Phân theo lĩnh vực kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 35 - 42)

Chương 4: PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.2 Khái quát tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh

4.2.2 Phân theo lĩnh vực kinh tế

Hoạt động kinh doanh của nền kinh tế bao gồm nhiều lĩnh khác nhau tạo ra các đối tượng vay với khác nhau cho từng ngành nghề hoạt động của mình.

Việc phân loại từng nhóm ngành kinh tế giúp Ngân hàng nhận định được tình hình kinh tế tại địa bàn hoạt động, quy mô và khả năng phát triển của từng ngành để xây dựng chiến lược sử dụng nguồn vốn hợp lý và hiệu quả.

26 a) Doanh số cho vay

Huyện Vĩnh Thạnh có đặc điểm là một vùng nông thôn với sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi là chủ yếu, nhờ vào đất đai màu mỡ và nguồn nước ngọt dồi dào thuận lợi cho việc phát triển lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại thủy sản. Do vậy nhu cầu vay vốn của người dân chủ yếu phục vụ cho các hoạt động sản xuất liên quan đến nông nghiệp và chăn nuôi cho nên doanh số cho vay đối với hai ngành này luôn chiếm phần lớn trong tổng doanh số cho vay hằng năm. Tuy nhiên, lượng tín dụng cung cấp cho lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản biển đổi khác nhau. Doanh số cho vay ngành nông nghiệp đều tăng cụ thể được thể hiện trong bảng 4.3, trong năm 2012 là 113.436 triệu đồng tăng 24,33% so với năm 2011, năm 2013 145.905 triệu đồng tăng 28,62% so với năm 2012, trong khi đó doanh số cho vay ngành thủy sản tăng 49,43% trong năm 2012 so với năm 2011 và giảm 59,18% trong năm 2013 so với năm 2012. Nguyên nhân do đây là ngành sản xuất chính và cơ bản tại địa phương nên lượng vốn do ngành này lớn, người nông dân chuyển đổi cây trồng, áp dụng các kỹ thuật tiến bộ nên luôn tạo được sự phát triển ổn định, đồng thời giá cả chi phí cho nguyên liệu đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng tăng làm cho nhu cầu vốn cho ngành này tăng lên. Đối với ngành thủy sản thì doanh số cho vay tăng trưởng tốt trong năm 2012 do giá thành sản phẩm cao và ổn định kích thích người dân đầu tư và ngày càng phát triển mở rộng nhưng chuyển sang năm 2013 lại gặp khó khăn khi nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm trong khi yêu cầu cho thủy sản xuất khẩu đặc biệt là cá tra ra quốc tế khắt khe, giá thành nguyên vật liệu đầu vào cao trong khi giá thành sản phẩm đầu ra không ổn định làm cho người dân giảm đầu tư vào ngành này và chuyển đổi sang ngành kinh tế khác làm doanh số cho vay ngành thủy sản bị giảm sút. Tuy nhiên, việc dần dần thay đổi cách thức sản xuất phù hợp với tình hình thủy sản trong nước và quốc tạo điều kiện phát triển hơn nên doanh số cho vay trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng lên mức 40.422 triệu đồng với tốc độ tăng 101,48% so với 6 tháng đầu năm 2013.

Một lĩnh vực cũng chiếm phần lớn trong doanh số cho vay tại Ngân hàng là ngành thương mại dich vụ. Mức tăng trưởng doanh số cho vay hằng năm luôn tốt. Năm 2012 là 170.918 triệu đồng tăng 14,81% so với năm 2011, năm 2013 là 221.704 triệu đồng tăng 29,71% so với năm 2012, riêng đối với 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013 tuy có doanh số có giảm nhưng không lớn. Cho thấy dân cư nơi đây dần thay đổi phương thức hoạt động kinh tế của mình, gia tăng việc đầu tư sang lĩnh vực thương mại dịch vụ, trong khi các cở sở hoạt động trong lĩnh vực này cũng tăng cường đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm hoạt động hiệu quả hơn với chất lượng sản phẩm tốt hơn tạo ra nhu cầu về vốn kinh doanh lớn thúc đẩy doanh số cho vay đối với ngành này không ngừng tăng lên. Ngoài hai lĩnh vực trên, Ngân hàng còn cung cấp tín dụng cho các lĩnh vực khác như công nghiệp, xây dựng. Ngành công nghiệp, xây dựng vốn không phải là ngành chính tại đây cùng với quy mô hoạt động của các công ty, xí nghiệp cũng không lớn nhu cầu vốn không cao nên doanh số cho vay đối với ngành này thấp. Đối với các khoản tín dụng khác như tín dụng tiêu dùng, tín dụng thẻ phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế cũng như đời sống dân cư. Năm 2012 doanh số cho vay của khoản này tăng lên do đời sống

27

Bảng 4.3 Doanh số cho vay theo lĩnh vực kinh tế của NHNo và PTNT huyện Vĩnh Thạnh giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT : Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 6 tháng

đầu năm 2013

6 tháng đầu năm 2014

Chênh lệch

2012/2011 2013/2012 6/2014 so với 6/2013

2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

I Doanh số cho vay 354.985 488.153 460.144 212.639 285.012 133.168 37,51 (28.009) (5,74) 72.373 34,04 Nông nghiệp 91.237 113.436 145.905 75.835 100.922 22.199 24,33 32.469 28,62 25.087 33,08 Thủy sản 80.419 120.171 49.050 20.063 40.422 39.752 49,43 (71.121) (59,18) 20.359 101,48 Công nghiệp 5.850 5.000 4.420 2.020 210 (850) (14,53) (580) (11,60) (1.810) (89,60) Thương mại & dịch vụ 148.874 170.918 221.704 98.706 97.653 22.044 14,81 50.786 29,71 (1.053) (1,07)

Xây dựng 1.380 290 100 50 1.097 (1.090) (78,99) (190) (65,52) 1.047 2094,00

Khác 27.225 78.338 38.965 15.965 44.708 51.113 187,74 (39.373) (50,26) 28.743 180,04

Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo và PTNT huyện Vĩnh Thạnh giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

28

người dân được cải thiện nhu cầu tiêu dùng mua sắm cao. Tuy nhiên do nền kinh tế thay đổi theo hướng xấu, người dân càng tiết kiệm trong chi tiêu hơn dẫn đến năm 2013 doanh số cho vay đối với ngành này giảm đi, và tăng lên trong 6 tháng đầu năm 2014 khi có các chính sách kích cầu từ Nhà nước cũng như các doanh nghiệp giúp nền kinh tế nhanh chóng hồi phục.

b) Doanh số thu nợ

Đối với ngành nông nghiệp, bảng 4.4 cũng cho thấy doanh số thu nợ hằng năm đều tăng, năm 2012 tăng 31,18% so với năm 2011, năm 2013 tăng 20,07% so với năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng với mức 31,26%. Có được sự tăng trưởng này là do việc kinh tế nông nghiệp tại địa phương có sự chuyển dịch cơ cấu cùng với áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp cho người dân sản xuất hiệu quả trúng mùa, trúng giá tạo ra được điều kiện giúp người dân trả nợ cho Ngân hàng được dễ dàng, đồng thời các cán bộ tín dụng luôn làm tốt nhiệm vụ thông báo thời hạn món vay, nhắc nhở người dân trở nợ đúng hạn giúp công tác thu nợ thuận lợi.

Trong khi đó, ngành thủy sản lại có sự tăng giảm khác nhau, trong năm 2012 với việc sản xuất hiệu quả từ những thuận lời về giá thành sản phẩm cao, cách thức nuôi đạt chất lượng nên người dân có được nguồn tiền trả nợ cho Ngân hàng làm cho doanh số thu nợ tăng 16,41%% so với năm 2011, nhưng bước sang năm 2013 tình hình khó khăn chung của nền kinh tế dẫn tới chi phí đầu vào tăng cao trong khi thu nhập đầu ra giảm đã làm cho người dân thua lỗ giảm khả năng trả nợ cho Ngân hàng nên doanh số thu nợ cũng giảm 59,18%.

Đối với ngành thương mại dich vụ, tình hình thu nợ hằng năm tốt khi doanh số thu nợ tăng liên tục qua các năm. Nguyên nhân là doanh số cho vay hằng năm đều tăng do người dân mạnh dạn đầu tư nhiều hơn vào ngành này cùng với kế hoạch kinh doanh hiệu quả, mở rộng quy mô hoạt động dẫn tới doanh số thu nợ cũng tăng. Hơn nữa, Ngân hàng luôn đẩy mạnh công tác giám sát mục đích sử dụng vốn vay của khác hàng để có những biện pháp hạn chế việc đầu tư sai mục đích vay vốn dẫn tới khó khăn khi trả nợ cho Ngân hàng sau này. Đối với ngành công nghiệp và ngành khác như tiêu dùng, tín dụng thẻ có tình hình thu nợ tốt so với doanh số cho vay hằng năm. Mức thu nợ luôn ở mức cao, có được điều này là do công tác thẩm định kỹ càng các phương án sử dụng vốn và khả năng trả nợ của khách hàng. Riêng đối với ngành xây dựng chiếm phần nhỏ trong doanh số tín dụng của Ngân hàng đồng thời các khoản vay cho hoạt động xây dựng thường là trung và dài hạn nên tình hình thu nợ tuy có giảm nhưng không ảnh hưởng lớn đến tình hình tín dụng chung của Ngân hàng.

c) Dư nợ

Theo bảng 4.5, cho thấy dư nợ của ngành nông nghiệp hằng năm tăng liên tục từ năm 2011 đến năm 2013 và cũng tăng trong 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013 chứng tỏ nông nghiệp vẫn có sự phát triển ổn định phù hợp với các chính sách của Nhà nước đưa ra. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do nông dân có thuận lợi về nhiều mặt từ giá cả thành phẩm bán ra cao, kỹ thuật sản xuất tiến bộ được áp dụng góp một phần giảm được chi

29

Bảng 4.4 Doanh số thu nợ theo lĩnh vực kinh tế của NHNo và PTNT huyện Vĩnh Thạnh giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT : Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo và PTNT huyện Vĩnh Thạnh giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

Chỉ tiêu

Năm 6 tháng

đầu năm 2013

6 tháng đầu năm

2014

Chênh lệch

2012/2011 2013/2012 6/2014 so với 6/2013

2011 2012 2013 Số

tiền % Số tiền % Số tiền % II Doanh số thu nợ 338.836 411.569 392.817 181.683 263.717 72.733 21,47 (18.752) (4,56) 82.034 45,15 Nông nghiệp 74.337 97.516 117.088 80.912 106.205 23.179 31,18 19.572 20,07 25.293 31,26 Thủy sản 86.887 101.144 54.264 20.063 32.443 14.257 16,41 (46.880) (46,35) 12.380 61,71 Công nghiệp 2.535 4.765 4.400 2.026 4.400 2.230 87,97 (365) (7,66) 2.374 117,18 Thương mại & dịch vụ 124.652 162.233 176.195 62.667 98.104 37.581 30,15 13.962 8,61 35.437 56,55

Xây dựng 1.360 1.420 250 50 220 60 4,41 (1.170) (82,39) 170 340,00

Khác 49.065 44.491 40.620 15.965 22.345 (4.574) (9,32) (3.871) (8,70) 6.380 39,96

30

phí thúc đẩy người dân mở rộng quy mô canh tác dẫn đến doanh số cho vay tăng nhiều hơn làm cho dư nợ cũng tăng lên.

Đối với ngành thủy sản thì dư nợ có sự tăng giảm, cụ thể năm 2012 dư nợ tăng lên 83.336 triệu đồng tức tăng 29,59% so với năm 2011, năm 2013 thì lại giảm xuống còn 78.122 triệu đồng tức giảm 6,26% sang 6 tháng đầu năm 2014 dư nợ ngành này lại tăng lên 86.101 triệu đồng. Nguyên nhân cho sự thay đổi lên xuống này phần nhiều là do tình hình tiêu thụ và xuất khẩu thủy sản biến động liên tục. Trong khi người dân luôn tiếp cận, thay đổi và áp dụng các phương thức nuôi mới nhằm tăng hiệu quả sản xuất, thì giá cả của mặt hàng thủy sản lại bấp bênh, khó kiểm soát làm thay đổi nhu cầu về vốn liên tục của người dân đã dẫn tới tình trạng dư nợ liên tục tăng giảm như trên.

Cùng chiều tăng trưởng dư nợ với ngành nông nghiệp còn có ngành thương mại dịch vụ với dư nợ cũng chiếm phần lớn trong tổng dư nợ tín dụng tại Ngân hàng. Nguyên nhân là do xu hướng chuyển dịch kinh tế chung, ngành thương mại dịch vụ tạo được lợi nhuận cao, nhu cầu về các dịch vụ cơ bản như đi lại ăn uống hay các dịch vụ giải trí ngày càng được mọi người quan tâm tạo động lực cho người dân đổi mới các trang thiết bị, phương tiện, tăng chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng, tăng khả năng cạnh trạnh trên thị trường.

Do vậy mà nhu cầu vốn đối với ngành này cũng tăng lên dẫn đến dư nợ cũng tăng lên liên tục.

Đối với ngành công nghiệp, dư nợ hằng năm đều ổn định riêng chỉ có vào 6 tháng đầu năm 2014 có sự giảm mạnh là do công tác thu nợ cho ngành này được tập trung hơn với lượng thu nợ lớn trong khi doanh số cho vay thấp làm cho dư nợ giảm nhiều. Thực hiện điều này nhắm tránh tình trạng xảy ra nợ quá hạn và nợ xấu khi mà hoạt động công nghiệp ở đây vẫn chưa ổn định trong một nền kinh tế cạnh tranh như hiện nay. Ngành xây dựng ở đây chủ yếu là xây dựng nhà cửa hay các công trình nhỏ và chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng nên thay đổi dư nợ của ngành này cũng không ảnh hưởng lớn. Các ngành khác như tín dụng tiêu dùng, tín dụng thẻ có dư nợ ổn định và nhìn chung đều tăng, phần lớn là vì nhu cầu sử dụng các sản phẩm mới với mẫu mã đẹp, hiện đại, tiện dụng của người dân tăng lên phục vụ cho đời sống sinh hoạt cho cá nhân cũng như trong gia đình thúc đẩy dư nợ tăng lên trong giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.

Tóm lại, kinh tế huyện Vĩnh Thạnh với sự vận động chung theo xu hướng phát triển kinh tế chung của đất nước và trên thế giới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tăng cường giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đã tác động đến tình hình hoạt động tín dụng tại nơi đây. Tín dụng ngành thương mại dịch vụ hằng nằm đều có bước phát triển ổn định thể hiện ở doanh số cho vay và doanh số thu nợ hằng năm đều tăng và chiếm phần lớn trong doanh số tín dụng của Ngân hàng, tuy nhiên là một vùng chuyên sản xuất nông nghiệp và với điều kiện tự nhiên thuận lợi và sự gắn bó lâu đời nên hoạt động nông nghiệp chung và thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cả doanh số cho vay và thu nợ. Các ngành khác như công nghiệp, xây dựng, ngành khác vẫn còn đang tìm kiếm cơ hội phát triển bởi điều kiện nơi

31

Bảng 4.5 Dư nợ theo lĩnh vực kinh tế của NHNo và PTNT huyện Vĩnh Thạnh giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT : Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo và PTNT huyện Vĩnh Thạnh giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

Chỉ tiêu Năm 6 tháng

đầu năm 2013

6 tháng đầu năm

2014

Chênh lệch

2012/2011 2013/2012 6/2014 so với 6/2013

2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nông nghiệp 76.978 92.898 121.715 87.821 116.432 15.920 20,68 28.817 31,02 28.611 32,58 Thủy sản 64.309 83.336 78.122 83.336 86.101 19.027 29,59 (5.214) (6,26) 2.765 3,32

Công nghiệp 4.165 4.400 4.420 4.394 230 235 5,64 20 0,45 (4.164) (94,77)

Thương mại & dịch vụ 101.182 109.867 155.376 145.906 154.925 8.685 8,58 45.509 41,42 9.019 6,18

Xây dựng 1.380 250 100 250 977 (1.130) (81,88) (150) (60,00) 727 290,80

Khác 57.565 91.412 89.757 91.412 112.120 33.847 58,80 (1.655) (1,81) 20.708 22,65 Tổng 305.579 382.163 449.490 413.119 470.785 76.584 25,06 67.327 17,62 57.666 13,96

32

đây vẫn chưa thật sự tốt do vậy các ngành này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số tín dụng tại Ngân hàng. Nhìn chung, hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh trong giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 nhìn chung vẫn có sự tăng trưởng ổn định thể hiện ở việc dư nợ hằng năm đều tăng. Ngân hàng luôn tìm hiểu và nắm bắt tình hình kinh tế xã hội, đời sống người dân tại địa phương nên các khoản mục trong dư nợ tại Ngân hàng thay đổi cùng điều kiện kinh tế ở nơi đây chủ yếu tập trung vào trồng trọt, chăn nuôi và tăng cường hoạt động mua bán nên các ngành tập trung dư nợ lớn là nông nghiệp, thủy sản và thương mại dịch vụ đồng thời thời gian hoạt động của các ngành trên không dài và thường dưới một năm nên dư nợ tín dụng của Ngân hàng phần lớn là tín dụng ngắn hạn. Sự quan tâm và nổ lực làm của Ngân hàng đã giúp cho kinh tế tại địa phương từng bước nâng lên, góp phần vào sự phát triển chung của thành phố Cần Thơ từ đó tăng khả năng hoàn thành các mục tiêu, chính sách của Nhà nước.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)