Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 23 - 26)

Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.1 Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ

3.1.1 Một số thông tin về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Được thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến 31/12/2013, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện:

- Tổng tài sản: 705.365 tỷ đồng - Tổng nguồn vốn: 626.390 tỷ đồng.

- Vốn điều lệ: 29.605 tỷ đồng.

- Tổng dư nợ: trên 530.600 tỷ đồng.

- Mạng lưới hoạt động: gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, Chi nhánh Campuchia.

- Nhân sự: gần 40.000 cán bộ, nhân viên.

Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với trên 1.000 ngân hàng đại lý tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Với vị thế là Ngân hàng thương mại – Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam, Agribank đã, đang không ngừng nỗ lực, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước.

Agribank là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài. Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Agribank vẫn được các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) tín nhiệm, ủy thác triển khai trên 123 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 5,8 tỷ USD. Agribank không ngừng tiếp cận, thu hút các dự án mới: Hợp đồng tài trợ với Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) giai đoạn II; Dự án tài chính nông thôn III (WB); Dự án Biogas (ADB); Dự án JIBIC

14

(Nhật Bản); Dự án phát triển cao su tiểu điền (AFD). Không chỉ vậy, Agribank còn thể hiện trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp lớn với sự nghiệp An sinh xã hội của đất nước như xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết tại nhiều địa phương trên cả nước; tặng sổ tiết kiệm cho các cựu nữ thanh niên xung phong có hoàn cảnh khó khăn; tài trợ kinh phí mổ tim cho các em nhỏ bị bệnh tim bẩm sinh.

3.1.2 Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ

3.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Huyện Vĩnh Thạnh được thành lập ngày 02 tháng 01 năm 2004 theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ và điều chỉnh theo các Nghị định số 11/2007/NĐ-CP, 162/2007/NĐ-CP, 12/NĐ- CP ngày 23 tháng 12 năm 2008. Huyện Vĩnh Thạnh có 29.759,06 ha diện tích tự nhiên và 27.186 hộ với 115.550 nhân khẩu, có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Vĩnh Trinh, Vĩnh Bình, Thạnh Mỹ, Thạnh Quới, Thạnh An, Thạnh Tiến, Thạnh Thắng, Thạnh Lợi, Thạnh Lộc, thị trấn Vĩnh Thạnh và thị trấn Thạnh An. Theo chủ trương phát triển đất nước của Nhà nước và NHNo & PTNT Việt Nam nhằm góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tại đây có được nguồn vốn vay, tháng 8 năm 2014 chi nhánh NHNo &

PTNT huyện Vĩnh Thạnh được thành lập là một chi nhánh cấp 2 chịu sự điều hành của NHNo & PTNT thành phố Cần Thơ với tên giao dịch là NHNo &

PTNT huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ đặt tại 2983 Quốc lộ 80, Thị trấn Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.

Ngày đầu thành lập Ngân hàng đã gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn còn hạn chế, cơ sở và trang thiết bị còn thấp. Tuy nhiên, Ngân hàng dần ổn định sau nhiều năm hoạt động, tích lũy được kinh nghiệm và nâng cao được năng lực từ đó được sự hỗ trợ cũng như tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân giao dịch, Ngân hàng đã mở thêm phòng giao dịch Thạnh Mỹ tại ấp Vĩnh Quới, thị trấn Vĩnh Thạnh. Với phương châm “Mang phồn vinh đến với khách hàng” cùng đội ngũ ngân viên làm việc ân cần, chu đáo, nhiệt tình và lịch sự đảm bảo các yêu cầu từ khách hàng đã nhận được sự tin tưởng và ủng hộ từ người dân nơi đây đóng góp cho sự trưởng thành và đạt kết quả tốt giúp Ngân hàng ngày một phát triển hơn.

3.1.2.2 Cơ cấu tổ chức

Trong hoạt động của một tổ chức để có được những thành tựu cho sự phát triển lớn mạnh thì đội ngũ nhân viên có trình độ cao và năng lực làm việc ổn định là nhân tố quyết định. Là một chi nhánh cấp 2 có cơ sở hạ tầng tương đối nhỏ tuy nhiên với bộ máy tổ chức gọn nhẹ và bố trí hợp lý đã giúp Ngân hàng phát huy hiệu quả kinh doanh, hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra theo kế hoạch. Cơ cấu tổ chức NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh gồm 1 Giám đốc, 1 Phó Giám đốc, 1 Phòng tín dụng, 1 Phòng kế toán và ngân quỹ và 1 Phòng giao dịch Thạnh Mỹ.

15

Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo và PTNT huyện Vĩnh Thạnh

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh 3.1.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận

- Ban giám đốc gồm giám đốc và phó giám đốc: là bộ phận trực tiếp điều hành các hoạt động của chi nhánh như hướng dẫn giám sát thực hiện đúng các chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của từng phòng ban khác, theo dõi mọi hoạt động tài chính, huy động vốn, cấp tín dụng, ký duyệt hợp đồng tín dụng.

- Phòng kế toán – ngân quỹ:

+ Cán bộ kế toán: thực hiện công tác kế toán tại chi nhánh, quản lý công tác an toàn kho quỹ như

 Thu, chi, kiểm điếm, phân loại, đóng bó tiền theo quy định, bốc xếp, vận chuyển tài sản, bảo quản tài sản.

 Kiểm tra hồ sơ danh mục pháp lý, hồ sơ vay vốn.

 Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gởi.

 Làm thủ tục phát tiền vay theo quyết định của Giám đốc.

 Hạch toán các nghiệp vụ: cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá han, thu lãi.

 Tiến hành sao kê hợp đồng tín dụng, sổ vay, sao kê nợ đến hạn, quá hạn, cung cấp tín dụng theo quy định hiện hành về chế độ kế toán.

 Lưu giữ hồ sơ theo quy định.

+ Cán bộ ngân quỹ:

 Có trách nhiệm kiểm soát tiền mặt hàng ngày, trực tiếp công việc thu ngân và giải ngân khi có phát sinh trong ngày theo các quy định và các quy chế của NHNo & PTNT Việt Nam.

GIÁM ĐỐC

P. GIÁM ĐỐC

PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG GIAO DỊCH

THẠNH MỸ PHÒNG KẾ TOÁN -

NGÂN QUỸ

16

 Cuối ngày, tiến hành khóa sổ ngân quỹ kết hợp với kế toán theo dõi nghiệp vụ ngân quỹ phát sinh để điều chỉnh số liệu nếu có sai sót, lên bảng cân đối vốn, sử dụng vốn.

– Phòng tín dụng:

+ Trưởng phòng tín dụng:

 Phân công kiểm tra cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn, thực hiện đầy đủ quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của NHNo &

PTNT Việt Nam.

 Kiểm soát nội dung thẩm định của cán bộ tín dụng và tiến hành tái thẩm định hồ sơ vay vốn, gia hạn nợ gốc, lãi.

+ Cán bộ tín dụng:

 Là người chịu trách nhiệm về khoản vay do mình thực hiện.

 Làm đầu mối tiếp xúc trực tiếp với khách hàng có dự án khả thi, với các cấp chính quyền địa phương.

 Thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, nhu cầu thực vay.

 Mở sổ và giải thích các quy định cho vay, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ.

 Thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định, lập báo cáo thẩm định và cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng.

 Thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi vay.

 Đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn và đề xuất các biện pháp xử lý khi cần thiết đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng theo quy định của Giám đốc hoặc người ủy quyền.

- Phòng giao dịch Thạnh Mỹ: được điều hành trực tiếp từ chi nhánh NHNo và PTNT huyện Vĩnh Thạnh, hoạt động theo sự ủy quyền của Giám đốc chi nhánh NHNo và PTNT huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)