Kinh nghiệm quản lý nhà nước về công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 41 - 44)

1.4. Kinh nghiệm QLNN về lĩnh vực công nghiệp ở một số tỉnh và bài học đối với tỉnh Thanh Hóa

1.4.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc được thành lập năm 1950 hợp nhất từ hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên, sau nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, tháng 1/1997, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập. Vĩnh Phúc có diện tích 1.231,76km2, dân số 1.014.488 người, mật độ dân số trung bình 824 người/km2. Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng Thủ đô Hà Nội.

Sự phát triển của Hà Nội trong vùng có ảnh hưởng đáng kể tới sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng của Vĩnh Phúc. Ngày 5/5/2008, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 490/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050.

Đây là một quyết định lớn có ảnh hưởng tới sự phát triển của Vĩnh Phúc.

Tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay có 11 khu công nghiệp, trong đó có 06 khu đã thành lập và 05 khu được chấp thuận chủ trương thành lập với tổng diện tích là 3.309,12ha, tính đến 2012, nếu không tính các khu công nghiệp thuộc địa phận huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc có 9 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư với tổng diện tích 2.284ha.

- Về việc tạo lập môi trường cho phát triển công nghiệp. Nhận thức rõ vai trò của môi trường chính trị, xã hội ổn định đến phát triển công nghiệp, Vĩnh Phúc đã chú trọng tạo sự ổn định về chính trị - xã hội tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư.

Bên cạnh môi trường chính trị xã hội, môi trường đầu tư của Vĩnh Phúc cũng khá tốt. Kết quả đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tiến hành, Vĩnh Phúc luôn nằm ở tốp đầu.

-Về xây dựng cơ chế, chính sách cho phát triển công nghiệp. Vĩnh Phúc đã thực thi hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp của Trung ương, đồng thời, ban hành và thực thi các chính sách ưu đãi nhằm phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Song song với các chính sách ưu đãi, Vĩnh Phúc tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng công nghiệp. Quy hoạch các khu công nghiệp; nâng cấp các tuyến giao thông, cải tạo, nâng cấp hệ thống cung cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc...

- Về phát triển các cơ sở công nghiệp. Với mục tiêu phát triển công nghiệp trở thành ngành kinh tế chủ lực, Vĩnh Phúc chú trọng phát triển các cơ sở công nghiệp trên địa bàn. Giai đoạn 2006 - 2012, số lượng cơ sở công nghiệp tăng nhanh, giai đoạn trước năm 2000, công nghiệp Vĩnh Phúc phân bố khá phân tán. Từ năm 2000 đến nay, xu hướng tập trung sản xuất vào các khu, cụm công nghiệp đã hình thành khá rõ. Một số dự án công nghiệp lớn đã hình thành như tổ hợp công nghiệp Toyota, Honda, Compal. Song song với những dự án công nghiệp lớn là sự hình

thành một số khu công nghiệp tập trung tạo điều kiện thu hút và đảm bảo hạ tầng tập trung cho các dự án công nghiệp quy mô nhỏ hơn;

- Về bố trí không gian phát triển công nghiệp. Công nghiệp Vĩnh Phúc hiện đã và đang được sắp xếp, bố trí, tổ chức sản xuất ngày càng trở lên hợp lý và hiện đại. Sau khi tái lập tỉnh, với những cải cách tích cực, có thể nói có một "làn sóng"

đầu tư vào Vĩnh Phúc đặc biệt là công nghiệp và kéo theo nó là mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp mới hiện đại hơn. Về không gian, sự phát triển công nghiệp như những năm qua về cơ bản đã khai thác tốt về lợi thế vị trí địa lý và những điều kiện về phát triển hạ tầng cũng như về đất đai cho phát triển công nghiệp. Công nghiệp được bố trí phát triển chủ yếu tập trung gần các đô thị lớn trong tỉnh như Phúc Yên, Vĩnh Yên và hai huyện có vị trí tiếp giáp với hai Trung tâm đô thị trên;

- Về bộ máy tổ chức thực thi quản lý nhà nước. Vĩnh Phúc đã rà soát, sắp xếp đội ngũ cán bộ trong hệ thống quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để đáp ứng được yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Bên cạnh Sở Công thương, Tỉnh đã sớm thành lập Ban quản lý các khu công nghiệp của tỉnh. Vĩnh Phúc xây dựng và triển khai đồng bộ các chương trình khuyến công và các đề án phát triển công nghiệp, Tỉnh đã tổ chức cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghiệp trên địa bàn. Bên cạnh đó, Tỉnh đã tích cực đẩy mạnh cải cách hành chính theo cơ chế "một cửa" và một cửa liên thông để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Công nghiệp Vĩnh Phúc trong những năm gần đây phát triển nhanh chóng.

Các khu công nghiệp là nhân tố mới có vai trò rất quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp của tỉnh. Sự phát triển các khu công nghiệp trong những năm qua là khá nhanh so với một số địa phương trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp khá cao. Số lượng doanh nghiệp công nghiệp không ngừng tăng nhanh qua các năm. Ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đã hình thành cơ cấu công nghiệp nhiều thành phần. Công nghiệp quốc doanh đã phần nào phát huy được tác dụng. Công nghiệp ngoài quốc doanh phát triển khá, góp phần cùng các ngành kinh tế khác giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội. Vĩnh Phúc đã

hình thành và phát triển tốt một số ngành công nghiệp có vị trí hàng đầu trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và cả nước với sự xuất hiện của những nhà đầu tư lớn có thương hiệu trên thế giới như: công nghiệp cơ khí (lắp ráp ôtô, xe máy), công nghiệp vật liệu xây dựng, đã và đang hình thành ngành công nghiệp điện tử...

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w