Vai trò của nguồn vốn ODA

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút nguồn vốn oda ở tỉnh hậu giang (Trang 20 - 23)

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.3 Vai trò của nguồn vốn ODA

ODA có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển của các nước đang phát triển. Việc sử dụng nguồn vốn ODA một cách có hiệu quả, đúng mục đích sẽ

giúp cho các nước thoát khỏi nghèo nàn, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA và nắm bắt được xu hướng vận động của dòng vốn này là hết sức cần thiết với các nước nhận viện trợ.

ODA là nguồn vốn có vai trò quan trọng trong việc bổ sung vốn cho đầu tư phát triển, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.

Vốn đầu tư cùng với tài nguyên thiên nhiên, lao động và kỹ thuật tạo thành 4 yếu tố vật chất, xã hội. Tất cả các nước khi tiến hành công nghiệp hóa đều cần vốn đầu tư lớn. Đó chính là trở ngại lớn nhất để thực hiện chương trình công nghiệp hóa đối với các nước nghèo. ODA là nguồn vốn bổ sung giúp cho các nước nghèo đảm bảo chi đầu tư phát triển, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Vốn ODA với đặc tính ưu việt là thời hạn cho vay dài thường là 20 - 50 năm, lãi suất thấp khoảng dưới 3%/năm. Chỉ có nguồn vốn lớn với điều kiện cho vay ưu đãi như vậy Chính phủ các nước đang phát triển mới có thể tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế . Theo tính toán của các chuyên gia của WB, đối với các nước đang phát triển có thể chế và chính sách tốt, khi ODA tăng lên 1% GDP thì tốc độ tăng trưởng tăng thêm 0,5%.

ODA giúp tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại, và phát triển nguồn nhân lực.

ODA dưới dạng viện trợ không hoàn lại giúp cho các nước nhận viện trợ tiếp thu được những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại của các nước phát triển; có cơ hội để nhập khẩu máy móc hiện đại và phát triển nguồn nhân lực cần thiết cho quá trình CNH, HĐH đất nước. Các nhà tài trợ còn ưu tiên đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực vì họ tin tưởng rằng phát triển của một quốc gia quan hệ mật thiết với việc phát triển nguồn nhân lực. Đây mới chính là những lợi ích căn bản, lâu dài đối với nước nhận tài trợ.

ODA góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế.

Do dân số tăng nhanh, sản xuất tăng chậm và cung cách quản lý kinh tế, tài chính kém hiệu quả, các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam vấp phải nhiều khó khăn kinh tế như nợ nước ngoài và thâm hụt cán cân thành toán quốc tế ngày càng tăng. Để giải quyết các vấn đề này, các quốc gia đang cố gắng hoàn thiện cơ cấu kinh tế bằng cách phối hợp với Ngân hàng Thế giới, Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF) và các tổ chức quốc tế khác tiến hành chính sách điều chỉnh cơ cấu. Chính sách này dự định chuyển chính sách kinh tế Nhà nước đóng vai trò trung tâm sang chính

sách khuyến khích nền kinh tế phát triển theo định hướng phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

ODA góp phần tăng khả năng thu hút vốn FDI và tạo điều kiện để mở rộng đầu tư phát triển trong nước.

Để thu hút vốn đầu tư, mỗi quốc gia phải đảm bảo cho mình một môi trường đầu tư thuận lợi về cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, hệ thống chính sách luật pháp (nhất là Luật Đầu tư)... đảm bảo đầu tư có lợi với chi phí thấp và hiệu quả đầu tư cao.

Việc sử dụng vốn ODA để đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước tập trung đầu tư vào các công trình sản xuất kinh doanh có khả năng mang lại lợi nhuận .

Rõ ràng là ODA ngoài việc bản thân nó là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho các nước đang và chậm phát triển, nó còn có tác dụng làm tăng khả năng thu hút vốn từ nguồn FDI và tạo điều kiện để mở rộng đầu tư phát triển kinh tế trong nước, góp phần thực hiện thành công chiến lược hướng ngoại. Tất cả các nước theo đuổi chiến lược hướng ngoại đều có nhịp độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh và biến đổi cơ cấu kinh tế trong nước mạnh mẽ trong thời gian ngắn để chuyển từ nước Nông- Công nghiệp thành những nước Công- Nông nghiệp hiện đại, có mức thu nhập bình quân đầu người cao.

- Đối với nước cho viện trợ

Chấp nhận tài trợ ODA, những nước phát triển cũng đồng thời chấp nhận bớt đi một phần ngân quỹ, chấp nhận rủi ro trả nợ chậm của các nước được nhận đầu tư.

Nhưng đổi lại, các nước đầu tư ODA cũng nhận được các lợi ích không hề nhỏ cho đất nước mình. Bản thân các nước phát triển nhận thấy lợi ích của mình trong việc viện trợ, giúp đỡ các nước đang phát triển để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và thị trường đầu tư. Xét về lâu dài, các nhà tài trợ sẽ có lợi về mặt an ninh, kinh tế, chính trị khi kinh tế các nước nghèo tăng trưởng, cụ thể như:

+ Về kinh tế, nước tài trợ ODA được hưởng những ưu đãi về thuế quan, dễ dàng xâm nhập thị trường và đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao . Do nước nhận viện trợ ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ, từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ.

+ Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho phép họ bán những thiết bị khoa học kỹ thuật, máy móc đến các nước nhận viện trợ đồng thời hoàn toàn có khả năng gửi chuyên gia đến tư vấn, trao đổi với chi phí cao và có lúc không thực sự cần thiết đối với nước nghèo.

+ Với điều khoản đặc biệt nhập khẩu tối đa sản phẩm, nước cấp ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do họ sản xuất.

+ Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phải hoàn lại tăng lên, điều đó có lợi cho nước viện trợ ODA.

Xét về tổng quan thì nước viện trợ ODA nhận được những ưu thế nhiều hơn là những gì họ bỏ ra. Viện trợ của các nước đang phát triển không chỉ đơn thuần là việc trợ giúp hữu nghị mà còn là công cụ lợi hại để thiết lập và duy trì lợi ích kinh tế và vị thế chính trị cho các nước tài trợ. Các nước viện trợ nói chung đều không quên dành cho mình những lợi ích, vừa gây ảnh hưởng chính trị vừa thực hiện xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tư vấn vào nước tiếp nhận. Nhiều nước viện trợ yêu cầu nước nhận viện trợ thay đổi chính sách phát triển phù hợp vs lợi ích bên tài trợ.

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút nguồn vốn oda ở tỉnh hậu giang (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)