Các chỉ tiêu đánh giá

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút nguồn vốn oda ở tỉnh hậu giang (Trang 63 - 70)

4.4 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA

4.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá

Từ việc cam kết đến kí kết hợp đồng rồi đến việc giải ngân là cả một quá trình và qua nhiều giai đoạn, tuy nhiên trong nhiều bước như thế này khi phát hiện ra một vấn đề thì nhà tài trợ sẽ tạm dừng việc cấp vốn để giải quyết và sẽ tiếp tục khi giải quyết xong. Cho nên việc đề xuất dự án có hiệu quả và tìm hiểu kỹ các quy định của nhà tài trợ là điều rất quan trọng. Tình hình giải ngân là biểu hiện bước đầu hiệu quả của nguồn vốn ODA.

Bảng 4.8 Tỷ lệ giải ngân vốn ODA tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2010 - 2014 Năm 2010 2011 2012 2013 6/2014 Trung bình Tỷ lệ giải ngân (%) 100 88,93 63,80 24,69 22,80 54,10

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hậu Giang

Đối với Hậu Giang là một tỉnh mới thành lập cách đây không lâu, tỷ lệ giải ngân trung bình giai đoạn 2011- 6/2014 xấp xỉ 54% là một con số đáng xem xét. Tuy nhiên nếu xét cụ thể tỷ lệ giải ngân ngày càng giảm từ 100% năm 2010 chỉ còn 24,69% năm 2013 tỷ lệ giải ngân chậm và ngày càng giảm là do sự phối hợp giữa chủ đầu tư và các cơ quan quản lý dự án còn chưa chặt chẽ hiệu quả trong việc giải quyết các vướng mắc mà vướng mắc lớn nhất là công tác giải phóng mặt bằng. Nếu tiếp tục duy trì tỷ lệ này sẽ tạo ra cho Hậu Giang nhiều thách thức trong thu hút nguồn vốn ODA trong thời gian tới và con đường trở thành nước công nghiệp của Việt Nam vào năm 2020 sẽ ngày càng hẹp lại.

4.4.1.2 Đóng góp vào đầu tư toàn xã hi và thu hút FDI

Vốn ODA là một phần của nguồn tài chính chính thức mà Chính phủ các nước phát triển và các tổ chức đa phương dành cho các nước đang phát triển nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội các quốc gia này. Hơn 20 năm qua, Việt Nam đã có được những thành công đáng kể trong các lĩnh vực: đầu tư bằng vốn ODA chiếm khoảng 12% tổng vốn đầu tư xã hội, 28% vốn đầu tư từ NSNN, 50%

vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

Bảng 4.9: Vốn đầu tư toàn xã hội, FDI và ODA Hậu Giang giai đoạn 2010 – 2013 ĐVT: Triệu VNĐ

Năm Tổng đầu tư FDI ODA ODA/Tổng đầu tư(%)

2010 8.105.590 245.600 35.000 0,43

2011 9.630.990 220.000 94.831,6 0,98

2012 11.650.800 240.000 120.406 1,03

2013 12.770.800 3.152.000 95.841 0,75

Nguồn: Niên giám thống kê và Sở KHĐT tỉnh Hậu Giang năm 2013

Theo bảng trên ta thấy lượng vốn ODA và FDI không có sự tương đồng giữa lượng vốn với nhau. Do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới, dẫn đến sự biến động bất ổn của dòng vốn ODA vào tỉnh Hậu Giang, trong khi nguồn vốn đầu tư toàn xã hội vẫn ổn định tăng qua các năm, điều này làm cho tỷ trọng đóng góp của vốn ODA trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội biến động bất thường. Tuy tỷ trọng vốn ODA trong tổng vốn đầu tư của Hậu Giang còn thấp nhưng đã đóng góp rất cho phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2010 mức đóng góp thấp nhất là 0,43 % tăng dần đến năm 2012 mức đóng góp vốn ODA cao nhất đạt 1,03%, đến năm 2013 tuy giảm còn 0,75% nhưng nguồn vốn này vẫn đóng vai trò quan trọng trong phát triên kinh tế - xã hội tại tỉnh Hậu Giang. Theo Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang năm 2013 tổng đầu tư phát triển toàn xã hội phân theo nguồn vốn thì nguồn vốn ODA nằm trong mục 2 (vốn vay) mà trong đó có Vốn tín dụng đầu tư phát triển chủa Nhà nước, năm 2010 đến năm 2012 lượng vốn ODA phân bổ đều chiếm trên 70% trong mục này và đến năm 2013 lượng vốn phân bổ chỉ còn chiếm xấp xỉ 25%.

Bảng 4.10 Đầu tư phân theo nguồn vốn của tỉnh Hậu Giang năm 2010 – 2013 ĐVT: Triệu VNĐ

2010 2011 2012 2013

Phân theo nguồn vốn 8.105.590 9.630.990 11.650.800 12.770.800 1. Ngân sách nhà nước 3.288.190 2.773.108 2.891.440 3.195.200 - Trung ương 2.368.975 1.509.596 1.875.690 2.085.600 - Địa phương 919.215 1.263.512 1.015.750 1.109.600

2. Vốn vay 45.000 132.382 156.000 390.000

3. Vốn của DNNN 750.000 1.000.000 1.450.600 1.360.400 4. Đầu tư trực tiếp của

nước ngoài

248.500 50.000 240.000 315.200 5. Vốn khác 3.773.90 5.675.50 6.912.760 7.510.000

Nguồn: Niêm giám Thống kê tỉnh Hậu Giang năm 2013

Bên cạnh việc đóng góp vào đầu tư toàn xã hội thì việc đầu tư vào việc nâng cấp, cải thiện các cơ sở hạ tầng, hệ thống giáo dục đào tạo… bằng nguồn vốn ODA nhằm làm cho môi trường đầu tư trở nên hấp dẫn hơn mà cụ thể là thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Giai đoạn 2010 – 2012 việc xúc tiến thương mại của tỉnh đang yếu dần, cần nổ lực kêu gọi các nhà đầu tư hơn nữa bên cạnh đó cũng cần xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện nhằm thu hút các nhà đầu tư, những dự án ODA chưa phát huy hết hiệu quả cao cụ thể là lượng vốn FDI trung bình chỉ có 235,2 tỷ đồng nhưng đến năm 2013 vốn FDI tăng đột biến ( gấp 13 lần so với 2012 và chiếm xấp xỉ 25% vốn đầu tư toàn xã hội – sự tiến bộ vượt bậc trong công tác xúc tiến đầu tư, cũng như cơ sở hạ tầng dần dần đã được hoàn thiện góp phần thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến Hậu Giang đầu tư.

Nhờ những tiến bộ trong công tác thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA thì rất nhiều dự án góp phần thay đổi bộ mặt của Hậu Giang đã mọc lên và ngày càng dày đặc hơn nữa, những thành tựu đó sẽ được nhiều quốc giai trên thế giới ghi nhận và ngày càng đầu tư vào Việt Nam nói chung và Hậu Giang nói riêng càng nhiều hơn nữa như một mảnh đất đầy tiềm năng cả về thu hút FDI lẫn ODA.

4.4.1.3 Đóng góp vào tng sn phm ni địa GDP

Ngoài việc đóng góp vào tổng đầu tư toàn xã hội và thúc đẩy thu hút FDI thì nguồn vốn ODA còn đóng góp vào GDP của tỉnh Hậu Giang một lượng đáng kể.

Bảng 4.11: ODA, GDP và tỷ trọng ODA trong GDP theo giá hiện hành giai đoạn 2010 – 2013

ĐVT: Triệu VNĐ

Năm 2010 2011 2012 2013

GDP 11.903.734 15.116.397 18.287.847 21.223.665

ODA 35.000 94.831,6 120.406 95.841

ODA/ GDP (%) 0,29 0,63 0,66 0,45

Nguồn: Niêm giám Thống kê tỉnh Hậu Giang năm 2013

Nếu với Việt Nam vốn ODA chiếm khoảng 3 – 4 % GDP thì đối với Hậu Giang chỉ chiếm khoảng 0,29 – 0,66 %, tuy chiếm tỷ trọng khiêm tốn nhưng nguồn vốn này đã góp phần cải thiện đời sồng, trình độ học vấn, sức khỏe của người dân cả đô thị và nông thôn tỉnh Hậu Giang bằng nhiều dự án thuộc nhiều lĩnh vực trong

đó tập trung cho lĩnh vực giao thông vận tải để mở rộng giao lưu trao đổi hàng hóa với các tỉnh lân cận tạo ra nguồn thu nhập cho người dân và nhiều lĩnh vực khác.

Nếu năm 2010 vốn ODA chỉ chiếm 0,29 % GDP thì đến năm 2012 đạt 0,66 % và sẽ ngày càng tăng. Với tình hình nguồn vốn ODA luôn tăng năm sau cao hơn năm trước hứa hẹn sẽ mở ra một cơ hội lớn cho Việt Nam nói chung được biết đến ở nhiều quốc gia trên thế giới.

4.4.1.4 Đóng góp vào Ngân sách Nhà nước (NSNN)

Sự tiến bộ vượt bậc trong việc xúc tiến thương mại của tỉnh, cũng như cơ sở hạ tầng dần dần đã được hoàn thiện góp phần thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến Hậu Giang đầu tư, quá trình giải ngân của các dự án được cải thiện góp phần tăng vốn đầu tư xã hội tạo nguồn vốn để xây dựng tỉnh ngày càng phát triển hơn.

Nhưng vốn đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng là rất lớn nên phải dựa vào nguồn vốn ODA để bổ sung cho vốn đầu tư hạn hẹp từ ngân sách Nhà nước. ODA là nguồn vốn thuộc Ngân sách Nhà nước được sử dụng để thực hiện các mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và được phản ánh trong ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. Ngân sách nhà nước cấp phát áo dụng cho các chương trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội hoặc các lĩnh vực khác không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thuộc nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách.

Bảng 4.12 Tình hình thu NSNN tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2010 - 2013

ĐVT: Triệu đồng

Năm Thu NSNN ODA % ODA/Thu

2010 4.993.779 35.000 0,70

2011 6.929.358 94.831,60 1,37

2012 5.892.138 120.406 2,04

2013 5.921.405 95.841 1,62

Nguồn: Niêm giám Thống kê tỉnh Hậu Giang năm 2013

Trong giai đoạn này, giá trị đóng góp của vốn ODA vào nguồn thu ngân sách nhà nước tăng dần qua các năm làm cho tỷ trọng nguồn vốn ODA so với nguồn thu NSNN cũng tăng dần qua các năm nhưng tăng nhẹ. Từ 0,7% năm 2010 tăng lên 2,04% năm 2012 với tỷ lệ trung bình 1,4%. Nếu xét về lượng thu NSNN và lượng vốn ODA riêng năm 2011 NSNN thu vào một lượng đột biến (tăng 2.000 tỷ đồng NSNN, tăng 60 tỷ ODA) so với năm 2010 là do thu NSNN đều tăng mạnh qua các năm và thu từ nhiều nguồn hơn chứng tỏ Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình không gây trở ngại cho Việt Nam nói chung trong công tác thu hút vốn

ODA. Năm 2012 thu NSNN có giảm xuống nhưng lượng vốn ODA vẫn tăng làm cho tỷ trọng ODA trong thu Ngân sách tăng lên điều này thể hiện đồng vốn ODA đã được sử dụng có hiệu quả, cơ chế quản lý phù hợp, ít sai sót xảy ra, khắc phục được những hao hụt không đáng xảy ra như giai đoạn trước.

4.4.1.5 Gii quyết vic làm

Bên cạnh việc đóng góp cho nguồn thu NSNN, các dự án ODA còn giải quyết việc làm cho phần lớn những lao động đang thất nghiệp. Số lao động trong độ tuổi lao động đang không có việc làm có xu hướng giảm dần qua các năm, đây là thực trạng tích cực giúp giải quyết tình trạng việc làm và tạo thu nhập cho người dân lao động ở tỉnh Hậu Giang. Nguồn vốn ODA vào tỉnh còn giúp lan tỏa, nâng cao tri thức đến người dân lao động, học hỏi được kinh nghiệm quản lý từ nước ngoài, tiếp thu được những thành tựu khoa học kĩ thuật mới…

4.4.1.6 Đóng góp ca ODA vào phát trin kinh tế - xã hi

Qua hơn 10 năm thu hút, vận động và sử dụng, nguồn vốn ODA đã giúp Hậu Giang bổ sung cho ngân sách eo hẹp, tiếp thu được những công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý hiện đại để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần giúp Việt Nam nói chung và Hậu Giang nói riêng đạt được tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân. Trong đó lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng nhận được nhiều vốn ODA nhất.

Từ năm 2004 tới hết năm 2014, nguồn vốn ODA đã được tập trung hỗ trợ cho các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội, ưu tiên đó là: ngành giao thông vận tải (61,26%); phát triển nông nghiệp(6,5%); ngành nâng cấp nước Đô thị và Nông thôn 13,04%); ngành giáo dục và đào tạo (19,12%).

Mặc dù nguồn vốn ODA chỉ chiếm phần nhỏ trong GDP nhưng có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh ngân sách dành cho đầu tư phát triển của ta còn hạn hẹp, trong khi nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội lại rất lớn.

Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn: Các chương trình và dự án ODA đã góp phần cải thiện và phát triển sản xuất nông nghiệp, thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam. Các dự án hỗ trợ phát triển hạ tầng nông thôn đã góp phần cải thiện đời sống người dân các vùng sâu, vùng xa nhất là trong việc tiếp cận tới các dịch vụ công trong các lĩnh vực y tế, giáo dục..., góp phần quan trọng vào công tác xóa đói giảm nghèo tại các vùng nông thôn.

Bên cạnh đó, các chương trình, dự án ODA cũng đã hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ nông nghiệp giúp nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.

Về giao thông vận tải: Đây là ngành tiếp nhận vốn ODA nhiều nhất. Trong thời kỳ 2010-2014, ngành Giao thông Vận tải đã hoàn thành và đang thực hiện trên 12 dự án với tổng vốn ODA hơn 324 tỷ USD, trong đó đã hoàn thành 2 dự án với vốn ODA đạt 160 tỷ đồng và đang thực hiện 10 dự án với số vốn ODA khoảng 562 tỷ USD. Các chương trình, dự án ODA trong lĩnh vực này đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng và hoàn thiện hệ thống giao thông quốc gia cũng như giao thông vùng và tại các tỉnh, thành.

Trong giáo dục và đào tạo: Trong lĩnh vực giáo dục giai đoạn 2010 - 2014, Hậu Giang đã tranh thủ được nguồn vốn ODA của các tổ chức quốc tế để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác dạy và học (chương trình đảm bảo chất lượng trường học SEQAP, dự án giáo dục trung học và dự án giáo dục trung học phổ thông giai đoạn 2) .Tổng nguồn vốn ODA dành cho giáo dục và đào tạo ước khoảng 127,5 triệu đồng, chiếm khoảng 20% tổng vốn ODA.. đã góp phần cải thiện chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục và đào tạo, tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc nâng cao chất lượng dạy và học.

Trong phát triển đô thị và bảo vệ môi trường: Từ nguồn vốn ODA, hầu hết các thành phố, thị xã, thị trấn đã được xây dựng mới, cải tạo hoặc mở rộng hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, thoát nước và một số nhà máy xử lý nước thải.

Nhìn chung, việc sử dụng vốn ODA trong thời gian qua là có hiệu quả, hỗ trợ tích cực cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam.

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút nguồn vốn oda ở tỉnh hậu giang (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)