4.1 TÌNH HÌNH THU HÚT ODA TẠI VIỆT NAM
4.1.1 Tình hình thu hút nguồn vốn ODA tại Việt Nam
Hội nghị bàn tròn về viện trợ dành cho Việt Nam diễn ra tại Paris (Pháp) từ ngày 9-10/11/1993 đã đặt nền tảng cho quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và cộng đồng tài trợ quốc tế dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau, tin cậy và xây dựng.
Kể từ đó, một diễn đàn đối thoại thường niên về chính sách phát triển và viện trợ giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ được thiết lập với tên gọi là Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam ( gọi tắt là Hội nghị CG). Đến nay, ở Việt Nam đã có 51 nhà tài trợ bao gồm 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương và hơn 350 tổ chức phi Chính phủ nước ngoài đang hoạt động, cung cấp nguồn ODA và vốn vay ưu đãi cho nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội của Việt Nam. Nếu xét trong suốt giai đoạn 1993 – 2012 Việt Nam đã nhận được hơn 70 tỷ USD với ba nhà tài trợ có quy mô cung cấp ODA cao nhất là Ngân hàng Thế giới (WB – World Bank), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB – Asian Development Bank) và Nhật Bản chiếm 70% - 80% tổng giá trị các điều ước quốc tế về ODA được kí kết, trong đó Nhật Bản chiếm gần 40%.
Cuối năm 1992, Nhật Bản bắt đầu hỗ trợ ODA dành cho Việt Nam và đến nay vừa tròn 20 năm. Trong 20 năm qua, Nhật Bản luôn là nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam trong giai đoạn 1993-2012 với khoảng 19,81 tỷ USD. Tổng số vốn cam kết viện trợ cho Việt Nam đến năm 2013 là 24 tỷ USD. Năm 2014 tuy không có công bố chính thức nhưng Nhật Bản vẫn cam kết là đối tác ODA hàng đầu cho Việt Nam với 1,64 tỷ USD.
Pháp là đối tác song phương viện trợ ODA cho Việt Nam đứng thứ hai sau Nhật Bản. Từ khi Việt Nam nối lại quan hệ với cộng đồng quốc tế tính đến hết năm 2012 Việt Nam đã nhận được 3,91 tỷ USD.
Ngân hàng Thế giới (WB) là đối tác đa phương lớn nhất viện trợ ODA cho Việt Nam từ năm 1993. Hiện nay, Việt Nam chủ yếu vay của Hiệp hội Phát triển Quốc
tế (IDA) và Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) – là hai trong năm tổ chức trong nhóm Ngân hàng Thế giới. Tính đến hết năm 2012 WB đã cung cấp cho Việt Nam với khoảng 20,1 tỷ USD vốn cam kết.
Mặc dù Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình năm 2010 nhưng mức hỗ trợ của ADB cho Việt Nam vẫn ở mức cao cụ thể là trong giai đoạn 1993-2013, ADB đã tài trợ cho Việt Nam là 12,5 tỷ USD, dự kiến năm 2014, ADB tài trợ khoảng 1,37 tỷ USD và năm 2015 là 1,24 tỷ USD. Trong giai đoạn 2015-2017, ADB dự kiến tiếp tục duy trì tài trợ cho Việt Nam khoảng 3,67 tỷ USD, tương đương như mức các năm trước đây.
Ngoài ra còn có các nhà tài trợ khác như Mỹ, Anh, Đức, Đan Mạch, Hàn Quốc, EC, NGOs, UN nằm trong nhóm 12 nhà tài trợ nhiều nhất cho Việt Nam giai đoạn 1993 – 2012. Những nguồn vốn do các quốc gia, tổ chức này cung cấp đã góp phần đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là góp phần thúc đẩy quá trình trở thành nước công nghiệp năm 2020 của Việt Nam.
4.1.1.2 Tình hình thu hút nguồn vốn ODA tại Việt Nam
Tiếp nối những thành tựu đạt được trong thu hút vốn ODA giai đoạn 1993- 2006, hội nghị CG 12/2006 đã đề ra kế hoạch phát tiển kinh tế-xã hội 5 năm 2006- 2010 phát triển xã hội và môi trường bền vững, hội nhập quốc tế và khu vực, hài hòa thủ tục và nâng cao hiệu quả viện trợ…Từ đó đến nay, nước ta vẫn đạt được tổng vốn ODA cam kết gia tăng, năm sau cao hơn năm trước kể cả những năm kinh tế thế giới khủng hoảng (như trong năm 2008) hoặc khi kinh tế của một số nước tài trợ gặp khó khăn, bối cảnh toàn cầu có nhiều biến động
Tính đến tháng 12/2012, đã có 20 Hội nghị CG thường niên và 15 Hội nghị CG giữa kỳ (tổ chức đầu tháng 6 hàng năm) được tổ chức. Thông qua các hội nghị này,trên 80 tỷ USD vốn ODA đã được các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt Nam.
Điều này thể hiện sự đồng tình và ủng hộ chính trị mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế đối với công cuộc đổi mới và chính sách phát triển đúng đắn, sự tin tưởng của các nhà tài trợ vào hiệu quả tiếp nhận và sử dụng vốn ODA của Việt Nam. . Thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 4.1 Cam kết, ký kết vốn ODA cho Việt Nam giai đoạn 1993-2013
ĐVT: Triệu USD
Năm Cam kết Ký kết Giải ngân Tỉ lệ ký kết/cam kết
(%)
Tỷ lệ giải ngân(%)
2009 8.063,78 6.131,38 4.105 76,04 66,45
2010 7.900 4.093 3.500 51,81 85,51
2011 7.300 6.900 3.500 94,52 50,72
2012 6.400 5.900 4.015 92,19 68,05
2013 6.500 7.000 4.000 107,69 57,14
Tổng 35.163,78 30.024,38 19.120 85,38 TB=63,68
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Tổng vốn ODA cam kết từ năm 1993-2013 đạt trên 80 tỷ USD, số vốn ODA ký kết đạt 64,09 tỷ USD, chiếm 76,91% tổng vốn ODA cam kết. Trong đó, vốn ODA vay ưu đãi chiếm khoảng 88,4%, vốn ODA không hoàn lại chiếm khoảng 11,6%.
Sự giảm chênh lệch giữa lượng vốn cam kết với lượng vốn kí kết dần được thay đổi theo hướng tích cực, công tác quản lí được khắc phục, thủ tục hành chính giảm dần được độ trễ. Đặc biệt với nghị định 38/2013/NĐ-CP góp phần tăng ODA kí kết lên mức kỉ lục (gần 8 tỷ USD) và có thể sẽ không giảm trong năm tới (theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh). Tuy nhiên điều đáng lo ngại là tốc độ giải ngân vẫn còn chậm chạp. Nguyên nhân chủ yếu là do giải phóng mặt bằng (GPMB) chậm và chi phí GPMB tăng 2-3 lần sau Nghị định 9/2009/NĐ-CP điều này gây mất thiện cảm của nhà đầu tư trong năm tới vốn ODA có tăng cũng chỉ tăng ít.
- Xu hướng giảm từ năm 2009–2013:
+ Do VN được công nhận là nước có nguồn thu nhập trung bình (2010) nên phải nhường nguồn hỗ trợ cho các nước khác nghèo hơn
+ Do Nhà nước quyết định giảm đầu tư công nhằm kiềm chế lạm phát.
Năm 2014 tại Hội nghị CG không còn là nơi công bố con số cam kết số vốn ODA cho Việt Nam. Tuy không có công bố con số chính thức nhưng theo nguồn tin cam kết cho Việt Nam sẽ không giảm so với những năm trước. Cụ thể là 9 tháng đầu năm 2014 Việt Nam đã ký kết được 3,519 tỷ USD trong đó vốn vay ưu đãi đạt 3,459 tỷ USD chiếm khoảng 98,3% và vốn không hoàn lại đạt 60 triệu USD. Bên
cạnh đó số vốn giải ngân đạt 4,105 tỷ USD bao gồm 4,015 tỷ USD vay ưu đãi và 90 tỷ USD viện trợ không hoàn lại tăng 10% so với cùng kì năm 2013.
Sau hơn 20 năm tổ chức Hội nghị nhóm các nhà tài trợ dành cho Việt Nam (CG) vào tháng 12 hàng năm. Tại Hội nghị CG năm 2012 được tổ chức vào ngày 10/12/2012 bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết từ năm 2013 Hội nghị CG sẽ chính thức đổi tên thành “Diễn đàn Phát triển Việt Nam”, tại đây sẽ không còn phần công bố con số cam kết tài trợ ODA của các nhà tài trợ cho Việt Nam. Đánh dấu sự kiện này là Việt Nam từ một nước có thu nhập bình quân đầu người dưới 100 USD đến năm 2010 đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp với trên 1000 USD. Đồng nghĩa với Việt Nam sẽ nhận được ít dần các khoản viện trợ ưu đãi nhường phần này cho những nước nghèo hơn. Các nhà tài trợ đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA mặc dù tốc độ giải ngân còn chậm, tỷ lệ giải ngân còn thấp. Cụ thể như sau :
Trong thời kỳ từ năm 1993 đến hết năm 2013, tổng số vốn ODA đã được giải ngân là 40,26 tỷ USD bằng 62,81% tổng giá trị các Hiệp định đã ký kết và chiếm 48,3%
tổng số vốn ODA được cam kết, tỷ lệ giải ngân trung bình khoảng 62,75 % là vẫn còn thấp. Con số này cho thấy, hiện nay vẫn còn một khối lượng lớn vốn ODA chưa được đưa vào thực hiện, đây là sự lãng phí lớn trong khi nền kinh tế Việt Nam đang rất cần vốn cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Một tỷ lệ giải ngân thấp sẽ làm cho tính hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn này bị hạn chế và làm giảm lòng tin của các nhà tài trợ đối với nước ta.
Nhìn chung, về lượng tuyệt đối thì giá trị giải ngân tăng đều qua các năm. Năm 1993 chúng ta tiếp nhận ODA, lượng giải ngân mới chỉ là 0,413 tỷ USD, nhưng đến năm 2013, giải ngân đã đạt mức 4 tỷ USD. Điều đó chứng tỏ cố gắng của Việt Nam về mọi mặt, từ tiếp cận, phối hợp với các nhà tài trợ đến khắc phục, giải quyết những tồn tại để tranh thủ tối đa nguồn ngoại lực quan trọng này.
Tuy nhiên, nếu xét về tỷ trọng giải ngân so với ODA mà các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt Nam còn thấp, tính chung cho cả thời kỳ 1993-2013 thì con số này chỉ là 62,78%, thấp hơn so với mức bình quân trong khu vực. Sự chênh lệch lớn về giải ngân ODA so với cam kết cho thấy tình trạng chúng ta đã chú trọng nhiều đến vận động ODA mà không quan tâm thích đáng đến quá trình thực hiện, sử dụng nguồn vốn này.
Trong tình hình thế giới gặp nhiều khó khăn, một số nhà tài trợ tập trung nguồn lực để đối phó với những khó khăn trong nước nên đã cắt giảm nguồn ODA cho những nước đang phát triển. Cuộc khủng hoảng tiền tệ tại các nước Đông Nam Á lan sang một số nước châu Á khác vốn là các nền kinh tế mạnh của châu lục cũng đã có tác động nhất định đến tình hình cung cấp viện trợ cho Việt Nam. Khối lượng vốn ODA giải ngân đều được quy ra đồng đô la Mĩ nên trong bối cảnh các đồng ngoại tệ mạnh giảm giá so với đồng đô la Mĩ thì mức giải ngân trong những năm gần đây là có tích cực. Mặc dù vậy cũng không thể phủ nhận được tốc độ giải ngân trong những năm qua còn nhiều hạn chế, không có sự chuyển biến đáng kể, đây chính là những yếu kém mang tính hệ thống trong quá trình thực hiện vốn ODA của Việt Nam.
Hình 4.1 ODA kí kết theo ngành và lĩnh vực thời kỳ 1993 – 2012
ĐVT: %
Qua hình 4.1 ta thấy Giao thông vận tải – bưu chính viễn thông chiếm tỉ trọng lớn nhất (28,22%)Vì khi tập trung phát triển kinh tế nhà nước cần phát triển giao thông vận tải để thuận tiện cho việc di chuyển các nguồn nguyên vật liệu, giảm tắc đường, giảm tối thiểu thời gian không cần thiết để tập trung phát triển, đặc biệt ngành công nghiệp nặng. Đặc biệt năm 2014, theo ông Nguyễn Văn Ích - vụ trưởng vụ Khoa học công nghệ - Bộ Giao thông vận tải: Bộ chuẩn bị đầu tư các dự án tích hợp ITS trên quốc lộ 3 mới và khu vực miền Bắc, dự kiến đầu tư 2.045 tỷ đồng vốn vay ODA Nhật.
Năng lượng và công nghiệp đứng thứ 2: Vì CN năng lượng vẫn là ngành có thế mạnh lâu dài, đem lại hiệu quả KT cao, thúc đẩy các ngành KT khác, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Điển hình, Nhật cũng là quốc gia đầu tiên đang giúp Việt Nam xây dựng chiến lược công nghiệp hóa đến năm 2020 với 6 ngành mũi nhọn gồm điện tử, máy nông nghiệp, chế biến nông sản, thủy sản, đóng tàu, môi trường và tiết kiệm năng lượng.
Nông nghiệp vẫn cần được chú trọng phát triển vì nước ta vẫn còn là 1 nước nông nghiệp, thu nhập thấp, dân còn nghèo nên cần đầu tư vốn ODA để xóa đói giảm nghèo. Cụ thể, nguồn vốn ODA góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân nông thôn, giảm tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam từ 60% vào năm 1993 xuống còn 10%
vào năm 2012; với nguồn vốn ODA vay ưu đãi, hệ thống hạ tầng nông nghiệp nông thôn, hệ thống điện, trường học, trạm y tế xã đã được cải thiện; ODA cũng góp phần trợ giúp tăng cường nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ mới trong nông nghiệp.
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI TỈNH HẬU GIANG