Thực trạng tổ chức thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 68 - 72)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

3.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh

3.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

- Thực trạng triển khai xây dựng hệ thống các cơ sở công nghiệp, cơ sở

ngành công nghiệp phân bố không đồng đều ở các vùng, đa số đều có qui mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, vốn ít, kinh tế hộ vẫn là phổ biến. Đối với các cơ sở cơ khí và cơ sở khai thác chế biến khoáng sản thường có quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động, chủ yếu được quy hoạch ở khu vực miền núi và đồng bằng; Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, nhất là các loại có tiềm năng lớn như: Crômít, sắt, đá ốp lát, đá mỹ nghệ. Các cơ sở cơ khí sửa chữa, chế tạo như lắp ráp các máy móc thiết bị nặng; sửa chữa, lắp ráp các phương tiện vận tải nặng, các thiết bị nâng dỡ;

sản xuất máy xây dựng, thiết bị cho xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông lâm thuỷ sản;

Xây dựng hoàn chỉnh nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn, hình thành một Trung tâm nhiệt điện lớn của vùng Bắc Trung Bộ. Đưa nhà máy nhiệt điện 600MW vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng của khu kinh tế Nghi Sơn và vùng Bắc Trung Bộ, đồng thời bổ sung vào lưới điện quốc gia. Sau năm 2015. Tạo điều kiện thuận lợi để nhanh chóng hoàn thành nhà máy nhiệt điện 300 MW của tập đoàn Công Thanh tại khu kinh tế Nghi Sơn.

Xây dựng hoàn chỉnh các công trình thuỷ điện Trung Sơn công suất 260 MW, thuỷ điện Cửa Đạt công suất 97 MW, thuỷ điện Hồi Xuân công suất 92 MW và một số công trình thuỷ điện khác như: Bá Thước 1, Bá Thước 2, Cẩm Thủy 1, Cẩm Thủy 2, Sông Lô. Phấn đấu đến năm 2020 sản lượng điện thương phẩm của tỉnh đạt trên 20 tỷ KWh, đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh và các vựng phụ cận.

Bố trí các cơ sở công nghiệp hợp lý trên các vùng, phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp hiện cóvà đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm, tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao,Đẩy mạnh việc xây dựng các khu công nghệ cao, hình thành và phát triển các khu kinh tế tổng hợp ven biển và các khu kinh tế cửa khẩu.Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuấtphù hợp với các vùng.

- Thực trạng xây dựng thực hiện các chính sách về công nghiệp

Theo kết quả khảo sát tính đến tháng 12 năm 2014 thì Thanh Hóa có điều kiện thu hút nguồn hỗ trợ đầu tư lớn của Trung ương để phát triển kết cấu hạ tầng và xắp xếp dân cư, tổ chức lại sản xuất trên địa bàn. Đồng thời phát triển ngành công nghiệp phụ trợ là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Chính phủ đã và đang được kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt của ngành công nghiệp Thanh Hóa.

Thanh Hóa đã ban hành một số cơ chế chính sách để khuyến khích phát triển nghề, làng nghề như: Nghị quyết số 48/2006/NQ-HĐND ngày 25/7/2006 về cơ chế chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề trên địa bàn tỉnh ; Nghị quyết số 95/2008/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết số 48/2006/NQ- HĐND. Từ đó làm cơ sở để UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2409/2006/QĐ- UBND ngày 5/9/2006 về cơ chế chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề; Quyết định số 2541/2008/QĐ-UBND ngày 19/8/2008 của UBND tỉnh về sửa đổi một số điều Quyết định số 2409/2006/QĐ-UBND.

Thanh Hoá phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề, làng nghề ở nông thôn UBND tỉnh đã ban hành một số chính sách như: Chính sách hỗ trợ sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu theo Quyết định số 2545/2009/QĐ-UBND; các chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn quy định tại Quyết định số 2409/2006/QĐ-UBND ngày 5/9/2006 về cơ chế chính sách khuyến khích phát triển TTCN và ngành nghề; Quyết định số 2541/2008/QĐ-UBND ngày 19/8/2008 của UBND tỉnh về sửa đổi một số điều QĐ số 2409/2006/QĐ - UBND và một số chính sách khác, ưu tiên hỗ trợ Tài chính, mặt bằng và dành quỹđất thích hợp cho dựán về diện tích, vị trí, tiền thuê đất

- Chính sách thuế, các dự án nằm trong danh mục nêu trên được hưởng ưu đãi đầu tư mức thấp nhất về nghĩa vụ, cao nhất về quyền lợi trong các qui định hiện hành của Nhà nước, ngoài ra còn được hưởng ưu đãi đầu tư như sau:

Miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu máy móc, trang thiết bị phục vụ đầu tư áp dụng công nghệ cao trong các dây chuyền sản xuất hiện có của doanh nghiệp; hỗ trợ

lãi suất hoặc bảo lãnh vay vốn đầu tư vào các dự án áp dụng công nghệ cao; các doanh nghiệp đầu tư áp dụng công nghệ cao được phép khấu hao máy móc và thiết bị nhanh hơn như một khoản chiết khấu khi xác định thuế lợi tức.

- Chính sách hỗ trợ tài chính đối với đất đai, công nghệ; cơ sở hạ tầng Các cơ sở sản xuất làng nghề có dự án đầu tư phát triển khả thi được chuyển mục đích sử dụng đất sang sản xuất tiểu thủ công nghiệp đối với đất đang sử dụng hoặc được giao đất có thu tiền sử dụng đất, hoặc thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, được hỗ trợ 50% chi phí giải phóng mặt bằng của phần diện tích đất nêu trên; trong đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ 30%, ngân sách huyện, thành phố hỗ trợ 20%. Riêng đối với các cơ sở sản xuất làng nghề thuộc các huyện miền núi, được ngân sách tỉnh hỗ trợ 100%.

- Các qui định về công nghiệp, Quy hoạch, bố trí các khu chức năng, loại hình hoạt động phải gắn với bảo vệ môi trường, thực hiện đầy đủ, đúng các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ thu gom, tập trung chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại và đáp ứng các yêu cầu tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; Có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường, đáp ứng các yêu cầu về cảnh quan môi trường, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và người lao động; Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp có nguy cơ gây tác hại đối với môi trường phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên;

Có hệ thống kết cấu hạ tầng thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường, có đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn và phải thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn, có biện pháp giảm thiểu và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường, bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí thải, hơi, khí độc hại ra môi trường; hạn chế tiếng ồn, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động. Cấp phép công nghệ sản xuất phải là công nghệ tiên tiến, hiện đại đảm bảo công tác môi trường đạt chuẩn tiêu chuẩn quốc tế

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w