CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG EXIMBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI
4.3. Một số kiến nghị
4.3.2 Đối với Ngân hàng nhà nước
4.3.2.1. Xây dựng hệ thống cảnh báo những biến động bất thường về tình hình tài chính – kinh tế
Thứ nhất, cần coi trọng việc xây dựng hệ thống số liệu và dữ liệu thông tin chuyên ngành trực tiếp phục vụ công tác dự báo kinh tế. Hệ thống thông tin các dữ liệu kinh tế là hết sức quan trọng cho các hoạt động, dự báo kinh doanh và điều hành kinh tế các cấp. Tuy nhiên ở nước ta các thông tin kinh tế thường bị phân tán, chia cắt rời rạc và thiếu chuẩn hóa thống nhất giữa các nguồn và đơn vị quản lý, nhất là không được phổ biến rộng rãi, công khai gây khó khăn cho các tổ chức và các cá nhân có nhu cầu khi tiếp cận. Vì vậy, Chính phủ cần có nghị quyết chuyên đề về việc xây dụng hệ thống thông tin và dữ liệu kinh tế các cấp dự trên các thành tựu mới nhất của công nghệ thông tin nhằm phục vụ các nhu cầu về thông tin kinh tế nói chung, phục vụ công tác dự báo kinh tế nói riêng.
Thứ hai, cần đảm bảo tính chuyên nghiệp và sự phối hợp ăn khớp giữa các cơ quan chức năng và các loại công cụ dự báo, giữa công tác dự báo với công tác tổ chức thực hiện. Hơn nữa không thể không cân nhắc đến các tham số phi kinh tế
sự phối hợp đồng bộ, liên ngành các cơ quan, các công cụ, phương pháp dự báo nhất là trong công đoạn thu thập dữ liệu đầu vào và công đoạn xử lý kết luận cuối cùng của quy trình dự báo, nhằm góp phần tham chiếu, phản biện và hoàn thiện, nâng cao tính xác thực của kết quả báo cáo dự báo.
Thứ ba, cần coi trọng đúng mức sự tương tác qua lại giữa công tác dự báo kinh tế với những đặc điểm luật pháp và kinh tế xã hội của đất nước. Kinh nghiệm thế giới và trong nước cho thấy, dự báo kinh tế cũng là nghệ thuật của sự ước lượng và cân nhắc trong tổng hòa các yếu tố kinh tế - chính trị - xã hội… Nói một cách cụ thể, việc các chính sách, hệ thống luật pháp chung, cũng như nhiều yếu tố thượng tầng, và kiến trúc hạ tầng xã hội khác cũng tác động không nhỏ đến công tác dự báo, nhất là dự báo trung và dài hạn. Thế giới nói chung và thị trường hiện đại nói riêng đang và sẽ biến đổi ngày càng nhanh chóng. Trong bối cảnh đó, thì những ai dự báo được trong tương lai một cách chính xác thì người đó sẽ chiến thắng.
4.3.2.2. Củng cố và phát triển thì trường tiền tệ
Hầu hết các công cụ thực hiện phòng chống rủi ro của ngân hàng thương mại đều được thực hiện trên thị trường tiền tệ. Do vậy, củng cố và phát triển thị trường tiền tệ có ý nghĩa rất quan trọng đến việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại. Trong những năm gần đây, thị trường tiền tệ nước ta đang từ bước được hình thành và phát triển, song vẫn chưa để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế và hoạt động ngân hàng. Trên thực tế, các ngân hàng thương mại Việt Nam chưa thực sự tận dụng được những ưu thế của thị trường tiền tệ kể từ việc xác định lãi suất đến việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh để hạn chế rủi ro. Sự phối hợp giữa Bộ tài chính và Ngân hàng nhà nước vừa qua chưa chặt chẽ, nhất là về cơ chế xác định lãi suất của thị trường tiền tệ (vẫn lệ thuộc vào lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước). Do vậy, Chính phủ và Ngân hàng nhà nước và Bộ tài chính tiếp tục giải phóng đối với lãi suất, chuyển sang áp dụng cơ chế thị trường xác định lãi suất. Điều này cũng phù hợp với xu hướng xóa bỏ tài chính kiềm chế, thực hiện hội nhập quốc tế về ngân hàng và tài chính một cách chủ động và tích cực.
4.3.2.3. Chính sách cho vay ngoại tệ, quản lý ngoại hối, tỷ giá cần điều chỉnh kịp thời
Ngân hàng Nhà nước cần có một chính sách điều chỉnh tỷ giá linh hoạt phù hợp với tình trạng kinh tế để tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động kinh doanh ngoại tệ có hiệu quả trên thị trường tiện tệ liên ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện các giải pháp hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để làm cơ sở hình thành thị trường hối đoái hoàn chỉnh ở Việt Nam, cụ thể:
Đang dạng hóa các ngoại tệ, các phương tiện thanh toán quốc tế được mua bán trên thị trường.
Đang dạng hóa các hình thức giao dịch mua bán ngoại tệ như như mua bán giao ngay, mua bán kỳ hạn, mua bán quyền chọn…
Mở rộng đối tượng tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng như Ngân hàng Trung ương, NHTM, những người môi giới…
Chỉ khi thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường ngoại hối phát triển thì mới đảm bảo có được một tỷ giá linh hoạt, hợp lý, góp phần kích thích kinh tế thị trường phát triển, hạn chế rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp và các ngân hàng tham gia hoạt động thanh toán quốc tế.
4.3.2.4. Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin phòng ngừa và xử lý rủi ro của Ngân hàng Nhà nước (CIC):
Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro (CIC) có chức năng thu thập các thông tin về các doanh nghiệp, về thị trường trong và ngoài nước, về các đối tác, giúp các ngân hàng thương mại phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng. Ngân hàng Nhà nước cần tổ chức xây dựng trung tâm đủ mạnh để có thể trở thành một nơi cung cấp thông tin chính xác, kịp thời và đáng tin cậy cho các tổ chức tín dụng. Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của CIC:
CIC tiếp tục đổi về mô hình tổ chức nhằm đẩy mạnh việc đôn đốc các tổ chức tín dụng báo cáo thông tin đầu vào nhằm tạo cơ sở dữ liệu tốt để phục vụ công tác ngăn ngừa rủi ro.
Nghiên cứu đưa ra các biện pháp quản lý đồng bộ về phần mềm phục vụ báo cáo, khai tác sử dụng thông tin trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về báo cáo và khai thác thông tin trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế. Tăng cường sự phối hợp giữa CIC với các Vụ, Cục Ngân hàng Nhà nước để kiểm tra việc thực hiện báo cáo thông tin tín dụng của các tổ chức tín dụng, phối hợp cấp và khai thác thông tin với CIC
Để nâng cao trách nhiệm và chất lượng cung cấp thông tin của các tổ chức tín dụng, bảo đảm lượng thông tin đầu vào an toàn, chính xác kịp thời, Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp xử lý hành chính kịp thời đối với các tổ chức tín dụng không chấp hành đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước về cung cấp thông tin báo cáo.
Đồng thời Ngân hàng Nhà nước cần cải tiến các kênh cung cấp thông tin đầu ra đa dạng hơn, kịp thời hơn nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin khách hàng của các tổ chức tin dụng.
Đổi mới cơ bản và toàn diện công tác thanh tra Ngân hàng Nhà nước: Giám sát ngân hàng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Rà soát những hạn chế, bất cập làm giảm hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, làm cơ sở cho việc xây dựng đề án cải cách tổ chức và hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước.