Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU ĐIỀU TRA
4.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất
Bảng 4.2: Thông tin diện tích trồng lúa và diện tích tham gia BHNN Thông tin Đơn vị Trung
bình
Độ lệch chuẩn
Nhỏ nhất
Lớn nhất
Diện tích trồng lúa 1000m2 30,86 24,86 2 100
Diện tích tham gia BHNN 1000m2 28,12 24,03 2 100
Nguồn: Số liệu thống kê từ mẫu điều tra của tác giả, 2014.
Bảng 4.2 trình bày đặc điểm hoạt động sản xuất nhƣ diện tích trồng lúa và diện tích lúa đƣợc bảo hiểm của những hộ có tham gia bảo hiểm cây lúa. Diện tích trồng lúa trung bình của một hộ là 30.860 m2, nhỏ nhất là 2.000 m2 và cao
46
nhất là 100.000 m2. Đa số các hộ trồng lúa trên diện tích đất sở hữu của mình, rất ít hộ thuê đất để sản xuất. Diện tích lúa tham gia bảo hiểm trung bình là 28.120 m2, diện tích tham gia lớn nhất là 100.000 m2.
Chi phí
7,71%
26,65%
7,02%
7,63% 0,19%
26,32%
5,25%
10,61%
8,61%
Giống Phân bón T huốc BVT V Lao động thuê Lao động gia đình Bơm tưới T hu hoạch Làm đất Khác
Nguồn: Số liệu thống kê từ mẫu điều tra của tác giả, 2014
Hình 4.2 Cơ cấu chi phí cho hoạt động sản xuất
Cơ cấu chi phí cho hoạt động sản xuất lúa theo hình thức độc canh, 3 vụ trong năm của huyện Thoại Sơn đƣợc trình bày trong hình 4.2. Chi phí trồng lúa bao gồm các loại: chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), lao động thuê, lao động gia đình, chi phí bơm tưới, thu hoạch, chi phí làm đất, chi phí khác (chi phí sửa bờ, tu bổ đê). Ngoài ra còn có chi phí thuê đất, tuy nhiên rất ít hộ thuê đất để sản xuất vì vậy tác giả không tính chi phí thuê đất vào chi phí sản xuất. Tất cả các chi phí đƣợc tính trên 1000m2 đất sản xuất. Kết quả khảo sát ở hình 4.2 cho thấy, chi phí thuốc BVTV chiếm tỷ trọng cao nhất (26,65%) trong tổng chi phí. Tiếp theo là chi phí phân bón chiếm 26,32%. Hai loại chi phí này là yếu tố đầu vào quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cây lúa. Theo khảo sát, giá phân bón trung bình khoảng 600.000 đồng/bao. Vì vậy, địa phương thường khuyến cáo nông dân áp dụng kỹ thuật “3 giảm–3 tăng”, “1 phải–5 giảm”
để tiết kiệm chi phí sản xuất.
Chi phí giống chiếm 7,71% tổng chi phí. Giống là yếu tố quan trọng để có hạt gạo chất lƣợng. Vì vậy nông dân đƣợc khuyến cáo sử dụng giống xác nhận, hạt giống chất lượng cao cho hạt gạo thơm ngon để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
47
Hoạt động sản xuất lúa đòi hỏi sử dụng nhiều công lao động để chăm sóc, theo dõi để có biện pháp phòng trị sâu bệnh kịp thời nên chi phí lao động cũng chiếm tỷ trọng khá cao, 15,63%. Những hộ trồng lúa với diện tích nhỏ thường sử dụng lao động gia đình nhiều hơn những hộ trồng lúa diện tích lớn. Ngoài ra những hộ có máy móc thiết bị thường ít tốn chi phí lao động hơn.
Ngoài ra, còn có những chi phí như chi phí bơm tưới, chi phí thu hoach, chi phí làm đất và chi phí sửa bờ, tu bổ đê. Để làm ra được hạt gạo người nông dân phải bỏ ra nhiều chi phí, tốn nhiều công sức. Có thể nói cây lúa là nguồn sống quan trọng trong đời sống của nông dân. Vì vậy cần có một công cụ hỗ trợ giúp phòng ngừa rủi ro nhƣ bảo hiểm cây lúa cũng nhƣ bảo hiểm cho chính nguồn sống của nông dân. Khi tham gia bảo hiểm, chi phí hộ bình thường phải trả thấp nhất là khoảng 19.000 đồng/1000m2, cao nhất là 37.000 đồng/1000m2. Đây là mức phí tương đối thấp. Tuy nhiên, theo quy định của bảo hiểm chỉ số năng suất, điều kiện bồi thường được tính theo năng suất bình quân xã trong khi huyện Thoại sơn có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, ít xảy ra thiệt hại trên phạm vi rộng nên nông dân không mặn mà với bảo hiểm cây lúa.
Thu nhập
Bảng 4.3: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất lúa của hộ Chỉ tiêu Đơn vị tính Hộ tham gia
BH
Hộ không tham gia BH
Năng suất bình quân Kg/1000m2 753,49 800,33
Giá bán bình quân 1000 đồng/kg 4,79 4,63
Doanh thu bình quân 1000 đồng/1000m2 3.626 3.709
Tổng chi phí (1) 1000 đồng/1000m2 1.998 1.965
Thu nhập thuần từ trồng lúa (1) 1000 đồng/1000m2 1.628 1.744
Công lao động gia đình 1000 đồng/1000m2 186 188
Lợi nhuận 1000 đồng/1000 m2 1.442 1.556
Ghi chú; (1) Công lao động gia đình chƣa đƣợc tính vào tổng chi phí và thu nhập Nguồn: Số liệu thống kê từ mẫu điều tra của tác giả, 2014
Bảng 4.3 trình bày một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất lúa của hai nhóm hộ, nhóm tham gia và nhóm không tham gia bảo hiểm cây lúa. Nhìn chung không có sự khác biệt lớn về kết quả sản xuất giữa 2 nhóm hộ này.
48
Mặc dù vậy, số liệu ở bảng 4.3 cho thấy vẫn có sự khác biệt về chi phí đầu tƣ trên một đơn vị diện tích giữa hai nhóm hộ. Nhóm hộ tham gia đầu tƣ các chi phí ngoài công lao động gia đình nhiều hơn nhóm hộ không tham gia bảo hiểm.
Một điểm khác biệt nữa là giá bán lúa trung bình của nhóm hộ tham gia bảo hiểm cao hơn nhóm hộ không tham gia. Tuy nhiên, năng suất trung bình lại thấp hơn nhóm hộ không tham gia.
Tiếp theo, tác giả trình bày thu nhập của hộ trồng lúa, cụ thể là thu nhập của hộ có tham gia bảo hiểm và thu nhập của hộ không tham gia bảo hiểm cũng nhƣ số tiền hỗ trợ đối với hộ có tham gia đƣợc trình bày trong bảng 4.4.
Bảng 4.4: Mô tả thu nhập của hộ
Đơn vị tính: 1.000 đồng/1.000 m2
Thông tin Trung
bình
Độ lệch
chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất Thu nhập thuần từ trồng lúa
của hộ 1686 613,58 306 3077
Thu nhập thuần từ trồng lúa
của hộ không tham gia 1744 621,07 306 3077
Thu nhập thuần từ trồng lúa
của hộ tham gia 1628 608,19 332 3076
Số tiền hỗ trợ 23,2 7,04 14,5 40
Nguồn: Số liệu thống kê từ mẫu điều tra của tác giả, 2014
Số liệu thống kê từ bảng 4.4 cho thấy thu nhập trung bình từ trồng lúa khoảng 1.686.000 đồng/1000 m2, nhỏ nhất là 306.000 đồng và cao nhất là 3.077.000 đồng. Có thể thấy thu nhập từ trồng lúa có sự chênh lệch khá lớn, điều này chỉ ra rằng nghề trồng lúa khá phức tạp, những hộ chƣa có nhiều kinh nghiệm thường chịu nhiều rủi ro như sâu bệnh, dịch bênh, năng suất thấp hay thị trường đầu ra không ổn định. Riêng những hộ có kinh nghiệm lâu năm, tiếp cận kỹ thuật, công nghệ tốt, sản xuất lúa giống hoặc được các công ty bao tiêu thường có thu nhập trên một đơn vị diện tích cao hơn những hộ khác. Thu nhập trung bình của hộ không tham gia khoảng 1.744.000 đồng/1000 m2, còn thu nhập trung bình của hộ tham gia khoảng 1.628.000 đồng/1000 m2. Ngoài ra, thu nhập của hộ tham gia bảo hiểm còn tăng lên nhờ số tiền hỗ trợ đề phòng hạn chế tổn thất từ công ty bảo
49
hiểm. Số tiền hỗ trợ trung bình trong mẫu điều tra là 23.200 đồng/1000m2, trong khi phí bảo hiểm phải trả trung bình trong mẫu là 21.700/1000 m2. Mục đích của bảo hiểm nông nghiệp là ổn định thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, trong chương trình thí điểm bảo hiểm cây lúa ở huyện Thoại Sơn số tiền hỗ trợ khi xảy ra tổn thất chỉ tương đương với số phí bảo hiểm mà hộ tham gia phải đóng. Vậy chương trình bảo hiểm cây lúa có thật sự ổn định thu nhập cho nông dân. Phần đánh giá tác động của chương trình thí điểm bảo hiểm đến thu nhập của hộ trồng lúa sẽ làm rõ vấn đề này.