Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.3 Bảo hiểm nông nghiệp
Về mặt pháp lý thì BHNN là một nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ có đối tƣợng bảo hiểm là các rủi ro phát sinh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn, bao gồm những rủi ro gắn liền với: cây trồng, vật nuôi, vật tƣ, hàng hóa, nguyên liệu nhà xưởng.
Ở những nước đang phát triển, khi sản xuất nông nghiệp xảy ra thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, chính phủ thường bù đắp cho nông dân bằng các chương trình hỗ trợ thiên tai nhưng những chương trình hỗ trợ này làm cho nông dân không chủ động phòng ngừa rủi ro và có thể khuyến khích họ tăng mức độ thiệt hại trong đợt thiên tai tiếp theo để nhận đƣợc hỗ trợ. Những nhà làm chính sách đưa ra chương trình BHNN như là một giải pháp thay thế cho chương trình hỗ trợ thiên tai. Thay vì người nông dân chờ để nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ thì chương trình BHNN được xem như một công cụ để nông dân chủ động khắc phục hậu quả tài chính khi có thiệt hại xảy ra. Mặc dù vậy, trong thực tế chương trình BHNN vẫn tồn tại cùng với chương trình hỗ trợ của chính phủ, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển thường xuyên đối mặt thiên tai gây ra thiệt hại nặng nề cho nông dân (Ngân hàng thế giới, 2005).
BHNN không giới hạn cho cây trồng mà còn áp dụng đối với vật nuôi, thủy sản nuôi và nhà kính. BHNN cho phép nông dân duy trì uy tín tín dụng ngay cả trong năm bị mất mùa nghiêm trọng và tránh rơi vào nghèo đói, vì vậy bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sản xuất và tiêu thụ cho nông dân (FAO, 2011).
9
Như vậy, có thể nói BHNN là một phương tiện hữu hiệu để hỗ trợ người sản xuất nông nghiệp giúp bù đắp thiệt hại và khắc phục hậu quả khi xảy ra rủi ro để bảo đảm thu nhập, đồng thời duy trì khả năng sản xuất góp phần ổn định cuộc sống cho nông dân.
2.1.3.1 Mục tiêu chính của bảo hiểm nông nghiệp
Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Chính phủ các nước thường đưa ra các chính sách liên quan đến sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Điển hình, chương trình BHNN ở các nước được xem như một chính sách xã hội với mục tiêu tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo (Ngân hàng thế giới, 2005).
Đối với mục tiêu tăng trưởng: Chương trình BHNN được thực hiện nhằm phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất nông nghiệp. Mục tiêu tăng trưởng nhằm giúp những hộ nông dân nghèo có thể tiếp tục trồng trọt, chăn nuôi khi xảy ra sự kiện bảo hiểm dẫn đến thiệt hại toàn bộ hay một phần. Ngoài ra, khi tham gia chương trình bảo hiểm các hộ nông dân phải thực hiện sản xuất theo quy trình do bộ nông nghiệp hướng dẫn. Điều này góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại và phát triển bền vững.
Đối với mục tiêu giảm thiểu nghèo khó ở khu vực nông thôn: Chính phủ các nước theo đuổi mục tiêu làm giảm sự chênh lệch giàu nghèo và phân phối lại nguồn lực xã hội. Chính sách giảm nghèo giúp cải thiện thu nhập bình quân của người nông dân nghèo, thực chất là để giảm sự biến động thu nhập của họ và khả năng rủi ro làm mất sạch tài sản mà họ đã tích lũy lâu năm. Để đạt đƣợc các mục tiêu trên, chính phủ các nước đã tạo ra nhiều điều kiện cho chương trình BHNN, cũng nhƣ nổ lực thực hiện phúc lợi xã hội.
Để thực hiện hai mục tiêu tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo, Việt Nam đã thực hiện chương trình thí điểm BHNN. Quyết định số 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng đã nêu rõ mục đích của chương trình này như sau:
“Thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp nhằm hỗ trợ cho người sản xuất nông nghiệp chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra, góp phần bảo đảm ổn định an sinh xã hội nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp”.
2.1.3.2 Các hình thức của bảo hiểm nông nghiệp
Theo Dự án Phát triển, thực hiện và đánh giá các đề án bảo hiểm chỉ số dựa trên quản lý rủi ro tối ƣu trong nông nghiệp (Development, Implementation and
10
Evaluation of Index-Based Insurance Schemes for Optimal Risk Management in Agriculture) BHNN có 8 hình thức cơ bản. Các hình thức của bảo hiểm nông nghiệp bao gồm:
Bảo hiểm rủi ro duy nhất (Single-Risk Insurance): Là loại bảo hiểm cung cấp bảo hiểm để chống lại một rủi ro duy nhất. Bảo hiểm rủi ro duy nhất cũng có thể đƣợc hỗ trợ nếu rủi ro không mang tính hệ thống. Ví dụ, bảo hiểm mƣa đá là một trong những bảo hiểm đƣợc áp dụng rộng rãi nhất; mƣa đá là rủi ro không hệ thống vì hiện tượng mưa đá chỉ xuất hiện và ảnh hưởng đến một vài khu vực chứ không xuất hiện rộng khắp. Hợp tác xã của nông dân ở Pháp và Đức cung cấp bảo hiểm cây trồng - mƣa đá vào đầu năm 1820.
Bảo hiểm kết hợp (Combined/Peril Insurance): Đây là loại bảo hiểm còn được gọi là bảo hiểm đa rủi ro ở một số nước. Công ty bảo hiểm cung cấp bảo hiểm đối với nhiều rủi ro. Ví dụ, bảo hiểm kết hợp mưa đá và sương. Trong nhiều trường hợp, phạm vi bảo hiểm được mở rộng với các rủi ro về lửa, động đất, sét, và các thảm họa thiên nhiên liên quan khác.
Bảo hiểm năng suất (Yield Insurance): Đây là loại bảo hiểm cung cấp bảo hiểm chống lại biến động của sản lƣợng nông nghiệp. Bất kỳ yếu tố nào có nguy cơ gây ảnh hưởng đến năng suất đều được bảo hiểm. Những rủi ro này có thể được liệt kê như lũ lụt, hạn hán, sương giá, mưa đá, hỏa hoạn Thông thường, bảo hiểm năng suất giúp chống lại nhiều rủi ro còn đƣợc gọi là bảo hiểm cây trồng đa rủi ro (Multi-peril crop insurance - MPCI). Đây là một bảo hiểm tốn kém vì hầu như tất cả các rủi ro đều được bảo hiểm. Vì thế, muốn người nông dân và các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia, vai trò trợ cấp của chính phủ là rất lớn. Đặc biệt là ở Mỹ, Tổng công ty bảo hiểm cây trồng liên bang (Federal Crop Insurance Corporation) đã đƣa ra hình thức bảo hiểm cây trồng đa rủi ro từ năm 1938.
Nguyễn Tuấn Sơn (2008) cho rằng bảo hiểm năng suất tồn tại nhiều vấn đề nhƣ dễ dẫn đến sự lựa chọn rủi ro bảo hiểm, không phát huy đƣợc tính cộng đồng và phát sinh rủi ro đạo đức và dễ dẫn đến tình trạng trục lợi bảo hiểm. Đây là nguyên nhân dẫn đến BHNN ở Việt Nam trở nên kém hiệu quả.
Bảo hiểm giá (Price Insurance): Đây là loại bảo hiểm cung cấp bảo hiểm chống lại biến động về giá của sản phẩm nông nghiệp. Nhƣ vậy, nếu giá thành sản phẩm thấp hơn mức đã xác định từ trước thì công ty bảo hiểm sẽ xem xét và thanh toán tiền bồi thường theo các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm. Cần lưu ý rằng bảo hiểm giá đòi hỏi tính minh bạch về giá. Như vậy, giá xác định trước
11
không bị ảnh hưởng bởi các công ty bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm. Để xác định mức ngƣỡng (threshold prices) và xem xét sự biến động về giá, có thể sử dụng các công cụ của thị trường tương lai (future market) cho mỗi sản phẩm nông nghiệp. Một vấn đề trong bảo hiểm giá cần đƣợc quan tâm là xác định đƣợc lý do tại sao giá sản phẩm thấp hơn so với dự kiến. Ví dụ, việc giá sản phẩm thấp do kém chất lượng là điều dễ hiểu nhưng vì lý do này mà người nông dân được bồi thường thì sẽ gây ra các vấn đề về đạo đức trong sản xuất. Vì thế vẫn còn các cuộc tranh luận xung quanh vấn đề này và có ý kiến cho rằng nên loại trừ nguyên nhân giảm giá do giảm chất lƣợng.
Bảo hiểm doanh thu (Revenue Insurance): Đây là loại bảo hiểm cung cấp bảo hiểm chống lại những thay đổi trong doanh thu của hộ sản xuất. Nhƣ ta đã biết doanh thu bằng giá nhân sản lƣợng, bảo hiểm doanh thu giúp chống lại sự biến động của cả giá và sản lƣợng. Vì thế, bảo hiểm doanh thu đƣợc xem là một trong những hình thức giúp ổn định doanh thu tốt nhất. Tại Mỹ, Cơ quan Quản lý rủi ro (Risk Management Agency) đã đưa ra chương trình bảo hiểm doanh thu cho rất nhiều loại cây trồng; một ví dụ từ chương trình là bảo hiểm doanh thu cho cây ngô. Chương trình này ước tính sản lượng của ngô dựa trên lịch sử sản xuất của nông dân. Tiếp theo, giá tương lai cho ngô được xác định từ thị trường hàng hóa tương lai (future exchange). Sau đó, đem mức giá dự kiến nhân với sản lượng dự kiến sẽ đƣợc doanh thu dự kiến. Dựa trên doanh thu dự kiến, một ngƣỡng doanh thu đƣợc xác định để cung cấp bảo hiểm chống lại sự biến động doanh thu (ví dụ nhƣ 80% doanh thu dự kiến ban đầu).
Bảo hiểm toàn bộ trang trại (Whole-Farm Insurance): Đây là loại bảo hiểm cung cấp bảo hiểm chống lại những thay đổi trong năng suất hoặc doanh thu của trang trại. Toàn bộ các hoạt động của trang trại đều đƣợc bảo hiểm. Ví dụ nếu trang trại trồng cả hai loại cây A & B thì nên xem xét mua bảo hiểm toàn bộ trang trại vì sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí thay vì mua bảo hiểm riêng lẻ cho từng loại cây trồng. Bảo hiểm doanh thu trang trại là một trường hợp đặc biệt của bảo hiểm doanh thu.
Bảo hiểm thu nhập (Income Insurance): Đây là loại bảo hiểm cung cấp bảo hiểm chống lại biến động trong thu nhập của người nông dân. Như ta đã biết, thu nhập bằng doanh thu trừ đi chi phí. Nhƣ vậy, bảo hiểm thu nhập giúp bảo hiểm những rủi ro về thay đổi trong doanh thu, sản lƣợng, giá cả, cũng nhƣ chi phí sản xuất - các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân. Theo quan điểm của người được bảo hiểm thì đây là loại hình bảo hiểm hấp dẫn nhất cho người nông
12
dân; nó cung cấp một sự bảo vệ trực tiếp chống lại tổn thất về thu nhập. Tuy nhiên, từ quan điểm của công ty bảo hiểm, đây lại là loại hình bảo hiểm rủi ro nhất bởi không chỉ là doanh thu, mà chi phí cũng có thể bị ảnh hưởng nhiều bởi hành vi của người nông dân; từ đó rủi ro về đạo đức có thể xuất hiện.
Bảo hiểm theo chỉ số (Index Insurance): Đặc trƣng cơ bản nhất của bảo hiểm theo chỉ số là lấy các chỉ số khách quan nhƣ chỉ số thời tiết và mức bồi thường tương ứng với mỗi chỉ số được quy định trong hợp đồng bảo hiểm làm căn cứ xét bồi thường mà không cần tiến hành giám định để biết độ được mức độ thiệt hại). Để đảm bảo bồi thường hợp lý, mức độ bồi thường được tính trên cơ sở năng suất bình quân chung của cả vùng.
Nguyễn Tuấn Sơn (2008) đánh giá đây là phương pháp có mức rủi ro đạo đức khá thấp vì căn cứ để xét bồi thường là các chỉ số khách quan không phụ thuộc vào ý muốn và hành vi chủ quan của con người. Khả năng lựa chọn rủi ro để bảo hiểm cũng hạn chế vì rủi ro đƣợc bảo hiểm là rủi ro thời tiết nhƣ lũ lụt, hạn hán. Chi phí quản lý cũng thấp do không cần phải khai thác bảo hiểm theo yêu cầu riêng của từng người, không cần giám định tổn thất do thời tiết gây ra đối với từng cá nhân người mua bảo hiểm. Ngoài ra, bảo hiểm theo chỉ số dễ hiểu, dễ xác định mức bồi thường cho từng người mua bảo hiểm. Mặc dù phương pháp này có một vài hạn chế, bảo hiểm chỉ số thời tiết đang trong quá trình phát triển, hoàn thiện và hứa hẹn một tương lai tốt đẹp cho bảo hiểm nông nghiệp.
2.1.3.3 BHNN ở một số nước đang phát triển
BHNN đã được thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả những nước phát triển như Mỹ, Canada. Tuy nhiên, những nước phát triển có đặc điểm kinh tế khác xa so với những nước đang phát triển do đó những nước đang phát triển như Việt Nam khó áp dụng một chương trình BHNN giống như các nước phát triển.
Các quốc gia đang phát triển từng thực hiện BHNN và rút ra nhiều bài học khác nhau về cách thực hiện chương trình này. Đây là những kinh nghiệm để các quốc gia có nền sản xuất nông nghiệp tương tự như Việt Nam học tập và áp dụng khi thực hiện chương trình BHNN. Hai quốc gia thực hiện BHNN đầu tiên là Nicaragua và Morocco, tiếp theo là Ấn Độ và Ukraina, là hai nước đã thực hiện bảo hiểm chỉ số thời tiết (Ngân hàng thế giới, 2005).
Chương trình BHNN ở Nicaragua
Nicaragua là một quốc gia nằm ở Trung Mỹ, nông nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của nước này. Năm 2003, có 30% dân số tham gia vào
13
hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên từ những năm 1990, ngành nông nghiệp thường xuyên tăng trưởng âm do chịu ảnh hưởng bởi hạn hán và lũ lụt.
Sau khi chương trình bảo hiểm được thực hiện ở Nicaragua, Hazell và Skees (1998) đã có những nghiên cứu khả thi đầu tiên vào mùa xuân năm 1998. Các nghiên cứu này đã xem xét vấn đề một cách chi tiết và đƣa ra các khuyến nghị cho sự phát triển cũng như sự bền vững của chương trình bảo hiểm.
Hazell và Skees (1998) cho rằng, trong những năm đầu tiên chương trình thí điểm nên bắt đầu ở quy mô nhỏ với mục tiêu chủ yếu là phổ biến cho nông dân về chương trình BHNN nhằm mục đích là tạo tiền đề tiến hành chương trình BHNN rộng rãi. Ngoài ra, trong việc quản lý và hỗ trợ dự án nhất thiết có một người quan trọng để quản lý và hỗ trợ các dự án thí điểm. Người này phải biết tất cả các khía cạnh của dự án và có vai trò tích cực trong mọi hoạt động của dự án.
Việc liên kết BHNN với ngân hàng là một phát triển quan trọng trong chương trình BHNN ở quốc gia này bằng cách các ngân hàng ở Nicaragua đồng ý giảm lãi suất cho vay sản xuất nông nghiệp cho những nông dân có tham gia BHNN.
Chương trình BHNN ở Morocco
Morocco có 47% dân số và hầu hết là người nghèo sống ở khu vực nông thôn. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong đời sống nông thôn của nước này. Tính trung bình nông nghiệp chiếm khoảng 17% GDP nhưng tỷ lệ này thường dao động, chủ yếu là do khí hậu mà đặc biệt là sự thay đổi lượng mưa làm ảnh hưởng nhiều đến năng suất.
Năm 1995, chính phủ Morocco đã kích hoạt một chương trình hạn hán, một chương trình được tài trợ bởi các công ty bảo hiểm hỗ trợ nông nghiệp địa phương để giải quyết vấn đề hạn hán bằng cách thực hiện một chương trình bảo hiểm năng suất. Chương trình này được chứng minh là phổ biến, nhưng nó cũng gặp phải vấn đề của hình thức bảo hiểm năng suất, chẳng hạn nhƣ chi phí hỗ trợ cao và các vấn đề về quản lý liên quan đến việc đánh giá năng suất của hộ tham gia.
Với những hạn chế của chương trình hạn hán, chính phủ Morocco đã đồng ý tham gia vào một dự án nghiên cứu của Ngân hàng thế giới nhằm khai thác tính khả thi của chương trình bảo hiểm thời tiết thay thế cho bảo hiểm năng suất truyền thống. Các cuộc điều tra cho thấy chương trình bảo hiểm chỉ số lượng mưa có những lợi ích đáng kể nhƣ giảm thiểu rủi ro đạo đức, rủi ro lựa chọn bất lợi và quá trình thanh toán cũng nhanh hơn.
14 Chương trình BHNN ở Ukraina
Ukraina là một quốc gia ở khu vực Đông Âu, nền nông nghiệp của Ukraina là lĩnh vực kinh tế hiệu quả, có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của đất nước và có tiềm năng phát triển. Cũng như các nước trong khu vực, nền nông nghiệp của Ukraina cũng phải đối mặt với rủi ro thời tiết, làm ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch cũng nhƣ thu nhập của nông dân Ukraina.
Các tổ chức tài chính nông thôn ở Ukraina sử dụng thu hoạch trong tương lai nhƣ tài sản thế chấp, nhƣng kể từ khi các thiết bị nông nghiệp nói chung bị lỗi thời và kém giá trị thì những công ty này bắt đầu yêu cầu nông dân mua bảo hiểm thu hoạch để tự bảo hiểm và chống lại nguy cơ mất mùa. Ngoài ra, các ngân hàng lớn hoạt động cho vay nông nghiệp không cho vay trên cơ sở tài sản thế chấp không có bảo hiểm, vì vậy để có được tín dụng buộc người nông dân phải mua bảo hiểm cho thu hoach của họ. Để đáp ứng nhu cầu bảo hiểm cho vay của nông dân, hầu hết các ngân hàng tự thành lập công ty bảo hiểm. Mặc dù những người nông dân chƣa hiểu đƣợc lợi ích của bảo hiểm chỉ số thời tiết, nhƣng họ đã quen thuộc với rủi ro thời tiết và muốn mua bảo hiểm để đảm bảo cuộc sống trước những hiểm họa tự nhiên. Mặt khác, để duy trì khả năng thanh toán, các công ty bảo hiểm Ukraina sử dụng tái bảo hiểm quốc tế để bảo hiểm cho rủi ro hệ thống.
2.1.3.4 Sự cần thiết của BHNN và chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2011-2013
Sản xuất nông nghiệp ở nước ta thường xuyên phải đối mặt với nhiều rủi ro do thời tiết và khí hậu thất thường. Trong hoàn cảnh đó, người nông dân thường phải đối mặt với nhiều nguy cơ mất mùa, làm ảnh hưởng đến sinh kế, khiến cuộc sống của nông dân Việt Nam luôn trong tình trạng bấp bênh. Để hỗ trợ nông dân, Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp nhƣ khoanh nợ, xóa nợ. Tuy nhiên theo các chuyên gia bảo hiểm quốc tế, hình thức hỗ trợ này không tạo ra động lực để các hộ chủ động và có kế hoạch đối phó với những rủi ro thiên tai, dịch bệnh (Hà Yên, 2009). Đây chính là tiền đề cho việc phát triển bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam.
Ngày 01/03/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định về việc triển khai chương trình thí điểm BHNN giai đoạn 2011-2013 trên 20 tỉnh thành trong nước.
Theo Phùng Ngọc Khánh (2014)(2) đây là một chính sách đúng đắn và hợp lòng dân nhằm ổn định sản xuất và đời sống của người dân, góp phần thực hiện tốt
(2) Nguồn: Minh Hà, 2014. Bảo hiểm nông nghiệp-trụ đỡ sản xuất .