1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro trong thanh toán quốc tế
1.2.2. Nguyên nhân và các loại rủi ro trong thanh toán quốc tế
1.2.2.2. Các loại rủi ro trong thanh toán quốc tế
Loại rủi ro này hiện diện trong tất cả các giao dịch giữa các thương gia, do đó cần được xem xét một cách khác nhau từ phía người xuất khẩu và nhập khẩu.
Đối với người xuất khẩu, rủi ro đến từ các nguyên nhân sau
Sự suy yếu về tài chính của người mua hàng (nhà nhập khẩu). Trong trường hợp này người mua hàng bất ngờ rơi vào tình trạnh mất khả năng thanh toán trong thời hạn đã thỏa thuận, họ sẽ đề nghị xin gia hạn trả nợ. Người bán sẽ phải chấp nhận nếu người mua chưa thể cải thiện tình hình tài chính .
Những quy định pháp lý: trường hợp người mua tuyên bố không còn khả năng chi trả, doanh nghiệp đó sẽ bị giải thể theo luật pháp. Nợ của nhà xuất khẩu chỉ được thanh toán sau khi các khoản nợ được ưu tiên đã giải quyết xong như các khoản tiền lương, thuế, các khoản nợ các tổ chức xã hội... Do đó, có rất ít cơ hội thu hồi các khoản mà người mua đã nợ.
Đối với người nhập khẩu, rủi ro đến từ các nguyên nhân sau
Thời hạn gửi hàng: theo hợp đồng đã ký kết, người nhập khẩu bắt buộc phải nhận hàng trong thời hạn đã thỏa thuận. Mọi sự chậm trễ trong quá trình vận chuyển từ người xuất khẩu đều gây khó khăn cho việc nhận hàng theo đúng hợp đồng và sẽ gây tổn thất đối với người mua hàng.
Sự thay đổi về điều kiện và thời gian thanh toán: nhiều khi hợp đồng thương mại đã ký quy định cụ thể về các kiện và thời gian thanh toán, song người xuất khẩu đơn phương thay đổi buộc nhà nhập khẩu phải thanh toán một lần toàn bộ số tiền hàng mới được nhận hàng, điều này khiến cho nhà nhập khẩu bị động và phải có khoản vay của ngân hàng để tài trợ cho việc thanh toán. Nếu khoản vay lớn sẽ gây khó khăn trong việc vay vốn và ảnh hưởng đến khả năng nhận hàng.
Yếu tố giá cả: trong quá trình thực hiện hợp đồng, với lý do đặc biệt như chính trị, thiên tai, người xuất khẩu yêu cầu người nhập khẩu phải trả mức giá cao hơn so với thỏa thuận. Trong trường hợp này người nhập khẩu có thể từ chối hợp đồng và tìm người cung cấp mới, song sẽ bị chậm hơn so với quy định đối với các
đối tác. Nhiều khi họ không có sự lựa chọn nào khác và buộc phải chấp nhận giá cao gây tổn thất trong lợi nhuận.
Rủi ro trong bảo hiểm: trong hợp đồng thương mại được ký, các bên tham gia thiếu sự quản lý chặt chẽ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng vận chuyển hàng hóa. Khi đó hàng hóa được đền bù với giá quy định trong hợp đồng bảo hiểm, nhưng có thể thấp hơn nhiều lần so với giá trị thực của hàng hóa.
Yếu tố chất lượng, nguồn gốc của hàng hóa: hàng hóa với chất lượng không như chuẩn mực đã ký kết hay như tên gọi gốc xuất xứ gây ra những rắc rối đối với người nhập hàng trong việc quan hệ với các cơ quan chức năng: hải quan, thuế,... ví dụ khi ký hợp đồng hàng hóa đã ký nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa tại một nước nào đó thì không thể thay thế bằng hàng nhập từ các nước khác. Trường hợp hải quan xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa không đúng như đăng ký, người nhập khẩu sẽ phải trả thêm lệ phí.
b. Rủi ro cho vay tín dụng phục vụ xuất nhập khẩu
Khái niệm: rủi ro tín dụng xảy ra khi NHTM cấp tín dụng cho khách hàng để thực hiện các phương thức thanh toán toàn quốc tế theo những điều khoản thanh toán đã thỏa thuận với đối tác nước ngoài.
Nguyên nhân: rủi ro tín dụng gây ra cho các ngân hàng xuất khẩu xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan và khách quan sau:
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Khả năng áp dụng quy chế và năng lực các bộ trong quá trình thẩm định món vay xuất - nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ trước khi thực hiện các phương thức thanh toán chuyển tiền, nhờ thu, thanh toán theo L/C, thanh toán ứng trước, chiết khấu hối chiếu và chứng từ, đó là các vấn đề như thẩm định phương án vay vốn, phân tích năng lực tài chính, khả năng hoàn trả, hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng, khả năng phân tích các thông tin rủi ro từ phía đối tác của khách hàng, của ngân hàng nước ngoài.
+ Sự phối hợp giữa thực hiện nghiệp vụ TTQT của cán bộ với những dịch vụ thanh toán cung ứng tín dụng. Đó là các vấn đề điều kiện thanh toán, sửa đổi L/C, ký hậu và bảo lãnh vận đơn nhận hàng...
- Nguyên nhân khách quan: Đối với các phương thức thanh toán, khả năng rủi ro tín dụng bao gồm các nguyên nhân rủi ro do khả năng thanh toán của khách hàng và ngân hàng nước ngoài đem lại, mà khả năng này lại phụ thuộc vào các nhân tố khách quan khác nhau như: đối tác của khách hàng không thực hiện hợp đồng đúng, đủ, kịp thời về hàng hóa và điều kiện thanh toán làm phá vỡ kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch sản xuất – kinh doanh của khách hàng, hàng hóa bị mất mát trong quá trình vận chuyển do khách hàng xuất – nhập khẩu đảm nhiệm, hàng kém phẩm chất phát sinh trong quá trình vận chuyển, đối tác không có khả năng thanh toán, ngân hàng nước ngoài đang trong quá trình sát nhập, giải thể, phá sản... Riêng đối với phương thức tín dụng chứng từ thì rủi ro tín dụng là đặc thù vì theo phương thức này:
+ Ngân hàng phát hành thực sự bị ràng buộc vào cam kết thanh toán cho người hưởng lợi nếu bộ chứng từ phù hợp được xuất trình, nên kể cả khi ngân hàng thông báo cung cấp tín dụng cho người mở thì ngân hàng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
+ Ngân hàng thương lượng khi đã chiết khấu, ứng trước bộ chứng từ có sai sót hoặc không bảo lưu quyền truy đòi nhà xuất khẩu thì có thể nhận lấy rủi ro không được thanh toán của ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng hoàn tiền.
c. Rủi ro tỷ giá - Khái niệm
Rủi ro tỷ giá là những rủi ro xảy ra khi việc thanh toán được ấn định bằng đồng ngoại tệ của một nước nào đó. Khi tỷ giá hối đoái biến động so với tỷ giá khi ký kết hợp đồng xuất khẩu sẽ có lợi cho người này và thiệt cho người khác. Nếu ngoại tệ lên giá thì nhà nhập khẩu bị thiệt hại và ngược lại nếu ngoại tệ mất giá thì người xuất khẩu sẽ gặp phải rủi ro.
Một cách chung nhất, rủi ro hối đoái tồn tại khi biến động tỷ giá ảnh hưởng tới nghiệp vụ tiền mặt của công ty hay toàn bộ tiền mặt của công ty
- Tác động của rủi ro tỷ giá:
+ Đối với nhà xuất khẩu: tỷ giá biến động sẽ phá vỡ kế hoạch tính toán của nhà xuất khẩu, chẳng hạn khi giá cả đồng tiền trong nước so với đồng ngoại tệ tăng (tỷ giá hối đoái giảm) sẽ bất lợi cho nhà xuất khẩu vì tiền bán hàng thu về bằng ngoại tệ sẽ được ít đồng nội tệ hơn, do vậy mua được ít yếu tố đầu vào hơn làm cho kinh doanh xuất khẩu có thể sẽ bị thua lỗ. Biến động tỷ giá hối đoái giảm còn ảnh hưởng khi nhà xuất khẩu nhận tài trợ xuất khẩu từ ngân hàng bằng nội tệ để phục vụ sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu.
+ Đối với nhà nhập khẩu: việc lựa chọn đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính toán trong một thương vụ khác nhau cũng gây nên rủi ro cho nhà nhập khẩu khi có biến động tỷ giá. Ngược lại với xuất khẩu, khi tỷ giá hối đoái biến động tăng sẽ bất lợi cho nhà nhập khẩu vì họ mua ngoại tệ thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu với giá cao nhưng giá cả tiêu thụ hoặc nguyên vật liệu còn phụ thuộc cung cầu thị trường không thể bù đắp nổi với biến động thay đổi tỷ giá. Những khoản tín dụng bằng ngoại tệ do ngân hàng cung cấp sẽ đến hạn trong tương lai càng trở nên lớn hơn do cộng thêm tỷ giá hối đoái tăng.
+ Đối với ngân hàng thương mại: Trong quá trình thực hiện thanh toán cho khách hàng, vấn đề quản lý nguồn ngoại tệ và hoạt động kinh doanh ngoại tệ để đảm bảo nhu cầu thanh toán trên cở sở cân đối tài sản có bằng ngoại tệ là vô cùng quan trọng, nhằm tránh những rủi ro do biến động tỷ giá gây nên. Chẳng hạn, khi trạng thái ngoại tệ của một ngân hàng là dư thừa, nếu tỷ giá biến động tăng liên tục thì đối với các nước có hệ thống ngân hàng hoạt động trên thị trường ngoại tệ không hiệu quả, hoặc khả năng dự trữ của ngân hàng trung ương yếu có thể làm cho ngân hàng đó luôn đứng trước nguy cơ khan hiếm nguồn ngoại tệ, ngược lại nếu tỷ giá giảm liên tục thì ngân hàng đó cũng luôn đứng trước nguy cơ lỗ về tỷ giá.
d. Rủi ro quốc gia
Khái niệm: Rủi ro quốc gia là rủi ro liên quan đến thay đổi về chính trị, kinh tế, về chính sách quản lý ngoại hối - ngoại thương của một quốc gia khiến cho nhà
xuất khẩu không nhận được tiền hàng. Loại rủi ro này do những nguyên nhân khách quan gây ra:
- Xảy ra chiến tranh, đảo chính, biểu tình ở các nước.
- Xảy ra khủng hoảng chính trị, khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính - tiền tệ gây ra những khó khăn trong thanh toán.
- Những cấm vận trong thanh toán: nước nhập khẩu bị phong tỏa tài khoản do những món nợ nước ngoài chưa trả, hoặc do quan hệ không bình thường giữa hai nước có quan hệ quốc tế làm cho các hợp đồng ngoại thương, hiệp định thương mại bị hủy bỏ giữa chừng.
- Dự trữ ngoại hối ở mức thấp và cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia bị thâm hụt nặng nề khiến cho chính phủ nước nhập khẩu phải đưa ra biện pháp cấm thanh toán hoặc chuyển ngoại hối ra nước ngoài.
e. Rủi ro đạo đức
Là những rủi ro khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình gây thiệt hại tới quyền lợi của người khác. Đạo đức ở đây chính là sự tín nhiệm, uy tín trong kinh doanh. Đây là vấn đề quan trọng trong thương mại và thanh toán quốc tế, vì các bên đối tác thường ở cạnh nhau rất xa, thậm chí không hề gặp nhau trong quá trình thực hiện đàm phán.
g. Rủi ro pháp lý
Rủi ro pháp lý xảy ra trong trường hợp có tranh chấp hay khiếu kiện giữa các bên có tham gia thanh toán. Khi đó vấn đề đặt ra là toàn án nước nào sẽ đứng ra thụ lý và xử vụ án trên cơ sở pháp lý của nước nào. Mặc dù trong hợp đồng mua bán đã đề cập đến vấn đề này, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều khó khăn vởi vì không bên nào có thể thông thạo luật pháp của bên đối tác. Chính vì môi trường pháp lý và luật pháp của các bên khác nhau nên rủi ro pháp lý là không thể tránh khỏi.
h. Rủi ro trong quá trình hoạt động tác nghiệp
Khái niệm: Là những rủi ro sai sót kỹ thuật do chính các bên tham gia gây nên, rủi ro này được thể hiện trong việc lập các hồ sơ chứng từ không hoàn hảo.
Nguyên nhân: rủi ro này xảy ra chủ yếu là do trình độ của các bên tham gia còn yếu nên chưa nắm bắt được các yêu cầu của quá trình thanh toán, dẫn đến sai sót trong quá trình giao dịch từ lúc soạn thảo và ký kết hợp đồng cho đến khâu lập chứng từ và thanh toán.
Cụ thể các bên gặp rủi ro như sau:
Ngân hàng chuyển tiền:
Do nhận chuyển tiền cho những hợp đồng thanh toán vi phạm chế độ quản lý hạn ngạch nhập khẩu, chế độ quản lý ngoại hối, những hợp đồng thanh toán mà được lập để lợi dụng hoạt động phi pháp...
Ngân hàng nhận nhờ thu:
Do giao bộ chứng từ nhận hàng cho khách hàng trước khi nhận được thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán hối phiếu, nhận và gửi chỉ thị thanh toán không rõ ràng.
Các ngân hàng có liên quan trong phương thức tín dụng chứng từ:
Ngân hàng phát hành: bao gồm các rủi ro về mặt phát hành và kiểm tra chững từ: phát hành thư không đúng theo các điều kiện của đơn xin mở L/C, hoặc có những điều khoản bất lợi, dẫn đến các rủi ro; kiểm tra chứng từ không phát hiện được sai sót mà thực hiện thanh toán sẽ gặp khả năng rủi ro không được hoàn lại tiền từ nhà nhập khẩu.
Ngân hàng xác nhận: Bằng việc gắn thêm các cam kết thanh toán theo thư tín dụng khi ngân hàng phát hành không thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán cho ngân hàng. Vì vậy, nó có rủi ro do kiểm tra bộ chứng từ: Nếu ngân hàng xác nhận thanh toán không đúng cho người hưởng khi bộ chứng từ có sai sót thì ngân hàng phát hành có quyền từ chối hoàn tiền cho ngân hàng xác nhận.
Ngân hàng thông báo: Ngân hàng thông báo L/C sẽ không có bất kỳ một cam kết nào khi thông báo thư tín dụng nhưng việc xác thực một thư tín dụng hay sửa đổi thư tín dụng qua các khóa mật hoặc kiểm tra cẩn thận về tính chân thật của nó sẽ có những rủi ro do đã thông báo L/C giả mạo không xác thực mà không lưu ý cho người được thông báo.
1.2.3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance):
Khái niệm
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó một khách hàng (người trả tiền, người mua hàng, người nhập khẩu...) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người bán, người xuất khẩu, người cung cấp dịch vụ) ở một thời điểm nhất định. Ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước người hưởng lợi để thực hiện nghĩa vụ chuyển tiền
Quy trình nghiệp vụ được thể hiện trong sơ đồ sau:
(3)
(2) (4) (1)
Sơ đồ 1.1 Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền
(1) Giao dịch thương mại bao gồm ký kết hợp đồng ngoại thương hoặc thực hiện cung cấp hàng hóa dịch vụ;
(2) Người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người xuất khẩu;
(3) Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài để chuyển trả cho người xuất khẩu;
(4) Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người xuất khẩu
Rủi ro trong phương thức chuyển tiền:
Chuyển tiền sau khi nhận hàng:
Nghiệp vụ chuyển tiền là phương thức đơn giản, trong đó người chuyển tiền và nhận tiền tiến hành thanh toán trược tiếp với nhau. Ngân hàng chỉ là trung gian và chỉ hưởng hoa hồng mà không bị ràng buộc bất kỳ trách nhiệm nào. Việc trả tiền hay không phụ thuộc vào thiện chí của nhà nhập khẩu, nhà nhập khẩu có thể sau khi
NGÂN HÀNG
NGƯỜI NHẬP KHẨU NGƯỜI XUẤT KHẨU
NGÂN HÀNG
nhận được hàng nhưng không tiến hành chuyển tiền, hoặc cố tình dây dưa kéo dài thời hạn trả tiền để chiếm dụng vốn của nhà xuất khẩu, quyền lợi của tổ chức xuất khẩu không được đảm bảo. Chính vì vậy mà trong ngoại thương phương thức chuyển tiền này chỉ áp dụng trong trường hợp các bên mua bán có uy tín và tin cậy lẫn nhau hoặc thường dùng để thanh toán các chi phí liên quan đến xuất nhập khẩu như: bảo hiểm, vận chuyển, bưu điện…
Chuyển tiền trước khi nhận hàng:
Nhà nhập khẩu chấp nhận giá hàng của nhà xuất khẩu và chuyển thanh toán cùng với đơn đặt hàng khi hàng hóa được chắc chắn (không hủy ngang), nghĩa là việc thanh toán xảy ra trước khi hàng hóa được chở đi.
Rủi ro đối với nhà xuất khẩu: Nếu nhà nhập khẩu không thực hiện thanh toán trước, thì nhà xuất khẩu phải chịu chi phí quản lý, chi phí lưu kho, tiền bảo hiểm, hoặc phải trở về (nếu hàng đã gửi đi), và tìm khách hàng mua khác rất tốn kém hay phải giảm giá.
Rủi ro đối với nhà nhập khẩu: Phương thức này đảm bảo cho nhà xuất khẩu nhận thanh toán trước khi giao hàng, ngược lại đối với nhà nhập khẩu phải gánh chịu những rủi ro: hàng giao trễ hơn so với quy định. Nhà xuất khẩu không giao hàng trong tường hợp nhà xuất khẩu bị phá sản, hoặc không có hàng để giao, hoặc khi giá cả thị trường đang có xu hướng tăng giá nhà xuất khẩu sẽ bán lô hàng này cho người khách hàng khác và chấp nhận khoảng phạt trong hợp đồng nếu thấy vẫn có lợi cho mình. Không kiểm soát được việc hàng hoác có được bảo hiểm đầy đủ trong quá trình vận chuyển hay không? Do phải thanh toán trước, nhà nhập khẩu có thể phải chịu áp lực về tài chính. Tình hình sẽ xấu hơn, nếu hàng hóa đến chậm hoặc bị khiếm khuyết thì điều này ngăn cản nhà nhập khẩu bán hàng thu hồi tiền và làm cho lợi nhuận có thể giảm.
Rủi ro đối với ngân hàng: Rủi ro đối với ngân hàng theo phương thức chuyển tiền chủ yếu là xảy ra rủi ro đạo đức và rủi ro trong quá trình tác nghiệp. Nguyên nhân xuất phát từ việc khách hàng đặt sai lệnh, hoặc nhân viên thực hiện sai quy