Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN THOẠI SƠN
3.1.1 Vị trí địa lý
Nguồn: website tuổi trẻ An Giang
Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Thoại Sơn
Huyện Thoại Sơn là một trong 11 huyện thị của tỉnh An Giang, nằm về phía đông nam tứ giác Long Xuyên, huyện lỵ đặt tại thị trấn Núi Sập. Phía Bắc giáp huyện Châu Thành, Tây Bắc giáp huyện Tri Tôn, Đông giáp thành phố Long Xuyên, Nam giáp huyện Thốt Nốt (Cần Thơ), Tây và Tây Nam giáp huyện tân Hiệp và Hòn Đất (Kiên Giang).
Huyện có 17 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 3 thị trấn và 14 xã: Tây Phú, An Bình, Vĩnh Phú, Vĩnh Trạch, Phú Thuận, Vĩnh Chánh, Định Mỹ, Định Thành, Mỹ Phú Đông, Vọng Đông, Vĩnh Khánh, Thoại Giang, Bình Thạnh, Vọng Thê, thị trấn Núi Sập, thị trấn Phú Hòa, thị trấn Óc Eo.
35 3.1.2 Điều kiện tự nhiên
Huyện Thoại Sơn có diện tích tự nhiên 46,9 nghìn ha, trong đó có 41,3 nghìn ha đất canh tác. Huyện Thoại Sơn có khí hậu nhiệt đới, có gió mùa với hai mùa nắng mƣa rõ rệt, nhiệt độ trung bình hàng năm là 28,60C. Ngoài những những ngọn núi cuối cùng đƣợc thiên nhiên ban tặng ở đồng bằng Tây Nam Bộ thì địa hình còn lại của huyện bằng phẳng, đất thuần nông và chịu ảnh hưởng lũ hàng năm của sông Hậu. Các xã phía Đông và Nam đất phù sa màu mỡ, các xã phía Bắc ruộng đất còn nhiễm phèn. Ngoài ra, huyện Thoại Sơn có hệ thống sông ngòi chằng chịt, dân cƣ phân bố theo tuyến sông và kênh, tạo nên nguồn nhân lực cải tạo đất (Cổng thông tin điện tử huyện Thoại Sơn, 2014).
Những năm gần đây, với chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, Đảng bộ và lãnh đạo nhân dân đào mới và nạo vét hàng trăm km kênh mương để tháo chua rửa phèn, cùng với việc xây dựng hệ thống đê bao chống lũ đã biến toàn bộ diện tích lúa mùa nổi trước đây thành diện tích đất trồng lúa 2 vụ rồi 3 vụ/năm. Điều kiện khí hậu thuận lợi, đất đai màu mỡ, hệ thống đê bao khép kín, Thoại Sơn trở thành huyện có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp cho tỉnh An Giang.
3.3.3 Dân cƣ
Dân số trung bình huyện Thoại Sơn năm 2013 ước tính 181.328 người, tăng 0,07% so với năm 2012. Trong tổng dân số năm 2013, dân số khu vực nông thôn là 136.992 người, chiếm 75,5% tổng dân số, tăng 0,4% so với 2012, dân số khu vực thành thị là 44.336 người, chiếm 24,5% tổng dân số, tăng 1,7% so với năm 2012. Số liệu cho thấy dân cƣ huyện Thoại Sơn phân bố không đều, phần lớn dân cƣ sinh sống ở khu vực nông thôn. (Niên giám thống kê huyện Thoại Sơn, 2013)
Nhìn chung, phần lớn dân cƣ huyện Thoại Sơn sống ở khu vực nông thôn và lấy nông nghiệp làm sinh kế. Vì thế nông nghiệp đóng vai trò quyết định đối với sinh kế của các hộ gia đình, nhất là các hộ nghèo.
36 3.3.4 Kinh tế năm 2011-2013
2.042.546
2.592.979 2.293.010
15,48%
13,08%
12,26%
0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000
2011 2012 2013
0,00%
2,00%
4,00%
6,00%
8,00%
10,00%
12,00%
14,00%
16,00%
18,00%
GDP Tốc độ tăng trưởng Triệu đồng
(Ghi chú: Tổng sản phẩm GDP tính theo giá so sánh) Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thoại Sơn 2013
Hình 3.2 GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Thoại Sơn 2011-2013 Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của huyện Thoại Sơn, trong 3 năm 2011-2013 huyện Thoại Sơn chịu tác động chung của sự suy giảm kinh tế cả nước như giá cả đầu vào trong sản xuất nông nghiệp tăng cao, thị trường tiêu thụ nông sản khó khăn do giá thấp và không ổn định. Ngoài ra, một số cơ sở sản xuất và doanh nghiệp hoạt động khó khăn kém hiệu quả dẫn đến việc thu thuế không đạt theo kế hoạch, làm ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và đầu tƣ xây dựng các công trình xây dựng cơ bản nói riêng. Tuy nhiên, với sự đoàn kết và quyết tâm cao của cả huyện, huyện Thoại Sơn đã thực hiện hoàn thành và vƣợt mức một số chỉ tiêu cơ bản. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân giai đoạn 2011-2013 đạt 12,67%(5). Có được sự tăng trưởng này là nhờ vào sự đóng góp của cả 3 khu vực kinh tế nông-lâm-thủy sản, công nghiệp và dịch vụ.
(5) Nguồn: Số liệu do tác giả tính toán. Tác giả sử dụng công thức tính tốc độ tăng trưởng GDP bình quân
thời kỳ 0 1
0
n n
GDP GDP .
37
61,72%
7,32%
30,96%
54,33%
10,12%
35,55%
51,91%
11,84%
36,25%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2011 2012 2013
Nông-Lâm-Thủy sản Công nghiệp-Xây dựng Dịch vụ
Nguồn: Phòng Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn huyện Thoại Sơn. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2011, 2012 và 2013.
Hình 3.3 Cơ cấu kinh tế theo khu vực kinh tế của huyện Thoại Sơn qua ba năm 2011-2013
Trong cơ cấu kinh tế của huyện Thoại Sơn từ 2011 đến 2013, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng cao nhất. Điều này thể hiện vai trò chủ chốt của ngành nông nghiệp trong việc phát huy tiềm năng kinh tế của vùng. Tuy vậy, đến năm 2013 khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đã giảm 9,81 điểm phần trăm so với năm 2011. Ngƣợc lại với sự sụt giảm này, khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện Thoại Sơn. Sự chuyển dịch này là kết quả của chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa của huyện Thoại Sơn.
Về nông nghiệp: Mặc dù tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế giảm dần qua 3 năm, kết quả sản xuất nông nghiệp và thủy sản của huyện trong năm 2013 vẫn khả quan. Trong năm 2013, toàn huyện gieo trồng 106.543 ha lúa, năng suất bình quân 6,5 tấn/ha (Niên giám thống kê huyện Thoại Sơn, 2013). Trong những năm gần đây, lãnh đạo huyện Thoại Sơn tập trung phát triển lĩnh vực nông nghiệp theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất gắn liền với tiêu thụ, chú trọng phát triển chiều sâu, tăng năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và sức cạnh tranh
38
để xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa mang tính chất công nghiệp, phát triển ổn định và bền vững.
Khu vực công nghiệp – xây dựng của huyện liên tục tăng trưởng trong 3 năm. Đến năm 2013, công nghiệp - xây dựng đã chiếm 11,84% trong tổng cơ cấu.
(Hình 3.3). Có được sự tăng trưởng này là nhờ huyện Thoại Sơn đã và đang tập trung đầu tư các ngành công nghiệp mũi nhọn như: chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí, vật liệu xây dựng và mở ra các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, phát triển dịch vụ công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp, nhất là công nghệ sau thu hoạch, các nguyên liệu từ nông, thủy sản qua chế biến để tăng thêm giá trị cho hàng hóa nông sản.
Khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao và ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện Thoại Sơn. Năm 2011, khu vực dich vụ chỉ chiếm 30,96% trong tổng cơ cấu kinh tế của huyện, sau 3 năm tỷ trọng của ngành đã tăng 5,29 điểm phần trăm và chiếm 36,25% (Hình 3.3). Để đạt kết quả này, Thoại Sơn tập trung đa dạng hoá các ngành dịch vụ, phát triển tổng hợp các loại hình, nhất là phát triển mạnh dịch vụ ở nông thôn, dịch vụ gia đình và dịch vụ vãng lai. Đồng thời, phát triển du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế chủ lực của huyện Thoại Sơn.