LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của chương trình thí điểm bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của hộ trồng lúa ở huyện thoại sơn, tỉnh an giang (Trang 32 - 36)

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.2.1 Phương pháp đánh giá tác động

Việc đánh giá tác động của một chương trình hay dự án phát triển nông thôn là rất quan trọng. Bởi vì đánh giá tác động không những giúp xác định hiệu quả

21

chương trình mà còn là căn cứ để xem xét, điều chỉnh để từ đó hoàn thiện và nâng cao chất lượng chương trình, thậm chí cân nhắc có nên tiếp tục mở rộng hay dừng lại. Thực chất của việc đánh giá tác động là so sánh lợi ích mà người tham gia thu được sau khi chương trình hay dư án xuất hiện (Lương Vinh Quốc Duy, 2008).

Ashenfelter and Card (1985) ước tính ảnh hưởng của các chương trình đào tạo bằng cách sử dụng cấu trúc theo chiều dọc của các khoản thu nhập thì phương pháp khác biệt trong khác biệt (Difference in Difference) hay còn gọi là khác biệt kép (Double Difference) đã trở nên phổ biến. Phương pháp DID so sánh nhóm can thiệp và nhóm đối chứng dựa trên những khác biệt trong kết quả ở từng thời kỳ quan sát. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là giả định sai số lựa chọn không đổi theo thời gian là thiếu cơ sở đối với nhiều chương trình mục tiêu ở các nước đang phát triển (Research Method). Nguyễn Xuân Thành (2006) cũng cho rằng giả định của phương pháp DID là nếu như không có chính sách công thì hai nhóm can thiệp và nhóm đối chứng sẽ có cùng xu thế vận động theo thời gian.

Nhƣng điều này có thể đúng hoặc có thể sai trên thực tế. Chỉ khi nào giả định này đúng mới có thể áp dụng phương pháp DID.

Để khắc phục nhược điểm này, có thể sử dụng phương pháp so sánh theo không gian bằng việc sử dụng nhóm đối chứng có những điểm tương đồng với nhóm tham gia dự án. Đây cũng là cơ sở của phương pháp so sánh điểm xu hướng (Propensity Score Matching viết tắc là PSM), được nhà kinh tế học Rubin giới thiệu từ đầu những năm 1980. Lương Vinh Quốc Duy (2008), Dương Thanh Tình và Đỗ Xuân Luận (2013) đều cho rằng mặc dù phương pháp so sánh theo thời gian không phức tạp về kỹ thuật nhƣng không phải dự án nào cũng có tổ chức khảo sát tiền dự án nên việc áp dụng phương pháp này trở nên khó khăn.

Việc đánh giá tác động của các dự án thường được đề cặp sau khi dự án đã đi vào hoạt động, vì vậy phương pháp so sánh theo không gian bằng PSM sẽ hiệu quả hơn. Phương pháp PSM đòi hỏi hai nhóm phải có sự tương đồng trong quá trình so sánh và cần đƣợc kiểm định trong quá trình thống kê do đó yếu tố quan trọng bậc nhất đến sự thành bại của phương pháp này là khâu điều tra chọn mẫu. Chính vì vậy, khi điều tra chọn mẫu cần đảm bảo sự tương đồng trong quá trình so sánh như cùng phiếu điều tra, cùng thời điểm, cùng người phỏng vấn, cùng địa bàn và đảm bảo rằng hai nhóm không tham gia vào chương trình, dự án khác.

Việc lựa chon một nhóm tham gia chương trình hay dự án chỉ dựa trên các đặc điểm quan sát được, có thể sử dụng phương pháp PSM để loại bỏ các sai lệch chọn lựa do sự khác biệt giữa các nhóm (Rubin, 1973). Nếu một số đặc điểm

22

không quan sát được của một nhóm mà chúng có tương quan với kết quả dự án thì mối tương quan này có thể gây ra sai lệch trong việc đánh giá tác động dự án.

Có thể nói đây là nhược điểm mà phương pháp PSM chưa giải quyết được. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu đã ứng dụng phương pháp PSM để đánh giá tác động của dự án và đánh giá cao phương pháp này như "Tác động của viện trợ Nhật Bản cho phát triển cơ sở hạ tầng" (Nguyễn Huy Hoàng, 2012) và “Tác động của tài chính vi mô và vai trò của nó trong việc làm giảm nghèo đói của các hộ gia đình nông thôn: ƣớc tính từ Pakistan” (Asad K.Ghalib et al, 2011). Vì vậy, tác giả sử dụng phương pháp PSM để đánh giá tác động của chương trình bảo hiểm nông nghiệp đến thu nhập của hộ trồng lúa ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHNN

Theo Lê Khương Ninh (2013) do đặc thù của địa bàn nông thôn trải trên diện rộng, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và chu kỳ sản xuất dài nên nông hộ ở nước ta phải đối mặt với nhiều rủi ro. Vì vậy, việc cung cấp công cụ để kiểm soát và giảm thiểu thiệt hại do rủi ro gây ra là rất quan trọng đối với việc ổn định thu nhập cho nông hộ. Một trong những cách hữu hiệu nhất để ngăn ngừa rủi ro là tham gia BHNN. Tuy nhiên, không phải nông hộ nào cũng nhận thức rõ về vai trò của BHNN và tự nguyện tham gia. Quyết định tham gia vào chương trình BHNN của nông hộ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Mô hình thực nghiệm của Goodwin et al (1993) và của Makki et al (2001) cho thấy quyết định tham gia chương trình bảo hiểm cây lúa của hộ sẽ bị chi phối bởi các yếu tố liên quan đến đặc điểm của hộ nhƣ: độ tuổi, giới tính của chủ hộ, số thành viên của hộ; và các yếu tố liên quan đến hoạt động sản xuất của hộ nhƣ:

kinh nghiệm sản xuất, diện tích trồng lúa, các khoản chi phí cho sản xuất lúa (không tính phí bảo hiểm), năng suất bình quân và giá lúa đƣợc bán bình quân của hộ.

Vận dụng mô hình thực nghiệm của hai tác giả trên, một nghiên cứu của Hoàng Triệu Huy và cộng sự (2014) về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa nhận thấy: những hộ có tham gia các chương trình tập huấn về kỹ thuật sản xuất, những hộ dễ dàng huy động nguồn lực lao động của gia đình, hay những hộ có khả năng bán lúa thành phẩm ở mức giá cao thường có xu hướng tham gia bảo hiểm cây lúa. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Quốc Nghi (2012) cũng chứng minh xác suất tham gia bảo hiểm nông nghiệp của những hộ có tham gia tập huấn cao hơn những hộ nông dân không tham gia.

23

Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi (2012), Hoàng Triệu Huy và cộng sự (2014) cho kết quả giống nhau về biến chi phí sản xuất. Biến này không có ý nghĩa thống kê trong mô hình và không giải thích gì về quyết định tham gia bảo hiểm của nông hộ.

Trong nghiên cứu của Hoàng Triệu Huy và cộng sự (2014) các đặc điểm của chủ hộ nhƣ độ tuổi, giới tính của chủ hộ không có ý nghĩa thống kê trong quyết định tham gia hay không. Khác với kết quả này, trong một nghiên cứu tương tự của Phạm Lê Thông (2013) thì biến giới tính lại có ý nghĩa thống kê cho thấy đáp viên là nam có xác xuất tham gia bảo hiểm cao hơn. Một điểm khác biệt nữa là Hoàng Triệu Huy và cộng sự (2014) cho rằng việc đƣa biến mức phí tham gia bảo hiểm vào mô hình hầu như không có ý nghĩa vì chương trình thí điểm bảo hiểm cây lúa ở Việt Nam giai đoạn 2011-2013 theo Quyết định 315/QĐ-TTg thực hiện hỗ trợ phí bảo hiểm cho nông dân khi tham gia chương trình.

Thêm vào đó, kết quả nghiên cứu Phạm Lê Thông (2013) cho biết thu nhập và trình độ học vấn không ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm của đáp viên. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2012) biến trình độ học vấn lại có ý nghĩa thống kê và Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2012) giải thích rằng khi trình độ học vấn càng cao thì khả năng tham gia bảo hiểm sẽ cao hơn. Do nông hộ có sự hiểu biết về dịch vụ BHNN cũng nhƣ lợi ích mà dịch vụ này mang lại, từ đó thúc đẩy nông hộ tham gia bảo hiểm để phòng ngừa rủi ro.

Ngoài ra, nghiên cứu của Hoàng Triệu Huy và cộng sự (2014), Phạm Lê Thông (2013) cũng cho kết quả khác nhau về ảnh hưởng của năng suất lúa và diện tích trồng lúa đến quyết định tham gia bảo hiểm. Chương trình bảo hiểm cây lúa ở nước ta sử dụng loại bảo hiểm theo chỉ số năng suất vùng, nghĩa là hộ tham gia chỉ được bồi thường khi năng suất thực tế thấp hơn năng suất bình quân xã theo quy định. Có thể dự đoán những hộ có năng suất cao sẽ có xu hướng không tham gia bảo hiểm. Nghiên cứu của Hoàng Triệu Huy và cộng sự (2014) cho thấy những hộ có diện tích trồng lúa càng lớn càng có khả năng tự phân tán rủi ro nên ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm của hộ. Trong khi đó, nghiên cứu của Phạm Lê Thông (2013) cho biết diện tích trồng lúa có mối quan hệ thuận chiều với xác suất tham gia bảo hiểm.

Thêm vào đó, trong nghiên cứu của Phạm Lê Thông (2013) về mức phí sẵn lòng trả cho bảo hiểm giá lúa của các nông hộ ở Cần Thơ, kinh nghiệm trồng lúa có ảnh hưởng đến khả năng tham gia bảo hiểm cây lúa của đáp viên. Những đáp viên có thâm niên cao thường không sẵn lòng tham gia. Phạm Lê Thông (2013)

24

giải thích rằng những nông dân trồng lúa lâu năm có thể đã thiết lập đƣợc các mối quan hệ mật thiết với các thương lái và các cơ sở thu mua, chế biến. Điều này giúp họ ổn định đƣợc việc tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, những nông dân có nhiều kinh nghiệm có khả năng điều chỉnh hợp lý các hoạt động sản xuất kinh doanh khi xảy ra rủi ro nên có thể tự bảo hiểm. Vì vậy, những nông dân có nhiều kinh nghiệm có xu hướng không tham gia bảo hiểm cây lúa.

Khi đánh giá về thị trường BHNN ở Việt Nam, Lê Khương Ninh (2013) cho rằng “Chính phủ đã rất cố gắng để phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp nhƣng kết quả còn hạn chế”. BHNN ở Việt Nam kém phát triển và gặp khó khăn chủ yếu do 3 nguyên nhân chính là rủi ro hệ thống, thông tin bất đối xứng, trợ cấp của chính phủ dẫn đến tâm lý ỷ lại. Lê Khương Ninh (2013) đã phân tích nguyên nhân và đƣa ra một số giải pháp góp phần phát triển BHNN ở Việt Nam. Đây là cơ sở để tham khảo và vận dụng vào trường hợp nghiên cứu của tác giả.

Tóm lại, các nghiên cứu trên tập trung phân tích thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm để đề ra giải pháp góp phần phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, mục tiêu chính của chương trình bảo hiểm nông nghiệp là hỗ trợ cho người sản xuất nông nghiệp khắc phục, bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra nhằm ổn định cuộc sống cho nông dân.

Nhưng chưa có nhiều nghiên cứu xem xét chương trình BHNN có tác động đến thu nhập của nông dân như thế nào. Vì vậy, đề tài “Đánh giá tác động của chương trình thí điểm bảo hiểm cây lúa ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang” đƣợc chọn để nghiên cứu. Những thông tin trong các nghiên cứu trên là cơ sở để phân tích thực trạng tham gia bảo hiểm cây lúa, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình bảo hiểm. Từ đó sử dụng phương pháp so sánh điểm xu hướng để đánh giá tác động của chương trình thí điểm bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của hộ trồng lúa.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của chương trình thí điểm bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của hộ trồng lúa ở huyện thoại sơn, tỉnh an giang (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)