CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG EXIMBANK - CHI NHÁNH HÀ NỘI
3.4. Biện pháp phòng chống rủi ro thanh toán quốc tế mà Eximbank chi nhánh Hà Nội đã và đang áp dụng
3.4.2. Đánh giá công tác phòng chống rủi ro trong thanh toán quốc tế của Ngân hàng Eximbank chi nhánh Hà Nội
3.4.2.1. Những mặt tích cực
Với những biện pháp thiết thực Eximbank Hà Nội đã hạn chế được nhiều rủi ro trong thanh toán quốc tế cụ thể như sau:
Bằng việc áp dụng quy định mới về tiêu chuẩn quan hệ đại lý trong thanh toán quốc tế mà Eximbank Hà Nội tránh được những rủi ro về những cấm vận trong thánh toán: nước nhập khẩu bị phong tỏa tài khoản do những món nợ nước ngoài chưa trả, hoặc do quan hệ không bình thường giữa hai nước có quan hệ kinh tế quốc tế làm cho các hợp đồng ngoại thương, hiệp định thương mại bị hủy bỏ giữa chứng.
Mặt khác, Eximbank Hà Nội chỉ thiết lập quan hệ đại lý với những ngân hàng lớn, có uy tín, có nhu cầu giao dịch nghiệp vụ thực sự sẽ hạn chế được những rủi ro không được thanh toán hay những sai sót về bộ chứng từ và nâng cao sự tin cậy cũng như uy tín của Eximbank Hà Nội với khách hàng.
Việc phân định thẩm quyền kiểm tra bộ chứng từ giữa các chi nhánh và sở giao dịch giúp phân tán rủi ro, đồng thời các chứng từ có trị giá lớn sẽ được các cán bộ có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao thẩm định. Do đó hạn chế rủi ro, tránh được những tổn thất lớn và nâng cao trách nhiệm của cán bộ thẩm định. Ngoài ra, thời gian thẩm định bộ chứng từ có trị giá lớn được rút ngắn, góp phần nâng cao uy tín và lòng tin của khách hàng.
Eximbank Hà Nội từng bước hoàn thiện quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế đã giảm thiểu được nhiều rủi ro về sai sót trong nghiệp vụ, phát hiện kịp thời những sai sót trong bộ chứng từ thông báo cho những bên liên quan hạn chế được những tổn thất cho Ngân hàng cũng như nhà xuất khẩu, nhập khẩu. Mặt khác, Eximbank Hà Nội còn hạn chế được các hành vi lừa đảo, “rửa tiền”, kinh doanh các mặt hàng cấm... trong thanh toán quốc tế. Với quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế mà Eximbank Hà Nội đang áp dụng đã rút ngắn được thời gian, giảm chi phí phát sinh và tạo dựng được lòng tin của các nhà xuất nhập khẩu trong và ngoài nước khi tham gia các giao dịch quốc tế.
Nhờ việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế mà Eximbank Hà Nội đã hạn chế được rủi ro và có thể dự báo phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra một cách hiệu quả. Việc củng cố, phân công và giao nhiệm vụ rõ ràng cụ thể cho từng lãnh đạo phòng trực tiếp phụ trách đã nâng cao trách nhiệm, phát huy hết vai trò của công tác thông tin và phòng ngừa rủi ro. Mặt khác, cũng hạn chế mức thấp nhất sai sót của nhân viên trong việc thực hiện các giao dịch quốc tế và ngăn chặn được những hành vi gian lận, cố tình làm trái của nhân viên.
3.4.2.2. Những hạn chế
Hoạt động của bộ máy quản trị rủi ro chưa thực sự đạt hiệu quả cao
Hiện tại, cơ cấu tổ chức của bộ máy quản trị rủi ro của Eximbank Hà nội được đánh giá là đầy đủ và có sự tham gia của rất nhiều các cán bộ cao cấp và cán bộ quản lý tại Eximbank Hà nội. Tuy nhiên, bộ phận chuyên trách và chịu trách nhiệm chính mới được thành lập và mang tên “phòng quản lý rủi ro”. Hơn nữa, quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế đã và đang bắt đầu hoạt động nhưng với tần suất thấp, không có bộ phận chuyên trách, không tiến hành họp báo theo định kỳ, chỉ họp khi có vấn đề phát sinh, cho nên không chỉ hạn chế khả năng cụ thể về xác định, phân tích và kiểm soát rủi ro mà các quyết định về quản trị rủi ro cũng không thể kịp thời hoặc không đầủ.
Rủi ro tác nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ cao trong số các rủi ro xảy ra.
Trong đó chủ yếu là rủi ro do lỗi kiểm tra bộ chứng từ trong phương thức L/C.
Đây là hạn chế mà Eximbank Hà Nội cần cố gắng khắc phục để giảm thiểu những tổn thất xảy và tạo dựng uy tín đối với khách hàng cũng như mạng lưới ngân hàng trên thế giới.