Chương 4: PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
4.3 Phân tích rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh
4.3.1.2 Phân theo lĩnh vực kinh tế
Các ngành kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tín dụng tại Ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong nợ xấu như nông nghiệp, thủy sản và thương mại dịch vụ. Đối với các ngành như công nghiệp, xây dựng và các ngành khác chiếm tỷ trọng thấp hoặc giảm hằng nằm. Cụ thể được thể hiện ở hai phần gồm bảng số liệu 4.7 và hình 4.1.
a) Ngành nông nghiệp
Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 nợ xấu ngành này giảm xuống liên tục trong năm 2012 giảm 342 triệu đồng tương đương 23,8% so với năm 2011, năm 2013 giảm 262 triệu đồng tương đương 23,93% so với năm 2012 là nhờ vào người nông dân liên tiếp làm ăn có lãi khi áp dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất giúp giảm thiểu chi phí tối ưu nhưng vẫn tạo được năng suất cao cùng với giá cả nông sản tương đối cao giúp nông dân có thu nhập để trả nợ đúng hạn. Bên cạnh đó là công tác thu hồi nợ được tăng cường. Sang 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu ngành này lại tăng lên so với năm 2013 nhưng vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2013 đều này là do vào khoảng đầu năm 2014 thị trường nông sản gặp khó khăn nhất là đối với lúa gạo, mặt hàng sản xuất chính tại địa phương. Giá lúa biến động thất thường và có xu hướng giảm liên tục làm cho nông dân không có lợi nhuận thậm chí thua lỗ dẫn đến nợ xấu tăng lên.
35
Bảng 4.7 Nợ xấu theo lĩnh vực kinh tế của NHNo và PTNT huyện Vĩnh Thạnh giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT : Triệu đồng
Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo và PTNT huyện Vĩnh Thạnh giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014
Chỉ tiêu Năm 6 tháng
đầu năm 2013
6 tháng đầu năm
2014
Chênh lệch
2012/2011 2013/2012 6/2014 so với 6/2013
2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nông nghiệp 1.437 1.095 833 3.068 1.647 (342) (23,8) (262) (23,93) (1.421) (46,32) Thủy sản 11.237 7.329 6.676 7.000 10.825 (3.908) (34,78) (653) (8,91) 3.825 54,64
Công nghiệp 40 - - - - (40) (100) - - - -
Thương mại & dịch vụ 1.630 1.254 4.301 4.200 2.107 (376) (23,07) 3.047 242,98 (2.093) (49,83)
Xây dựng - - - -
Khác 6.249 3.750 - - - (2.499) (39,99) (3.750) (100) - -
Tổng cộng 20.593 13.428 11.810 14.268 14.579 (7.165) (34,79) (1.618) (12,05) 311 2,18
36
Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo và PTNT huyện Vĩnh Thạnh giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014
Hình 4.1. Tỷ trọng nợ xấu theo lĩnh vực kinh tế của NHNo và PTNT huyện Vĩnh Thạnh giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014
b) Ngành thủy sản
Đây là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu tại Ngân hàng do ngành này luôn phải chịu nhiều rủi ro từ trong hoạt động sản xuất như nguyên liệu đầu vào, thời tiết thất thường đến khả năng tiêu thụ nội địa và áp lực cạnh tranh, các quy định khi xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 nợ xấu ngành này đã giảm đi, cụ thể năm 2012 giảm 3.908 triệu đồng tương đương 34,78% so với năm 2011 và giảm 653 triệu đồng tương đương 8,91% trong năm 2013 so với năm 2012. Nguyên nhân là nhờ vào kinh nghiệm của các hộ nuôi đã được nâng cao hơn trước, không còn tập trung vào một loại thủy sản mà dần đa dạng hóa nhiều loại khác nhau tránh tình trạng dư thừa gây sức ép giảm giá. Tuy nhiên sang 6 tháng đầu năm 2014 mức nợ xấu lại tăng lên khá nhiều tăng 3.825 triệu đồng tương đương 54,64% so với 6 tháng đầu năm 2013, nguyên nhân chủ yếu là do các hộ nuôi cá tra gặp phải khó khăn lớn khi giá thành sản phẩm không bù đắp nổi chi phí đầu vào dẫn đến các khoản nợ đối với các hộ này bị chuyển nhóm sang nợ xấu nhiều làm cho mức nợ xấu tăng lên.
c) Ngành thương mại dịch vụ
Nợ xấu đối ngành này nhìn chung đều tăng lên trong giai đoạn năm 2011 đến năm 2013. Tuy năm 2012 nợ xấu có giảm 376 triệu đồng tương đương 23,07% so với năm 2011 do ngành này trong giai đoạn này dần phát triển hơn, dễ tìm được lợi nhuận, giúp thu hồi vốn nhanh. Và cũng chính vì dễ tìm lợi nhuận và có thể thu hồi vốn nhanh mà người dân liên tiếp vay vốn để mở các cửa hàng buôn bán, mở thêm nhiều dịch vụ như ăn uống, vui chơi giải trí gây nên sự dư thừa trong nguồn cung, mặt khác kinh nghiệm kinh doanh còn thấp, các thức quản lý, phục vụ còn yếu không thu hút được khách hàng dẫn đến
37
thua lỗ làm cho mức nợ xấu đã tăng lên trong năm 2013 là 3.047 triệu đồng tương đương 242,98% so với năm 2012. Trước tình hình nợ xấu tăng cao như vậy, Ngân hàng đã tăng cường công tác thu nợ cũng như giải quyết nhanh chóng các khoản nợ xấu phát sinh tránh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đã giúp cho nợ năm trong 6 tháng đầu năm 2014 giảm đi.
d) Ngành công nghiệp, xây dựng, nợ xấu khác
Với tỷ trọng dư nợ thấp, hoạt động kinh doanh thuận tạo ra lợi nhuận giúp cho nợ xấu của hai ngành công nghiệp và xây dựng thấp nhất trong tổng nợ xấu tín dụng tại Ngân hàng. Công tác thu nợ đối với các nguồn vốn này được Ngân hàng thực hiện rất tốt bởi dư nợ ít dễ quản lý giúp Ngân hàng nắm bắt tốt khách hàng để có thể thu nợ kịp thời tránh nợ xấu phát sinh.
Đối với các khoản nợ xấu khác chỉ xuất hiện vào năm 2011 giảm đi trong năm 2012 và không còn xuất hiện trong năm 2013. Nguyên nhân là do công tác thẩm định hằng năm ngày càng đượng nâng cao hơn, xem xét cho vay kỹ càng làm cho nợ xấu giảm liên tục trong cả giai đoạn.
4.3.1.3 Phân theo nhóm nợ
Bảng 4.8 cho thấy nợ xấu của cả ba nhóm gồm nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 nhìn chung có xu hướng giảm xuống. Trong năm 2011 nợ xấu ở mức 20.593 triệu đồng đến 6 tháng đầu năm 2014 mức nợ xấu là 14.579 triệu đồng. Tuy nhiên, xu hướng giảm chung của tổng nợ xấu chỉ tập trung ở giại đoạn năm 2011 đến năm 2013. Đối với riêng từng nhóm nợ thì nhóm 3 và nhóm 4 giảm liên lục trong khi nợ xấu nhóm 5 có sự biến động giảm rồi lại tăng.
Theo đó, nợ xấu trong năm 2012 của cả ba nhóm nợ điều giảm, riêng với nợ nhóm 3 và nhóm 4 vẫn giảm từ sau năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2014.
Nợ nhóm 3 và nhóm 4 trong năm 2011 lần lượt là 7.077 triệu đồng và 3.144 triệu đồng đến 6 tháng đầu năm 2014 giảm còn 2.051 triệu đồng đối với nợ nhóm 3 và còn 1.008 triệu đồng đối với nợ nhóm 4, riêng đối với 6 tháng năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013 nợ xấu nhóm 3 đã giảm đến 60,53%, nhóm 4 giảm 59,04%. Được kết quả như trên là nhờ vào nỗ lực từ phí Ngân hàng trong nâng cao công tác quản lý tốt các món nợ vay của các cán bộ tín dụng từ khâu tiếp nhận hồ sơ vay, thẩm định khách hàng, thẩm định dự án đầu tư, theo dõi và thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả lãi, trả nợ vay cho đúng hạn, hạn chế đến mức thấp nhất các món vay quá hạn cho Ngân hàng.
Đối với nợ nhóm 5 trong năm 2012 đã giảm đi 5.128 triệu đồng tương đương 49,44% so với năm 2011 một phần là nhờ vào tăng cường các công tác như ở nợ nhóm 3 và nhóm 4 và do đây là nhóm nợ có khả năng mất vốn nên được Ngân hàng tập trung vào giải quyết, xử lý bằng các biện pháp như gia hạn thêm thời gian trả nợ, khuyến khích trả nợ tránh việc phải đưa ra tòa án để phát mãi tài sản thu hồi nợ thì tốn rất nhiều thời gian và chi phí mà khả năng thu hồi nợ thì không cao, đồng thời ở vùng nông thôn người dân luôn lấy nông nghiệp đặc biệt là trồng trọt và chăn nuôi là ngành nghề chính do vậy họ luôn có ý thức không để tài sản bị phát mãi nên tích cực trả nợ giúp cho nợ xấu giảm đi. Tuy nhiên, sang năm 2013 và đến 6 tháng năm 2014 nợ nhóm 5 lại có
38
Bảng 4.8 Nợ xấu theo nhóm nợ của NHNo và PTNT huyện Vĩnh Thạnh giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT : Triệu đồng
Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo và PTNT huyện Vĩnh Thạnh giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014
Chỉ tiêu Năm 6 tháng
đầu năm 2013
6 tháng đầu năm 2014
Chênh lệch
2012/2011 2013/2012 6/2014 so với 6/2013
2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nhóm 3 7.077 6.812 3.980 5.197 2.051 (265) (3,74) (2.832) (41,57) (3.146) (60,53) Nhóm 4 3.144 1.372 1.230 2.461 1.008 (1.772) (56,36) (142) (10,35) (1.453) (59,04) Nhóm 5 10.372 5.244 6.600 6.610 11.520 (5.128) (49,44) 1.356 25,86 4.910 74,28 Tổng cộng 20.593 13.428 11.810 14.268 14.579 (7.165) (34,79) (1.618) (12,05) 311 2,18