Cơ hội:
- Với dân số 1.277 tỷ người, Ấn Độ là một thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhu cầu mỗi năm trên 40,000 tấn mà lượng hồ tiêu sản xuất trong nước đang giảm mạnh, lượng hồ tiêu nhập khẩu đang có xu hướng tăng nhanh hơn lượng xuất khẩu do đó có thể thấy ngành hồ tiêu Ấn Độ đang không thể đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nước do vậy Ấn Độ buộc phải tìm kiếm thêm nguồn hàng từ bên ngoài.
- Người Ấn Độ chuộng các món ăn cay, nhu cầu tiêu thụ gia vị lớn, đặc biệt là hồ tiêu. Thêm vào đó, các lễ hội hằng năm như lễ hội ánh sáng Diwali, Durga Puja....với các món ăn truyền thống cần nhiều gia vị cũng là một yếu tố làm tăng nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu tại Ấn Độ. Mỗi năm đến trước các dịp lễ hội, nhu cầu hồ tiêu lại tăng cao, làm cho thị trường thiếu hụt cục bộ.
- 6 tháng đầu năm 2014, giá hồ tiêu tại thị trường Ấn Độ là 8,000-12,000 USD/tấn, cao hơn rất nhiều so với hồ tiêu nhập khẩu từ Việt Nam, giá cao nhất vào tháng 6 chỉ 7,782 USD/tấn. Các thương lái Ấn Độ đang tích cực nhập hồ tiêu để kiếm được lợi nhuận cao hơn.
- Tuy là nước có diện tích hồ tiêu lớn nhất thế giới hiện nay song phần lớn diện tích hồ tiêu của Ấn Độ là giống cũ, đã già cỗi và nhiễm sâu bệnh nên năng suất không cao, sản lượng ngày càng giảm.
- Hiện nay, cùng với quá trình toàn cầu hóa, Việt Nam và Ấn Độ đang hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực thông thương xuất nhập khẩu hàng hóa, do đó các mặt hàng của Việt Nam xâm nhập vào Ấn Độ cũng ngày càng dễ dàng hơn.
35 GVHD: Ths Văn Đức Long Phạm Thị Cẩm Thư – MSSV: 1212050160
- Nhà nước đang có những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ cho ngành hàng hồ tiêu như: nghiên cứu và hỗ trợ kỹ thuật, cho nông dân, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, đầu tư , xúc tiến thương mại giúp đỡ cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Những hỗ trợ này đã góp phần tăng tiềm lực cho ngành hồ tiêu Việt Nam.
- Từ năm 2001, hồ tiêu Việt Nam đã vươn lên đứng đầu thế giới về sản lượng và lượng hồ tiêu xuất khẩu, vượt qua ngành hồ tiêu của Ấn Độ, điều này chứng tỏ ngành hồ tiêu Việt Nam hoàn toàn có lợi thế hơn ngành hồ tiêu Ấn Độ.
Thách thức
- Lượng hồ tiêu xuất khẩu vào Ấn Độ phụ thuộc rất lớn vào sản lượng mỗi năm của quốc gia này, vì vậy cần có những quan sát và dự báo hợp lí khi lập kế hoạch kinh doanh tại thị trường này.
- Do là ngành hàng truyền thống nên Ấn Độ có những chính sách bảo hộ ngành hàng, đây là rào cản khó khăn khi xâm nhập thị trường này. Điển hình như việc Ấn Độ thắt chặt các tiêu chuẩn chất lượng đối với hồ tiêu đã qua chế biến nhập khẩu từ các nước khác, việc này tạo ra khó khăn cho Việt Nam khi mà Việt Nam đang cố gắng hạn chế xuất khẩu hồ tiêu thô và tăng xuất khẩu hồ tiêu có chất lượng cao. Với tình hình hiện nay, Ấn Độ cũng có nhiều biện pháp hỗ trợ và khuyến khích cho nông dân trồng hồ tiêu và các doanh nghiệp hồ tiêu của nước này như hỗ trợ vốn, kỹ thuật... .làm cho lợi thế cạnh tranh của hồ tiêu Việt Nam bị giảm so với hồ tiêu nội địa.
- Hồ tiêu Việt Nam còn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm như độ ẩm tiêu chuẩn theo Việt Nam là 13% trong khi ở thị trường Ấn Độ, độ ẩm được chấp nhận ở mức 1,2%. Hồ tiêu Việt Nam chứa dư lượng carbendazim khá phổ biến (Carbendazim là một chuyển hóa chất của benomyl, được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc diệt nấm, rỉ sắt). Hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu khuyến cáo nông dân hạn chế tối đa, hoặc không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất carbendazim vì nếu tình trạng hồ tiêu nhiễm hoạt chất carbendazim còn kéo dài, thì hồ tiêu nước ta sẽ bị ép giá và mất uy tín so với hồ tiêu Indonesia và Brazil.
36 GVHD: Ths Văn Đức Long Phạm Thị Cẩm Thư – MSSV: 1212050160
- Ngành hồ tiêu Ấn Độ đã có lịch sử lâu đời, từng là nước sản xuất hồ tiêu lớn nhất thế giới, nông dân Ấn Độ có nhiều kinh nghiệm trồng và chăm sóc hồ tiêu, bên cạnh đó khoa học kỹ thuật cũng được áp dụng nhiều, đặc biệt là trong khâu chế biến. Ví dụ như Ấn Độ đã áp dụng kỹ thuật khử trùng đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế của Mỹ còn Việt Nam vẫn chủ yếu khử trùng bằng hơi nước do vậy sản phẩm hồ tiêu nội địa của Ấn Độ hoàn toàn có lợi thế hơn so với hồ tiêu Việt Nam về mặt chất lượng. Bên cạnh đó, từ lâu hồ tiêu Ấn Độ đã được toàn thế giới biết đến và xây dựng đuọc uy tín cũng như thương hiệu riêng của mình, đây là điều hồ tiêu Việt Nam đang nổ lực xây dựng song vẫn còn thua kém nhiều so với Ấn Độ.
Các doanh nghiệp trong ngành hồ tiêu Ấn Độ cũng có nhiều kinh nghiệm hơn, được biết đến nhiều hơn, các doanh nghiệp Việt Nam đang còn yếu thế so với các doanh nghiệp Ấn Độ.
- Hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ chủ yếu ở dạng thô hoặc dạng giá trị không cao hạt đầu đinh, hạt vỡ.... Sau khi nhập khẩu vào thị trường Ấn Độ thì được chế biến lại thành hồ tiêu dạng tinh thành phẩm, có giá trị cao hơn và mang thương hiệu của Ấn Độ. Đây là nguyên nhân làm giảm giá trị hồ tiêu xuất khẩu và ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín cũng như việc xây dựng thương hiệu hồ tiêu Việt Nam.
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, khó có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác vốn đã có kinh nghiệm lâu đời tại Ấn Độ. Bên cạnh đó là các vấn đề chung như chất lượng hàng hóa không đồng đều, chưa có thương hiệu, quy mô nhỏ và liên kết các doanh nghiệp yếu cũng là các yếu tố làm giảm năng lực cạnh tranh của hồ tiêu Việt Nam.
- Sản phẩm hồ tiêu Việt Nam phân phối ở Ấn Độ qua kênh phân phối của doanh nghiệp Ấn Độ do vậy còn tồn tại nhiều bất lợi cho Việt Nam như bị động trong phân phối sản phẩm, không xây dựng được hình ảnh thương hiệu của mình trong mắt người tiêu dùng, các hoạt động Marketing cũng không có khả năng thực hiện.
- Trong cơ cấu xuất khẩu hồ tiêu sang Ấn Độ thì số lượng tiêu trắng và tiêu đỏ gần như bằng không trong khi đây là hai sản phẩm có giá trị cao hơn nhiều so với tiêu đen.
37 GVHD: Ths Văn Đức Long Phạm Thị Cẩm Thư – MSSV: 1212050160
- Giá cả hồ tiêu xuất khẩu hiện tại của Việt Nam tháng đầu năm 2014 vào khoảng 6,500-8,000 USD/tấn, thấp hơn so với giá cả hồ tiêu thế giới và đặc biệt thấp hơn nhiều so với hồ tiêu Ấn Độ (8,000-11,500 USD/tấn). Do đó kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam chưa tương xứng với khối lượng xuất khẩu mỗi năm, làm thất thoát doanh thu của doanh nghiệp và nông dân trồng tiêu Việt nam.