Vai trò của QLNN về công nghiệp của tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 24 - 27)

1.3. Quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh

1.3.2. Vai trò của QLNN về công nghiệp của tỉnh

- Góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh

Thúc đẩy tăng trưởng GDP công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế xoá bỏ các rào cản, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển và chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm cho người lao động, nhất là lực lượng lao động nhàn dỗi trong nông nghiệp, nông thôn. Giảm tối đa mức độ ô nhiểm môi trường là vai trò

động lực trong việc thực hiện mục tiêu chung về phát triển kinh tế- xã hội, an ninh chính trị được giữ vững.

- Góp phần sử dụng có hiệu quả các nguồn lực

Nguồn nhân lực cho phát triên công nghiệp, đặc biệt coi trọng quản lý phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn. Thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội.

Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài, đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của mọi thành phần kinh tế, tạo việc làm ổn định, góp phần phát triển công nghiệp cũng như kinh tế, xã hội của tỉnh. Lao động công nghiệp luôn tiếp cận những tiến bộ, sáng tạo khoa học kỹ thuật mới hiện đại làm cho quá trình sản xuất công nghiệp không ngừng phát triển, qua đó làm thay đổi tính chất và trình độ sản xuất, trình độ phát triển công nghiệp là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển của một tỉnh.

Công nghiệp là ngành có khả năng thu hút lực lượng lao động lớn gián tiếp tạo thêm việc làm cho nông nghiệp, các ngành dịch vụ, thương mại, dưới tác động của công nghiệp, năng suất lao động nông nghiệp được nâng cao, tạo điều kiện dịch chuyển lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp, nhưng không ảnh hưởng đến sản lượng nông nghiệp. Sự phát triển của công nghiệp là mở rộng nhiều ngành sản xuất mới, khu vực công nghiệp mới và cả các ngành dịch vụ đầu tư vào và đầu tư ra sản phẩm công nghiệp. Công nghiệp phát triển sẽ thu hút lao động nông nghiệp và giải quyết việc làm cho xã hội. Phát triển công nghiệp của tỉnh cũng tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn lực, lợi thế của mỗi vùng, miền, khu vực góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư, làm giảm sự phát triển chênh lệch giữa các tỉnh các vùng, khu vực trong cả nước.

Nguồn lực về vốn, thúc đẩy, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, phát huy các nguồn vốn nội lực và thu hút các nguồn vốn ngoại lực để phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, nhằm thúc đẩy xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp và đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn và hiệu quả cao, thực hiện phân bố công nghiệp hợp lý theo vùng, miền, khu vực của tỉnh.

Quản lý nhà nước về công nghiệp, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh hàng hóa, sản xuất gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ, nâng cao năng lực và quy mô sản xuất, xác định ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Đồng thời luôn có giải pháp hạn chế, sửa chữa các khuyết tật thị trường, cũng như định hướng, kiểm soát nền kinh tế bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các công cụ điều hành kinh tế vĩ mô. Những điều này khẳng định vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định của quản lý nhà nước đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá.

Quản lý nhà nước về công nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, đối với các chủ thể kinh tế đều tìm cách tối đa hoá lợi nhuận của mình. Tuy nhiên, trong chi phí của họ không bao gồm những thiệt hại về môi trường mà các hoạt động sản xuất của họ gây ra cho xã hội. Quản lý bảo vệ môi trường, đảm bảo hiệu quả cao nhất cho phát triển công nghiệp, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan quản lý đối với môi trường. Nhà nước xây dựng các chế tài, tiêu chuẩn về môi trường, đặt ra các mức thuế áp dụng cho các hoạt động sản xuất gây ô nhiễm.

- Góp phần nâng cao trình độ công nghệ, trong phát triển công nghiệp công nghệ là yếu tố quyết định năng xuất, chất lượng của sản phẩm và có lợi thế cạnh tranh. Phát triển công nghệ có chọn lọc công nghệ chế biến, chế tác, khai thác, công nghệ cao, ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năng tham gia sản xuất thuộc các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ hiện đại trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng cơ sở vật chất hiện đại cho nền kinh tế, làm thay đổi căn bản công cụ, phương tiện, vật liệu, năng lượng

cho công nghệ sản xuất và tạo ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội mà không ngành nào có thể thay thế được công nghệ (máy móc, thiết bị, tư liệu sản xuất, công cụ, đồ dùng sinh hoạt...). Công nghệ đã tạo ra năng suất lao động, giá trị, tốc độ tăng trưởng cao thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Quản lý nghiêm ngặt việc đầu tư, chuyển giao công nghệ theo đúng quy định của nhà nước khuyến khích đầu tư, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại, hạn chế tối đa công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Trong những năm qua nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ hoạt động đổi mới và ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các lĩnh vực có lợi thế phát triển của tỉnh. Lựa chọn công nghệ mới, làm chủ và thích nghi công nghệ, đi thẳng vào công nghệ tiên tiến, để phát triển nhanh khoa học và công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tăng trưởng, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học, công nghệ, phát huy vai trò, hiệu quả của các tổ chức khoa học, công nghệ chủ lực trong việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ trọng điểm.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w