Quan hệ kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hạt tiêu vào thị trường ấn độ đến năm 2020 (Trang 37 - 40)

Hợp tác thương mại

Năm 1982, hai nước lập Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật (UBHH).

Thương mại giữa hai nước tăng khá nhanh, từ 72 triệu USD (1995), lên trên 1 tỷ USD (2006), gần 2.5 tỷ USD (2009) và đạt 2.5 tỷ USD (2010)

Bảng 2.2. Kim ngạch XNK giữa Việt Nam - Ấn Độ

Đơn vị: Triệu USD

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Xuất khẩu 179 388 420 992 1,554 1,778 2,353 Nhập khẩu 1,356 2,094 1,635 1,746 2,346 2,159 2,882 Tổng XNK 2,535 2,482 2,055 2,738 3,900 3,937 5,235 Cán cân -1,177 -1,706 -1,215 -754 -792 -381 -529

(Nguồn Tổng Cục Hải quan) Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ rất tốt, từ năm 2007 đến 2010 đều có tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu trên 2 tỷ USD, đến năm 2011 đã tăng lên 3.9 tỷ, năm 2013 đã đạt đến 5.235 tỷ USD. Trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Ấn Độ tăng nhanh qua các năm, đặc biệt năm 2011 đã tăng 562 triệu USD từ 992 triệu USD năm 2010 vượt qua mốc 1 tỷ USD, đạt 1.554 tỷ. Năm 2011 cũng đánh dấu mức tăng kỷ lục của kim ngạch nhập khẩu từ Ấn Độ với mức tăng 600 triệu USD. Tuy hiện nay Việt Nam vẫn là nước nhập siêu từ Ấn Độ nhưng cán cân XNK đang có xu hướng cân bằng, đặc biệt là từ năm 2010, Việt Nam đã giảm giá trị nhập siêu từ 1.215 tỷ USD xuống dưới mức 1 tỷ USD, đạt 754 triệu USD. Từ đó đến nay giá trị nhập siêu của Việt Nam liên tục giảm, chỉ có năm 2013 có sự tăng nhẹ (tăng 148 triệu USD so với 2009).

(1): Hồ sơ thị trường Ấn Độ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

26 GVHD: Ths Văn Đức Long Phạm Thị Cẩm Thư – MSSV: 1212050160

Bảng 2.3. Năm mặt hàng có kim ngạch xuất-nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam và Ấn Độ (2013)

Đơn vị: USD Mặt hàng xuất khẩu 1,671.063,787 Mặt hàng nhập khẩu 1,782,216,881 Điện thoại các loại và

linh kiện 926,004,613 Sắt thép các loại 353,164,473 Máy móc, thiết bị,

dụng cụ phụ tùng khác

242,330,992 Thức ăn gia súc và

nguyên liệu 338,407,261 Máy vi tính, sản phẩm

điện tử và linh kiện

230,930,474

Ngô 304,430,430

Cao su 210,743,809

Dược phẩm 247,831,913

Hóa chất 61,053,899 Máy móc, thiết bị,

phụ tùng khác 193,825,335 (Nguồn Tổng Cục Hải quan ) Năm 2013, điện thoại và các loại linh kiện dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ, đạt 926 triệu USD, tiếp đến là máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng (đạt 242.330 triệu USD). Trong năm, sắt thép có kim ngạch nhập khẩu cao nhất (353.164 triệu USD0, tiếp đến là thức ăn gia súc và nguyên liệu (338.407 triệu USD). Có thể thấy trong 5 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ có kim ngạch dẫn đầu thì có đến 3 sản phẩm thuộc lĩnh vực linh kiện máy móc, đây là tín hiệu đáng mừng vì đây là các sản phẩm công nghiệp có giá trị cao hơn so với các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam là nông sản và nguyên liệu.

Hợp tác đầu tư

Đến tháng 12/2013, Ấn Độ có 77 dự án, đứng thứ 30/101 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư vào Việt Nam với vốn đăng ký 254.13 triệu USD, các lĩnh vực chính: Viễn thông, công nghệ thông tin, xe máy, sản phẩm phân bón, dược phẩm, thiết bị điện.

27 GVHD: Ths Văn Đức Long Phạm Thị Cẩm Thư – MSSV: 1212050160

-Về cơ cấu ngành: tập trung vào Công nghiệp chế biến, chế tạo (33 dự án với tổng vốn đầu tư 134.9 triệu USD) và khai khoáng (03 dự án với tổng vốn đầu tư 86 triệu USD).

- Về địa bàn đầu tư: không tính 3 dự án thăm dò, khai thác dầu khí, Ấn Độ đầu tư tại 16 địa phương, tập trung tại tỉnh Tuyên Quang trong dự án khai thác khoáng sản Alliance, tổng vốn đầu tư 15 triệu USD và Ninh Thuận trong dự án sản xuất mía đường Dhampur Việt Nam, tổng vốn đầu tư 22 triệu USD.

- Về hình thức đầu tư: đa số dưới hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài (49 dự án với tổng vốn đầu tư 142 triệu USD). Số vốn còn lại dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh và liên doanh.

- Về tín dụng: Năm 2007, Ấn Độ công bố dành cho Việt Nam một khoản tín dụng ưu đãi trị giá 45 triệu USD cho dự án Thủy điện Nậm Chiến, hiệp định vay tín dụng này đã được ký vào tháng 1/2008. Ấn Độ tiếp tục công bố một khoản tín dụng mới cho Việt Nam trị giá 19.5 triệu USD.

Hai nước cũng hợp tác chặt chẽ trong khuôn khổ các diễn đàn khu vực và quốc tế: Ấn Độ ủng hộ Việt Nam trở thành thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Việt Nam luôn ủng hộ Ấn Độ tăng cường quan hệ với ASEAN, tham gia vào hợp tác Đông Á, ủng hộ Ấn Độ làm uỷ viên thường trực của HĐBA/LHQ mở rộng.

Các Hiệp định đã ký

Cho đến nay, hai nước đã ký các Hiệp định Thương mại, Tránh đánh thuế hai lần, Khuyến khích và bảo hộ Đầu tư, Lãnh sự, Hợp tác Văn hóa, Hàng không, Du lịch, Tương trợ tư pháp về hình sự...; đã ký các Thỏa thuận về Tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao, Hợp tác về Mỏ và Địa chất, Môi trường, Y học dân tộc và Nghị định thư về hợp tác quốc phòng. Tại Cấp cao ASEAN 15 tháng 10/2009 tại Hủa Hỉn, Thái Lan, hai nước ký Bản nghi nhớ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ (MES).

Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Ấn Độ có hiệu lực từ 1/1/2010, với Việt Nam là 1/6/2010

28 GVHD: Ths Văn Đức Long Phạm Thị Cẩm Thư – MSSV: 1212050160

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hạt tiêu vào thị trường ấn độ đến năm 2020 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)