tích trồng hồ tiêu phá vỡ quy hoạch như hiện nay rất nguy hiểm cho ngành hồ tiêu Việt Nam. Diện tích tăng nhanh, sản lượng tăng đột biến sẽ dẫn đến giá hạt tiêu giảm sút, không có lợi cho sự phát triển của ngành.

- Hồ tiêu Việt Nam mới chỉ xây dưng thành công thương hiệu hồ tiêu Chư-sê, vẫn còn nhiều vùng hồ tiêu khác với diện tích rất lớn. Vì vậy thương hiệu này chưa xứng tầm. chưa khẳng định được uy tín, chất lượng và khả năng cạnh tranh của toàn ngành hồ tiêu Việt Nam trên thị trường thế giới.

- Hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu chủ yếu dưới dạng sơ chế thô (hồ tiêu đen khô nguyên hạt chưa chế biến thành phẩm), khoảng 85% (1), xuất khẩu qua các nước trung gian như Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc…. chế biến lại và mang thương hiệu các nước này.

Bên cạnh đó, cơ cấu tiêu xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là tiêu đen có giá trị không cao bằng tiêu trắng. Giá xuất khẩu bình quân năm 2013 là 6,396 USD/tấn, trong khi tiêu trắng có giá bình quân khoảng 9,176 USD/tấn lại chiếm tỷ trọng thấp, khoảng 15%. Điều này đã làm giảm giá trị kim ngạch thu về.

(1 ): Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp. 3/7/2013. Thị trường xuất khẩu hạt tiêu 5 tháng đầu năm 2013. Được lấy về từ:

http://www.agritrade.com.vn/(S(ribfyrjql3pjhu55p4bn4045))/ViewArticle.aspx?ID=3901&AspxAutoDetectC ookieSupport=1

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hạt tiêu vào thị trường ấn độ đến năm 2020 (Trang 23 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)