2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:
Thông tin, số liệu được thu thập từ các tài liệu, các văn bản Quy phạm pháp luật, các văn bản của UBND tỉnh Hậu Giang có liên quan, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh qua các năm, các báo cáo liên quan đến nguồn vốn ODA trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Ngoài ra các số liệu khác tham khảo từ tài liệu, tạp chí,
sách báo, niên giám thống kê và các thông tin trên các Website có liên quan như:
tổng cục thống kê, báo đầu tư, tạp chí phát triển kinh tế,…
Trong quá trình thực tập tại Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Hậu Giang tìm hiểu về tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA, trên cơ sở đó thu thập số liệu có liên quan đến đề tài từ năm 2004-2014 như số vốn đầu tư, số liệu kết quả giải ngân, số dự án đầu tư theo lĩnh vực...
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu:
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA. Dùng phương pháp thống kê theo nhóm, chia số liệu theo từng nhóm. Sau đó dùng phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu nào đó dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) để làm rõ hiện trạng của nguồn vốn tại địa bàn tăng giảm hay vẫn giậm chân tại chổ kết hợp dùng phương pháp thống kê mô tả như phương pháp số tương đối động thái, số tương đối kết cấu từ đó thiết lập bảng đồ, sơ đồ, biểu đồ, so sánh, đối chiếu, phân tích, nhận xét đánh giá.
Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA. Dùng phương pháp phân tích định tính và định lượng các nhân tố môi trường vĩ mô (kinh tế - xã hội, chính trị - luật pháp,…) để tìm những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA.
Mục tiêu 3: Từ việc mô tả và đánh giá trên, sử dụng phương pháp tổng hợp và suy luận đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong thời gian tới.
2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả: Là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.
+ Số tương đối động thái (lần, %): là kết quả so sánh giữa hai mức độ của cùng một chỉ tiêu ở hai thời kỳ hay hai thời điểm khác nhau để thấy được sự thay đổi của chỉ tiêu nghiên cứu.
Số tương đối động thái=(Mức độ kỳ nghiên cứu/Mức độ kỳ gốc)x 100%
+ Số tương đối kết cấu (%); Dùng để xác định tỷ trọng của từng bộ phận cấu thành nên một tổng thể.
Số tương đối kết cấu=(Mức độ của bộ phận/Mức độ của tổng thể)x 100%
2.2.2.2 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh: Là phương pháp đối chiếu các chỉ tiêu kinh tế nhằm rút ra những kết luận đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Trong những trường hợp đặc biệt có thể so sánh những chỉ tiêu phản ánh những hiện tượng kinh tế khác loại nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình phân tích.
+ Phương pháp so sánh tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc
∆y = y1 − y0 Trong đó:
y0: Là chỉ tiêu năm trước y1: Là chỉ tiêu năm sau
∆y: Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
+ Phương pháp số tương đối : tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu cần phân tích so với chỉ tiêu gốc để thực hiện mức độ hoàn thành kế hoạch của một Công ty, hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
Gy = (y1 – y0)/y0 Trong đó:
Gy: Tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế y0: Chỉ tiêu năm trước
y1: Chỉ tiêu năm sau