Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 51 - 55)

Chương 4: PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.3 Phân tích rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh

4.3.3 Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng

Thông qua bảng 4.10 cho thấy một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng gồm

Tổng dư nợ/ Tổng vốn huy động

Hệ số này ngoài việc cho biết có bao nhiêu đồng vốn huy động được sử dụng trong hoạt động tín dụng nó cho thấy khả năng sử dụng vốn của Ngân hàng mà nó còn gián tiếp phản ánh khả năng huy động vốn của Ngân hàng.

Chỉ tiêu này nên được giữa ở mức ổn định và chênh lệch với dư nợ không nên quá cao, nếu chỉ tiêu này quá lớn thì chứng tỏ khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp và ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ thì Ngân hàng sử dụng vốn huy động không hiệu quả. Tuy nhiên, đối với NHNo & PTNT chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh là một chi nhánh cấp hai do vậy mà nguồn vốn chủ yếu vẫn là vốn điều chuyển cùng với việc lãi suất tại Ngân hàng thông thường thấp hơn so với các Ngân hàng thương mại khác dẫn tới khả năng thu hút vốn còn thấp do vậy mà trong giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ta luôn thấy, chỉ số này luôn cao với dư nợ gấp từ hơn hai đến ba lần. Tuy nhiên, chỉ số này lại có biến động tích cự khi nó có xu hướng giảm dần cụ thể là trong năm 2011 dư nợ gấp 3,51 lần so với vốn huy động tức 1 đồng vốn huy động Ngân hàng đã cho vay đến 3,51 đồng thì đến năm 2013 giảm còn 2,85 lần chứng tỏ công tác thu hút vốn huy động của Ngân hàng được nâng cao hơn. Mặc dù chỉ số này trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng lên 3,36 lần nhưng chủ yếu ảnh hưởng là do dư nợ tăng lên nhanh hơn tốc độ tăng của vốn huy động khi mà nhu cầu vay vốn tại đây là rất lớn. Nhìn chung, trong thời gian Ngân hàng đã thực hiện rất tốt công tác huy động góp phần đảm bảo thanh khoản cho Ngân hàng.

Hệ số thu nợ

Hệ số này giúp đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của Ngân hàng và chỉ số này càng cao thì công tác thu nợ của ngân hàng được thực hiện tốt và ngược lại. Trong cả giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 hệ số này đã giảm đi cho thấy công tác thu nợ không còn được đảm bảo tốt. Tuy nhiên, trong thời gian kinh tế gặp khó khăn để có thể tiếp tục sản xuất kinh doanh người dân

42

Bảng 4.10 Bảng một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng tại NHNo và PTNT huyện Vĩnh Thạnh giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo và PTNT huyện Vĩnh Thạnh giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

6 tháng đầu năm 2013

6 tháng đầu năm 2014

Vốn huy động Triệu đồng 86.989 119.935 157.790 135.129 140.214

Doanh số cho vay Triệu đồng 354.985 488.153 460.144 212.639 285.012

Doanh số thu nợ Triệu đồng 338.836 411.569 392.817 181.683 263.717

Dư nợ Triệu đồng 305.579 382.163 449.491 413.119 470.786

Nợ xấu Triệu đồng 20.593 13.428 11.810 14.268 14.579

Nợ có khả năng mất vốn Triệu đồng 10.372 5.244 6.600 6.610 11.520

Dự phòng rủi ro tín dụng Triệu đồng 2.214 2.781 3.372 3.005 5.272

Dư nợ/ Vốn huy động lần 3,51 3,19 2,85 3,06 3,36

Hệ số thu nợ lần 0,95 0,84 0,85 0,85 0,93

Hệ số rủi ro tín dụng % 6,74 3,51 2,63 3,45 3,1

Hệ số khả năng mất vốn % 3,39 1,37 1,47 1,6 2,45

Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng % 0,72 0,73 0,75 0,73 1,12

Hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng lần 0,11 0,21 0,29 0,21 0,36

43

cần phải có nguồn vốn nhằm chuyển đổi cách thức và quy trình sản xuất do vậy mà nhu cầu vay vốn từ bà con nông dân là rất lớn dẫn đến hệ số này giảm đi. Đến 6 tháng đầu năm 2014, hệ số này đã tăng trở lại nhờ vào sự đóng góp từ ý thức trả nợ của người dân và công tác thu nợ của Ngân hàng được quản lý chặt chẽ của Ban lãnh đạo cũng như sự nỗ lực hoàn tốt nhiệm vụ của các cán bộ tín dụng, thực hiện tốt qui trình cho vay và quản lý sau cho vay. Nhờ đó mà việc thu nợ đạt được kết quả tốt. Tuy vậy, Ngân hàng cần phải làm tốt hơn nữa việc đôn đốc nhắc nhở người dân trả nợ, nằm bắt tình hình sản xuất của người dân để thu nợ kịp thời tránh tình trạng trễ thời hạn trả nợ.

Hệ số rủi ro tín dụng

Trong quá trình hoạt động từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 chi nhánh NHNo & PTNT chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh tỷ lệ rủi ro tín dụng lớn trong năm 2011 và năm 2012 lần lượt là 6,74% và 3,51%. Trong giai đoạn này chi nhánh thật sự gặp khó khăn trong vấn đề giải quyết nợ xấu, chủ yếu là giải quyết những món nợ có giá trị lớn với tài sản đảm bảo là bất động sản đã gây khó khăn cho ngân hàng, phần lớn là gặp vấn đề về phương pháp cũng như thời gian giải quyết nên có rất nhiều món nợ từ quá hạn khó xử lí đã chuyển thành nợ xấu cho Ngân hàng. Từ những tác động từ bên ngoài, bên trong ngân hàng cũng gặp một số khó khăn như công tác thẩm định trước cho vay hạn chế, cũng như số lượng nhân viên ít lượng khách hàng lại đông là khó khăn lớn cho các cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định sau cho vay để kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lí nhanh tránh kéo dài gây ra nợ xấu cho Ngân hàng. Tuy nhiên tỷ lệ đã giảm đi trong cả giai đoạn nhờ những nổ lực của các cán bộ trong Ngân hàng đến năm 2013 xuống còn 2,63%, tuy tỷ lệ này có tăng trong đầu năm 2014 nhưng Ngân hàng cũng đã có những biện pháp để xỷ lý.

Hệ số khả năng mất vốn

Nhóm nợ có khả năng mất vốn tạo sư lo ngại do tiềm ẩn rủi ro rất lớn ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, do vậy Ngân hàng luôn hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ này trong hoạt động của mình. Nhìn chung tỷ lệ này đã giảm đi, theo đó trong năm 2011 tỷ lệ này ở mức 3,39% và đến năm 2013 là 1,47%. Việc giải quyết khoản nợ này đã được đẩy mạnh, có sự kết hợp giữa Ngân hàng với chính quyền địa phương cũng như sự hợp tác của khách hàng đã giảm chỉ số này giảm đi. Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm 2014 chỉ số này lại tăng lên 2,45%

Nguyên nhân là do nguồn vốn vay từ khách hàng đặc biệt là các thương lái mua bán gạo cũng như nuôi cá tra cao khi có tác động xấu từ nền kinh tế thì các hộ này thường bị ảnh hưởng rất lớn cùng với thời gian xử lí những món nợ này còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến chậm trễ trong năm trước mà kéo dài sang năm sau thành nợ nhóm 5.

Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng

Để đảm bảo an toàn một khi rủi ro xảy ra Ngân hàng phải trích lập dự phòng

44

rủi ro theo tỷ lệ quy định của NHNN, trong hai khoản trích lập dự phòng thì dự phòng chung bắt buộc ngân hàng phải trích lập đúng tỷ lệ quy định, còn dự phòng cụ thể còn phụ thuộc vào tài sản đảm bảo, số tiền vay và phần trăm trích lập từng nhóm nợ. Hệ số tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng cho biết tỷ lệ dự phòng rủi ro của Ngân hàng so với tổng dư nợ cho vay. Hằng năm trong giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, tỷ lệ trích lập không ngừng tăng cho thấy Ngân hàng rất quan tâm về biến động kinh tế thông qua chỉ tiêu nợ xấu và để đảm bảo an toàn chi nhánh đã tăng lượng trích lập nhằm giảm thiểu rủi ro. Mức trích lập tập trung vào dự phòng chung tuy nhiên đột biến của chỉ số này xảy ra và 6 tháng đầu năm 2014 năm sau đã làm cho Ngân hàng phải tăng lượng trích lập tương ứng do các món vay bị chuyển sang nhóm 5 nhiều buộc phải tăng trích lập dự phòng. Với mức trích lập tăng cho thấy ngân hàng rất quan tâm đến an toàn trong hoạt động, tuy nhiên với mức trích cao đã làm cho ngân hàng tốn thêm chí phí.

Hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng

Hệ số này cho thấy sự chủ động của Ngân hàng trong trường hợp rủi ro tín dụng xảy ra khi mà các khoản nợ xấu tăng lên, nếu hệ số này càng cao thì cho thấy Ngân hàng càng chủ động trong trường hợp khách hàng không hoàn trả gốc và lãi đúng hạn. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, tỷ lệ đảm bảo 1 đồng nợ xấu luôn tăng. Trong 6 tháng đầu năm 2014 với tỷ lệ đảm bảo cao nhất chủ yếu là do trong giai đoạn này Ngân hàng chủ động trong việc bù đắp nợ xấu. Trước đó từ năm 2011 đến năm 2013 tỷ lệ đảm bảo tăng dần tương ứng với tăng trích lập dự phòng tăng do dư nợ qua các năm tăng.

Tóm lại, hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh hằng năm vẫn tăng trưởng tốt, đạt kết quả khả quan, doanh số dư nợ tăng.

Các khoản mục về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng như nợ xấu nói chung và nợ có khả năng mất vốn đã giảm đi nhiều. Các chỉ số tài chính về rủi ro tín dụng, khả năng mất vốn giảm qua các năm, trong khi các chỉ số bù đắp và dự phòng rủi ro tăng lên cho thấy rằng Ngân hàng đã kiểm soát tốt hoạt động tín dụng giúp giảm thiểu rủi ro, tăng chất lượng tín dụng, tăng mức độ tín nhiệm cho Ngân hàng góp phần thu hút khách hàng.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)