THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM BHNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của chương trình thí điểm bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của hộ trồng lúa ở huyện thoại sơn, tỉnh an giang (Trang 52 - 55)

Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.3 THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM BHNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

Bảng 3.2: Kết quả thực hiện chương trình thí điểm bảo hiểm cây lúa tại huyện Thoại Sơn theo Quyết định 315/QĐ-TTg giai đoạn 2011-2013

Vụ sản xuất Số hộ tham gia BH

(hộ) Tổng diện tích đƣợc BH (ha)

Vụ Hè Thu 2012 85 114,30

Vụ Thu Đông 2012 71 131,79

Vụ Đông Xuân 2012-2013 35 68,92

Vụ Hè Thu 2013 11 41,80

Vụ Thu Đông 2013 18 26,65

Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNN Thoại Sơn, 2013. Báo cáo Tình hình thực hiện thí điểm BHNN giai đoạn 2011 -2013 huyện Thoại Sơn

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Thoại Sơn (Bảng 3.2), vụ Hè Thu năm 2012 có 85 hộ tham gia bảo hiểm cây lúa, với tổng diện tích đƣợc bảo hiểm là 114,3 ha đạt 0,3% diện tích xuống giống. Số hộ tham gia bảo hiểm giảm dần qua từng vụ, đến vụ Thu Đông năm 2013 chỉ còn 18 hộ với diện tích 26,65 ha. Riêng vụ Đông Xuân năm 2011-2012, do đã xuống giống trên 20 ngày và tình hình diễn biến thiên tai, dịch bệnh thuận lợi nên nông dân không có ý định tham gia BHNN trong vụ Đông Xuân 2011-2012, kết quả bước đầu chƣa có diện tích nào tham gia ký hợp đồng bảo hiểm.

Diện tích tham gia bảo hiểm tập trung chủ yếu ở xã Định Thành, Bình Thành, Vĩnh Khánh và Vọng Thê. Ngoài ra, số hộ nghèo, cận nghèo tham gia bảo hiểm cây lúa rất ít. Nguyên nhân là do đa số người nghèo, cận nghèo không sản xuất lúa, hoặc đƣợc cho thuê, cho mƣợn đất để sản xuất với diện tích nhỏ trong vài vụ nên những hộ này không quan tâm nhiều đến bảo hiểm cây lúa.

41

Bảng 3.3: Số tiền Công ty Bảo Minh hỗ trợ đề phòng hạn chế tổn thất cho hộ tham gia chương trình thí điểm bảo hiểm cây lúa huyện Thoại Sơn.

Vụ mùa

Diện tích lúa tham gia BH bị thiệt hại

(ha)

Số tiền hỗ trợ (đồng/1000m2)

Nguyên nhân thiệt hại

Vụ Hè Thu 2012 104,73 22.500 Bệnh đạo ôn

Vụ Thu Đông 2012 8,30 20.000 Cháy bìa lá

Vụ Đông Xuân 2012 -2013 10,10 - Bệnh đạo ôn

Vụ Hè thu 2013 34,70 20.000 Bệnh đạo ôn

Vụ Thu Đông 2013 6,90 20.000 Bệnh đạo ôn

Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Thoại Sơn 2013. Báo cáo Tình hình thực hiện thí điểm BHNN giai đoạn 2011 -2013 huyện Thoại Sơn.

Dựa vào báo cáo của Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Thoại sơn (2013), nguyên nhân thiệt hại của những hộ tham gia bảo hiểm cây lúa chủ yếu là do bệnh đạo ôn, cháy bìa lá gây ra. Trong vụ Hè Thu 2012, diện tích lúa bị thiệt hại do bệnh đạo ôn đã đƣợc công ty Bảo Minh, các ngành chuyên môn và UBND các xã xác minh là 104,73 ha /76 hộ. Mặc dù mức độ thiệt hại chƣa đủ điều kiện để đƣợc bồi thường, các hộ tham gia bảo hiểm cây lúa có diện tích thiệt hại vẫn được Công ty Bảo Minh An Giang hỗ trợ 22.500 đồng/1000m2 để bù đắp chi phí do nông dân bỏ ra trong việc khắc phục hậu quả, hạn chế tổn thất. Trong những vụ tiếp theo, diện tích thiệt hại đƣợc hỗ trợ đề phòng hạn chế tổn thất với số tiền là 20.000 đồng/1000m2. Ngoài ra, những hộ bị thiệt hại đầu vụ do ngập úng cũng đƣợc công ty Bảo Minh hỗ trợ để nông dân mua giống tiếp tục sản xuất. Tuy nhiên, những hộ có diện tích tham gia bảo hiểm bị thiệt hại cho rằng số tiền hỗ trợ là không đáng kể so với thiệt hại thực tế và thủ tục nhận tiền hỗ trợ phức tạp, chậm trễ nên họ có xu hướng không muốn tham gia nữa. Còn những nông dân khác chƣa nhận thấy lợi ích khi tham gia bảo hiểm nên không muốn tham gia.

Chính vì vậy, số hộ tham gia bảo hiểm cây lúa ở huyện Thoại Sơn ngày càng giảm.

Nhìn chung, chương trình thí điểm bảo hiểm cây lúa ở huyện Thoại Sơn còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế. Chương trình thí điểm được triển khai từ năm 2011 nhƣng vẫn còn nhiều hộ nằm trong địa bàn vẫn chƣa hiểu rõ hoặc chỉ biết bảo hiểm nông nghiệp thông qua báo đài. Cho thấy công tác tuyên truyền, vận động của địa phương chưa sâu rộng và phổ biến. Theo báo cáo của phòng Nông

42

nghiệp-PTNT huyện Thoại Sơn (2013), địa phương gặp phải khó khăn này do BHNN là sản phẩm hoàn toàn mới, cộng thêm các hướng dẫn thực hiện ban hành chậm làm cho địa phương còn lúng túng, chưa hiểu biết đầy đủ các quy trình thủ tục nên kết quả vận động, giải thích và thuyết phục nông dân còn nhiều hạn chế.

Mặt khác, bảo hiểm cây lúa thích hợp với những vùng có điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhƣ thiên tai, dịch bệnh, giông, lốc xoáy trong khi huyện Thoại Sơn có khí hậu ổn định, ít thiên tai, dịch bệnh nên người nông dân thấy bảo hiểm cây lúa chƣa thực sự phát huy lợi ích cho họ. Bên cạnh đó, nhiều nông dân có tâm lý “lời ăn lỗ chịu” và có kinh nghiệm trồng lúa lâu năm, có khả năng tự khắc phục rủi ro nên không có nhu cầu mua bảo hiểm. Về công tác kiểm tra, giám sát, nhiều hộ cho rằng việc kiểm tra sau khi xảy ra thiệt hại và công bố năng suất bình quân còn chậm trễ. Ngoài ra, thủ tục bồi thường hoặc hỗ trợ còn quá rườm rà, qua nhiều khâu trung gian và thời gian chờ đợi để nhận tiền hỗ trợ thiệt hại dài nên người dân không mặm mà với bảo hiểm cây lúa. Những khó khăn trên cần có hướng giải quyết để chương trình bảo hiểm nông nghiệp trong giai đoạn tiếp theo thực sự phát huy hiệu quả.

Mặc dù chương trình thí điểm bảo hiểm cây lúa ở huyện Thoại Sơn tồn tại nhiều vấn đề bất cập, cũng cần ghi nhận rằng cán bộ các cấp cùng Công ty Bảo Minh đã cố gắng phối hợp trong việc thực hiện thí điểm bảo hiểm cây lúa tại các xã, thị trấn. Cụ thể, Công ty Bảo Minh cùng chính quyền địa phương đã phối hợp tổ chức tập huấn cho cán bộ các xã và giải đáp thắc mắc của nông dân, người dân về các quy định của bảo hiểm cây lúa. Phần lớn cán bộ, xã viên có đất canh tác lúa đều tham gia bảo hiểm thể hiện tinh thần tiên phong trong việc tham gia bảo hiểm cho bà con nông dân. Về phía nông dân, phần lớn đã hiểu đƣợc ý nghĩa của BHNN. Đặc biệt, Công ty Bảo Minh đã hỗ trợ chi phí đề phòng hạn chế tổn thất góp phần bù đắp thiệt hại cho nông dân, giúp họ có vốn tái sản xuất.

Tóm lại, sau 3 năm thực hiên chương trình BHNN, có thể thấy mục đích của BHNN là đúng đắn, hữu ích đối với nông dân. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quy định, chính sách không phù hợp đối với từng vùng. Vì vậy, Chính phủ cần xem xét, đánh giá chương trình thí điểm một cách toàn diện để đưa ra biện pháp điều chỉnh cho phù hợp đối với từng địa phương. Từ đó, giúp chương trình BHNN đƣợc thực hiện phổ biến, sâu rộng và mang lại lợi ích cho nông dân.

43

Chương 4

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ TRỒNG LÚA Ở HUYỆN THOẠI SƠN, TỈNH AN GIANG

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của chương trình thí điểm bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của hộ trồng lúa ở huyện thoại sơn, tỉnh an giang (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)