Tình hình thu hút nguồn vốn ODA tại Hậu Giang

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút nguồn vốn oda ở tỉnh hậu giang (Trang 50 - 59)

4.1 TÌNH HÌNH THU HÚT ODA TẠI VIỆT NAM

4.2.1 Tình hình thu hút nguồn vốn ODA tại Hậu Giang

Năm 2008, 2009 khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế của tất cả các quốc gia, trong đó có cả các nước phát triển là những nhà tài trợ ODA chủ yếu cho Việt Nam nên nguồn cung ODA dành cho các nước đang phát triển có phần suy giảm. Mặc dù vậy, cộng đồng tài trợ quốc tế đã thể hiện sự ủng hộ và cam kết mạnh mẽ đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam nói chung và Hậu Giang nói riêng việc vận động và thu hút vốn ODA đạt mức khá cao. Từ năm 2004 đến nay Hậu Giang đã thu hút tổng vốn ODA đầu tư khoảng 1.224 tỷ đồng, riêng giai đoạn 2011 – 2014 thu hút 15 dự án (bao gồm các dự án chuyển tiếp và chuẩn bị thực hiện) với tổng vốn ODA trên 719.278 triệu đồng, tuy nhiên hầu hết các dự án đều dừng lại ở quy mô vừa và nhỏ. Năm 2010 là thời điểm Việt Nam được công nhận là quốc gia có thu nhập trung bình khoảng 1200 USD/năm Hậu Giang thu hút được 3 dự án với số vốn ODA đạt trên 185 tỷ đồng. Năm 2012 không thu hút được dự án mới nào mà chỉ thực hiện những dự án chuyển tiếp từ năm trước do nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn và tình hình kinh tế thế giới đang bị khủng hoảng nghiêm trọng.

Năm 2011, 2012 và 2013 thu hút được 4 dự án trong đó có Dự án Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP Vị Thanh có số vốn đăng kí lớn nhất 251.000 triệu đồng chiếm 35% tổng vốn kí kết giai đoạn 2010 – 2014.

Bảng 4.2 Danh mục các dự án ODA tại Hậu Giang giai đoạn 2010 – 6/2014

Năm Số dự án Tên dự án Vốn kí kết

(Triệu đồng) 2010 3 Đường Kinh Cùng- Phương Phú

Mở rộng mạng lưới cấp thoát nước Ngã 7- Tân Phú Thạnh

Đường Tỉnh 928

24.560 28.513

127.090 2011 4 Hỗ trợ y tế ĐBSCL

Hỗ trợ đảm bảo chất lượng trường học Phòng chống HIV/AIDS

Cải cách Hành chính tỉnh Hậu Giang

- 56.000 - -

2012 0 X 0

2013 4 Nhà máy nước sông Hậu

Đường Lương Tâm – Vĩnh Thuận Đông 1 Đường Lương Tâm – Vĩnh Thuận Đông 2 Chương trình phát triển giáo dục trung học

7.000 30.000 35.000 57.536 4 Hợp phần cung cấp nước và vệ sinh nông

thôn (WB6)

Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP Vị Thanh

Phát triên giáo dục trung học phổ thông 2 Mô hình thí điểm trồng lúa

62.079

251.000

14.500 21.000

Tổng 15 X 719.278

4.2.1.1 Phân b vn ODA và khi lượng thc hin

Việt Nam đã bước qua ngưỡng cửa thoát khỏi tình trạng nước chậm phát triển và gia nhập vào các nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình (MIC)

và theo thông lệ tài trợ phát triển quốc tế, quy mô, cơ cấu và điều kiện tài trợ ODA sẽ thay đổi theo hướng viện trợ không hoàn lại sẽ giảm đi và các điều kiện vốn vay sẽ kém ưu đãi hơn và xu hướng là vốn vay kém ưu đãi sẽ tăng.

Các dự án ODA của Hậu Giang đều được kí kết thông qua Chính phủ, thực hiện theo những Hiệp Định sử dụng ODA và được phân bổ từ Trung ương. Từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2014 Hậu Giang được phân bổ với khối lượng 415.271,6 triều đồng cho 15 dự án. Tình hình phân bổ và thực hiện các dự án từ nguồn vốn ODA cụ thể trong bảng sau:

Bảng 4.3: Phân bổ vốn ODA giai đoạn 2011 – 2014

ĐVT: Triệu VNĐ

Năm Phân bổ

ODA

Chênh lệch +/-

Chênh lệch

%

Thực hiện Tỷ lệ giải ngân (%)

2010 35.000 - 0 35.000 100

2011 94.831,6 59.831,60 170,9 84.332,6 88,93

2012 120.406 25.574,40 27,0 76.817 63,80

2013 95.841 -25.565,00 -20,4 23.666 24,69

6/2014 104.193 78.618,60 8,7 23.761 22,80

Tổng 450.272 - - 243.576,6 54,10

Nguồn: Phòng Hợp tác Kinh tế Đối ngoại – Sở KH&ĐT

Trong bối cảnh Việt Nam phải cắt giảm đầu tư công để kiềm chế lạm phát, mức GDP bình quân đầu người đã đạt được khoảng 1.200 USD đã tạo ra thách thức lớn và ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thu hút ODA vào Việt Nam nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng. Theo bảng 4.3 ta thấy việc phân bổ vốn ODA cho các dự án có nhiều biến động và khối lượng thực hiện ngày càng có xu hướng giảm.

Năm 2010 là năm có khối lượng phân bổ thấp nhất (3 dự án) nhưng khối lượng thực hiện cao nhất và được đánh giá là năm sử dụng vốn ODA có hiệu quả nhất với tỷ lệ giải ngân 100%. Năm 2011 là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2011-2015 với nhiều mục tiêu, định hướng được đề ra thì việc thu hút vốn ODA đóng vai trò rất quan trọng để phát triển tỉnh với 2 dự án tuy nhiên dự báo giai đoạn năm 2011-2015 nguồn vốn ODA vào Việt Nam sẽ khó giữ được mức tăng như giai đoạn trước. Đến năm 2012 trong khi lượng vốn phân bổ tăng lên trên 120 tỷ đồng thì tỷ lệ giải ngân giảm còn khoảng 64% và tiếp tục

chuyển biến xấu đi đến năm 2013 lượng vốn phân bổ giảm còn khoảng 96 tỷ đồng thì khối lượng thực hiện cũng chỉ còn khoảng 25%. Đến năm 2014 khối lượng phân bổ có chuyển biến tốt bằng chứng là với số vốn phân bổ 104.193 triệu đồng (tăng khoảng 10 tỷ so với 2013) chỉ trong 6 tháng đầu năm đã giải ngân được 22%.

Tuy nhiên điều đáng lo ngại là có một số rất ít các dự án có tốc độ giải ngân vẫn còn chậm chạp nguyên nhân chủ yếu là do giải phóng mặt bằng chậm và chi phí GPMB tăng 2-3 lần sau Nghị định 9/2009/NĐ-CP điều này gây mất thiện cảm của nhà đầu tư trong năm tới và vốn ODA có tăng cũng chỉ tăng ít; còn lại các dự án đều có khối lượng giải ngân đồng đều và hiệu quả điển hình là năm 2011 có hai dự án có khối lượng thực hiện cao hơn khối lượng phân bổ là dự án Đường T928 và dự án Phòng chống HIV/AIDS. Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác giải thích cho sự biến động này là trình độ quản lý và thực hiện của Ban quản lý dự án và các nhà thầu các dự án này còn hạn chế, chưa hiểu rõ về những quy định của nhà tài trợ nên quá trình thực hiện còn bị gián đoạn.

Nhìn chung trong những năm vừa qua tình hình thu hút vốn ODA của tỉnh vẫn còn thấp do điều kiện kinh tế xã hội vẫn còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, bên cạnh đó tình hình kêu gọi các nhà đầu tư vẫn còn yếu, cần phải nỗ lực kêu gọi các nhà đầu tư không những tiềm kiếm nguồn vốn mà còn nâng cao vị thế của tỉnh, bên cạnh đó cần có sự phối hợp giữa chủ đầu tư, chính quyền địa phương tại các dự án để có hướng giải quyết kịp thời các vướng mắc không cần thiết trong những năm tới.

4.2.1.2 Phân b vn ODA theo hình thc và phương thc

Những năm đầu của giai đoạn đổi mới với xuất phát điểm là một nước nghèo lạc hậu nên chủ yếu được hỗ trợ dưới dạng viện trợ không hoàn lại, tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế và quy mô mở rộng của vốn ODA thì phần vốn vay ưu đãi ngày càng chiếm tỉ trọng chính trong nguồn vốn được giải ngân.

Tại Việt Nam, ODA được cung cấp theo dự án hoặc chương trình dưới hình thức viện trợ không hoàn lại và vay ưu đãi. Khoảng 15 - 20% số vốn ODA cam kết nói trên là viện trợ không hoàn lại, hầu hết là các dự án hỗ trợ kỹ thuật, còn lại một phần nhỏ là các dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ và phi dự án (viện trợ hàng hóa). Hậu Giang cũng không nằm ngoài xu thế đó tuy nhiên có sự chênh lệch rất lớn trong việc thu hút các dự án vay ưu đãi và viện trợ không hoàn lại.

- Theo hình thức viện trợ: Đối với Hậu Giang giai đoạn 2010 – 2014 có 14/15 dự án là sử dụng ODA vốn vay chiếm 97,76% tổng vốn ODA và 1/15 dự án là ODA viện trợ không hoàn lại chỉ chiếm 2,24% tổng vốn ODA đầu tư vào Hậu Giang giai đoạn 2011 – 2014. Rõ ràng cột mốc 2010 – Việt Nam chính thức trở thành quốc gia có thu nhập trung bình trên 1000 USD/ năm đã ảnh hưởng đến việc thu hút viện trợ không hoàn lại của Việt Nam nói chung và Hậu Giang nói riêng, đòi hỏi Hậu Giang phải có những dự án thật sự mang lại hiệu quả kinh tế cao để đáp ứng điều kiện chi trả nợ trong thời gian tới.

- Theo phương thức viện trợ: 15 dự án ( bao gồm các dự án chuyển tiếp, khởi công mới và chuẩn bị thực hiện) đã có đến 14 dự án theo phương thức Hỗ trợ dự án chiếm hơn 95% mà hỗ trợ xây dựng cơ bản là chủ yếu và hỗ trợ hành chính sự nghiệp chỉ chiếm phần rất nhỏ. Bên cạnh đó còn 1 dự án Hỗ trợ chương trình chỉ chiếm khoảng 5%, trong đó dự án hỗ trợ chương trình cho lĩnh vực Giáo dục đào tạo là Chương trình phát triển giáo dục trung học.

4.2.1.3 Phân b vn ODA theo lĩnh vc

Cũng giống như các nước đang phát triển khác, Việt Nam nói chung và Hậu Giang nói riêng thường được nhận nhiều ODA nhằm mục tiêu cải thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông vận tải. Tuy nhiên đối với nhu cầu, sẽ xác định các ngành, lĩnh vực ưu tiên, nhu cầu sử dụng nguồn vốn theo nguyên tắc mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất. Đối với nguồn cung, sẽ phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ để xác định khả năng cung cấp các nguồn vay này và lĩnh vực các nhà tài trợ quan tâm.

Hậu Giang là một tỉnh mới thành lập không lâu, các đơn vị hành chính đều là nhưng địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Cơ cấu vốn ODA phân bổ theo ngành, lĩnh vực thời kỳ 2010 - 2014 có những chuyển biến tích cực và điều này được thể hiện cụ thể như sau:

Bảng 4.4: Phân bổ vốn ODA theo Ngành, lĩnh vực giai đoạn 2010 – 2014

ĐVT: Triệu VNĐ

STT Lĩnh vực Phân bổ ODA Tỷ lệ (%) Số dự án

1 Giao thông vận tải 244.034 54,20 4

2 Nâng cấp nước Đô thị & Nông thôn

66.780 14,83 4

3 Giáo dục và đào tạo 53.301 11,84 3

4 Y tế 35.394 7,86 2

5 Cải cách hành chính 29.763 6,61 1

6 Nông nghiệp 21.000 4,66 1

Tổng 450.272 100 15

Nguồn: Phòng Hợp tác Kinh tế Đối ngoại Tuy Hậu Giang là tỉnh mới thành lập nhưng đã rất nỗ lực trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong đó có nguồn vốn ODA. Tính đến hết tháng 6 năm 2014 Hậu Giang đã có 15 dự án (bao gồm các dự án chuyển tiếp và chuẩn bị thực hiện) tập trung vào nhiều lĩnh vực. Theo hình 4.2 trong thời kỳ 2010 - 2014, nguồn vốn ODA đã được sử dụng tập trung chủ yếu cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Hơn 50% vốn ODA phân bổ với 4 dự án đã và đang được thực hiện để phát triển ngành giao thông vận tải chủ yếu tập trung cho đường bộ. Cũng với 4 dự án nhưng ngành nâng cấp nước đô thị và nông thôn nhưng chỉ phân bổ được khoảng 67 tỷ đồng, tuy nhiên trong chính sách huy động nguồn vốn ODA trong thời kỳ 2011 – 2015 sẽ duy trì tỷ trọng ODA ở mức cao để hỗ trợ phát triển hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải, cơ sở hạ tầng đô thị và giao thông nông thôn vì đây là lĩnh vực đang thiều và cần nhiều vốn tập trung trong thời gian ngắn. Về lĩnh vực cải cách hành chính và nông nghiệp vẫn chưa được chú trọng cụ thể là giai đoạn 2010 – 2014 chỉ thu hút được 1 dự án. Riêng về Nông nghiệp do Hậu Giang là địa bàn có tình hình kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn nên việc phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đói giảm nghèo là hết sức cần thiết và cấp bách trong thời điểm hiện nay. Về giáo dục đào tạo 1/3 dự án được thực hiện tại TP Vị Thanh (trường Chuyên điểm và THPT Vị Thanh của tỉnh Hậu Giang) chỉ với 11,84% vốn phân bổ ODA.

4.2.1.4 Phân b vn ODA theo địa bàn

Vừa được tách ra từ Cần Thơ năm 2004 Hậu Giang là một tỉnh nghèo, TP Vị Thanh là đô thị loại III nhưng vẫn là vùng khó khăn, các vùng còn lại là các đợn vị có tình hình kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Phân bổ vốn ODA giai đoạn 2011 – 2014 cụ thể như sau:

Bảng 4.5: Phân bổ vốn ODA theo vùng giai đoạn 2011 – 2014

ĐVT: Triệu VNĐ

STT Vùng Phân bổ ODA Tỷ lệ (%)

1 Phụng Hiệp 173.733,18 38,58

2 Long Mỹ 105.815,18 23,50

3 TP.Vị Thanh 46.315,43 10,30

4 Vị Thủy 38.757,18 8,62

5 Châu Thành A 34.513,68 7,68

6 Ngã Bảy 30.446,93 6,76

7 Châu Thành 20.690,43 4,56

Tổng 450.272 100

Nguồn: Tổng hợp từ Phòng Hợp tác Kinh tế Đối ngoại- Sở KH&ĐT

Nhìn chung, nguồn vốn ODA phân bổ theo vùng còn chưa đồng đều. Theo bảng 4.6 chúng ta thấy lượng vốn ODA phân bổ lớn nhất là Phụng Hiệp và Long Mỹ với hơn 60% tổng vốn phân bổ. Phụng Hiệp là đơn vị thu hút được lượng vốn ODA nhiều nhất với khoảng 174 tỷ đồng. Các dự án ODA cho Phụng Hiệp chiếm 39% tổng vốn ODA tập trung chủ yếu vào lĩnh vực Giao thông vận tải với 2 dự án.

Long Mỹ có điều kiện địa lí thuận lợi có hệ thống giao thông đường thủy và đường bộ đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Vì vậy việc đầu tư cho lĩnh vực Giao thông vận tải là hoàn toàn hợp lý điển hình là hai dự án Đường Lương Tâm – Vĩnh Thuận Đông giai đoạn 1 và giai đoạn 2 – là đơn vị lớn thứ hai được phân bổ lượng vốn trên 105 tỷ đồng vốn ODA chiếm 23,5 % do Cơ quan Hợp tác Quốc tế JICA Nhật Bản thực hiện.

Thành phố Vị Thanh: Vị Thanh là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và là đầu mối giao thông, là điểm tựa quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững của tỉnh Hậu Giang và tiểu vùng Tây sông Hậu, Bắc bán đảo Cà Mau. Do đó, ưu tiên nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng phát triển thành thành phố đô thị loại II với 2 dự án có vốn ODA lĩnh vực giáo dục và nâng cấp nước đô thị nông thôn. Với số vốn ODA phân bổ chiếm khoảng 11 % đã phần nào cải thiện được mức sống của người dân nơi đây. Ngoài

ra còn 4 đơn vị hành chính còn lại là Vị Thủy, Châu Thành A, Châu Thành và Thị xã Ngã Bảy đạt khoảng 25% tổng vốn ODA.

Đối với hệ thống cấp nước sinh hoạt, cung cấp đủ nước sạch cho Khu đô thị Công nghiệp Sông Hậu tại huyện Châu Thành với quy mô diện tích 3.200 hecta vì thế Châu Thành là địa điểm đặt dự án Nhà máy nước sông Hậu của Chính Phủ Hà Lan với số vốn ODA 7 tỷ đồng. Vị Thủy có 1 dự án thuộc lĩnh vực Nông nghiệp (Mô hình Thí điểm trồng lúa huyện Vị Thủy). Trong khi đều là những khu vực khó khăn thì số dự án thu hút ở từng khu vực khác nhau và lượng vốn phân bổ cũng khác nhau điều này phần lớn là do năng lực lập dự án của các cán bộ địa phương, phần là vì chưa hiểu biết rõ về những quy định cũng như định hướng của các nhà tài trợ.

4.2.1.5 Phân b vn ODA theo đối tác

Trong nước, kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và đang từng bước khôi phục. Đồng thời, quá trình hội nhập tiếp tục đi vào chiều sâu thực hiện tốt các cam kết khi gia nhập WTO. Vì thế Hậu Giang đã thu hút được nguồn vốn ODA từ nhiều nhà tài trợ và xu hướng ngày càng tăng cụ thể là trong giai đoạn 2010 – 2014 Hậu Giang đã nhận được nguồn vốn ODA từ 6 nhà tài trợ đa phương và song phương,trong đó có Nhật Bản là đối tác song phương lớn nhất và WB là đối tác đa phương lớn nhất chiếm 33,02% và 44,76%.

Bảng 4.6: Phân bổ vốn ODA theo đối tác giai đoạn 2011 - 2014

ĐVT:Triệu VNĐ

STT Tên đối tác Số dự án

Vốn ODA (Triệu VNĐ)

Tỷ lệ (%)

1 Ngân hàng Thế giới (WB) 5 201.561 44,76

2 Cơ quan hợp tác Quốc tế (JICA Nhật Bản)

4 148.647 33,02

3 Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)

2 37.125 8,25

4 Vương quốc Bỉ 1 29.763 6,61

5 Chính phủ Pháp 1 16.176 3,59

6 Chính phủ Đan Mạch 1 10.000 2,22

7 Chính phủ Hà Lan 1 7.000 1,55

Tổng 15 450.272 100

Nguồn: Tổng hợp từ Phòng Hợp tác Kinh tế Đối ngoại- Sở KH&ĐT

Qua bảng 4.6 chúng ta thấy Hậu Giang đã hút được nguồn vốn từ 2 nhà tài trợ đa phương và 4 nhà tài trợ song phương.Cụ thể như sau:

Là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và cũng là nước có chính sách hỗ trợ tích cực vốn ODA cho các nước đang phát triển, Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất của Việt Nam do có lợi thế về công nghệ và kỹ thuật xây dựng hạ tầng nên vốn ODA từ Nhật Bản chủ yếu là dành cho xây dựng hạ tầng giao thông với điều kiện kèm theo thường là để các công ty của Nhật Bản thiết kế, thi công và giám sát.Chính phủ Nhật Bản khi nối lại viện trợ cho Việt Nam vào ngày 23 tháng 2 năm 2009 sau vụ hối lộ của ông Huỳnh Ngọc Sỹ đã được giải quyết và hai bên đã thực hiện những cam kết giải quyết thỏa đáng. Riêng ODA cho năm 2009 Nhật Bản có khoản cam kết mới trị giá 83,2 tỷ yên (tương đương 900 triệu USD) – vẫn là đối tác song phương lớn nhất của Việt Nam. Đối với Hậu Giang ngay sau khi nối lại viện trợ đã đầu tư vào 4 dự án với số vốn phân bổ khoảng 149 tỷ đồng trong đó có 3 dự án giao thông vận tải.

Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ABD) thường tài trợ vốn cho các chương trình xóa đói giảm nghèo, nông nghiệp và phát triển nông thôn, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và xây dựng hệ thống pháp lý.Đòi hỏi của nhà tài trợ này thường đi kèm với các yêu cầu về cải cách hành

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút nguồn vốn oda ở tỉnh hậu giang (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)