Nhóm giải pháp về: Xác định định hướng chiến lược, tiến hành đánh giá tổng thể để hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 85 - 89)

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

4.2.1. Nhóm giải pháp về: Xác định định hướng chiến lược, tiến hành đánh giá tổng thể để hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh

- Cần tiến hành rà soát, đánh giá tổng thể quy hoạch, để hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp mang tính dài hạn, hạn chế sự điều chỉnh, đăt biệt là đối với các chỉ tiêu lớn, đảm bảo tính khả thi cao trong từng giai đoạn, trên cơ sở rà soát quy hoạch kinh tế -xã hội của tỉnh và quy hoạch của các ngành kinh tế khác, rất cần sự phối hợp, tham gia và đồng thuận trách nhiệm giữa các Sở, Ban, UBND các huyện, thị xã liên thực hiện.

- Cần phân chia giai đoạn để xác định những bước đi phù hợp cho từng giai đoạn. Do vậy việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch cần bám sát các mục tiêu và định hướng phát triển trong quy hoạch, phải thể hiện sự phù với quy hoạch của nhà nước, của tỉnh và cụ thể hóa được các mục tiêu quy hoạch, lấy các mục tiêu quy hoạch làm cơ sở xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm. Trong quá trình thực hiện sẽ có nhiều vấn đề mới nảy sinh, mà bản thân quy hoạch không thể lường hết được. Hơn thế nữa bản thân quy hoạch tổng thể không thể bao quát hết được mọi chi tiết của vấn đề. Cần tiến hành điều tra, đánh giá, cập nhật các tài liệu cơ bản, chính xác các nguồn tài nguyên làm cơ sở chắc chắn cho nghiên cứu phát triển

- Cần xây dựng các chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh doanh các hạ tầng khu, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu vực Kinh tế Cửa khẩu miền núi; cụm công nghiệp, phát triển công nghiệp theo hư- ớng giảm dần khoảng cách giữa các vùng, miền trong tỉnh và loại bỏ các dự án đầu tư công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm tài nguyên, đảm bảo chất lượng tăng trưởng bền vững. Như vậy, các ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển của Thanh Hoá cần khai thác được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

Trong thời gian tới tập trung vào những nội dung chính sau:

+ Về khu công nghiệp đến năm 2020 ngoài các Khu kinh tế Nghi Sơn, 10 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, Thanh Hóa cần xây dựng hoàn chỉnh 10 khu công nghiệp. Duy trì và phát triển mở rộng 05 khu công nghiệp hiện có, đặc biệt các khu công nghiệp tại Khu kinh tế Nghi Sơn sẽ hình thành và phát triển một số khu, cụm công nghiệp được xác định là giữ vai trò động lực, hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực Bắc miền Ttrung. Định hướng là xây dựng Nghi Sơn thành khu kinh tế tổng hợp liên vùng, có nội dung hoạt động rộng, đa chức năng với Khu liên hợp lọc hóa dầu, khu đóng mới và sửa chữa tàu biển Nghi Sơn, trung tâm nhiệt điện Nghi Sơn, khu nhà máy xi măng Nghi Sơn, khu công nghiệp Nghi Sơn, tập trung phát triển vào các ngành công nghiệp lọc hóa dầu và sau hóa dầu, công nghiệp cơ khí chế tạo động cơ, đóng tàu, tự động hóa, công nghiệp chế biến thực phẩm công nghệ cao trong đó ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp có công nghệ tiên tiến, không gây ảnh hưởng tới môi trường, từ đó hình thành các ngành công nghiệp mũi nhọn, tạo ra những sản phẩm có chất lượng và cạnh tranh cao;

+ Thanh Hóa còn định hướng phát triển các cụm công nghiệp, cụm làng nghề quy mô nhỏ và vừa ở các huyện, thị xã trong tỉnh, từng bước hình thành hệ thống các khu, cụm công nghiệp, cụm làng nghề, tạo các cực tăng trưởng bền vững. Ngoài ra việc lựa chọn xây dựng phát triển phải vận dụng phù hợp với tinh thần các quyết định mới đây của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19-8-2009 “về ban hành quy chế quản lý cụm công nghiệp”; Quyết định số 391/QĐ-TTg ngày 18-4-2008 về rà soát, kiểm tra thực trạng việc quản lý quy hoạch, kế hoạch và sử dụng đất 5 năm 2006 - 2010 trên địa bàn cả nước, trong đó rà soát, kiểm tra thực trạng công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch, sử dụng đất nông nghiệp 05 năm 2009 - 2014 nói chung và đất trồng lúa nước nói riêng”.

Trên tinh thần đó sau khi rà soát, đến năm 2020 trên địa bàn toàn tỉnh cần tập trung xây dựng dứt điểm tổng số 55 Cụm theo quyết định số 604/QĐ-UBND ngày 1/03/2011 của tỉnh Thanh Hóa, trong đó: Có 10 cụm công nghiệp đã cơ bản hoàn thành, với diện tích thuê 113,35 ha, chiếm 75,6% so với diện tích quy hoạch; 82 cơ sở đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm, tạo việc làm cho khoảng 5.267 lao động.

Vốn đầu tư xây dựng hạ tầng 10 cụm công nghiệp là 199,26 tỷ đồng gồm các hạng mục: Điện, nước, san lấp mặt bằng, đường giao thông; còn lại 26 cụm công nghiệp đã có một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong cụm, với diện tích thuê 335,03 ha, chiếm 40,0% so với diện tích quy hoạch; 177 cơ sở đâu tư sản xuất kinh doanh trong cụm, tạo việc làm cho khoảng 13.355 lao động.

+ Hoàn thiện quy hoạch ngành gắn với vùng kinh tế để ưu tiên đầu tư phát triển theo lợi thế của từng vùng, rà soát, điều chỉnh các quy hoạch đã có và xây dựng mới các quy hoạch còn thiếu, xây dựng quy hoạch chi tiết các khu, cụm công nghiệp, vùng nguyên liệu; cơ sở hạ tầng của các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Thanh Hóa. Phát triển các cơ sở sản xuất nguyên vật liệu ổn định cho các ngành công nghiệp.

+ Hoàn thiện điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, nhằm định hướng về nội dung, lộ trình phát triển của từng ngành công nghiệp, các chương trình đầu tư và các giải pháp tổ chức thực hiện. Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác quy hoạch, là cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và kế hoạch hàng năm, thực hiện tốt công tác quản lý và triển khai quy hoạch theo đúng tiến độ, bổ sung kịp thời các phát sinh trong quá trình phát triển

+ Hình thành các Trung tâm công nghiệp theo vùng gắn với lợi thế và nguồn lực của từng vùng để ưu tiên phát triển. Đối với vùng đồng bằng, tập trung phát triển các ngành công nghiệp sạch, công nghệp cao, công nghiệp chế biến gắn với giải quyết nhiều lao động tại chỗ; đối với vùng trung du cần phát triển ngành chế biến nông, lâm, thủy hải sản, vật liệu xây dựng... gắn với vùng nguyên liệu và đối với vùng miền núi cần phát triển thuỷ điện, xi măng, sơ chế nguyên liệu (cao su, nguyên liệu giấy), ngành chế biến tiểu thủ công nghiệp (dệt thổ cẩm, hàng thủ công mỹ nghệ...)

+ Quy hoạch phát triển nguồn nguyên, nhiên, vật liệu của các ngành công nghiệp phần lớn là nguyên liệu tại chỗ. Tuy vậy, việc duy trì và phát triển chúng gặp nhiều khó khăn do nguồn nguyên liệu tại chỗ hầu như chỉ mới đủ cung cấp cho sản

xuất ở quy mô nhỏ, không đủ để mở rộng sản xuất với quy mô lớn nên còn phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp từ các địa phương khác và cả thị trường nước ngoài. Trên phương diện tổng thể cần xây dựng kế hoạch sản xuất gắn với kế hoạch khai thác và cung ứng nguyên, nhiên vật liệu.

4.2.2. Nhóm giải pháp về: Đánh giá, rà soát và điều chỉnh tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công nghiệp.

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công nghiệp phải thống nhất xuyên suốt từ tỉnh đến Sở, ban, ngành; các huyện, thị xã thành phố;

Bộ máy quản lý nhà nước về công nghiệp của tỉnh liên quan đến nhiều cơ quan quản lý, để tổ chức bộ máy có hiệu quả. Phải xây dựng được quy chế phối hợp, chế tài, trách nhiệm giữa các cơ quan lý nhà nước trong tỉnh, nhằm nâng tính tác nghiệp, linh hoạt và xử lý kịp thời, đúng đắn những vấn đề do thực tiễn đề ra, từ đó nâng cao được hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của tỉnh đối với phát triển công nghiệp. Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức tốt, chuyên môn nghiệp vụ giỏi và bố trí sử dụng cán bộ đúng, phù hợp với năng lực, trình độ đã được đào tạo

Tổ chức, đánh giá, kiểm soát bộ máy quản lý nhà nước về công nghiệp phải được coi là hoạt động thường xuyên trong công tác chỉ đạo điều hành của tỉnh, thực hiện đồng bộ nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến công nghiệp trong sự phân công phối hợp thống nhất, chứ không riêng là nhiệm vụ của UBND tỉnh và Sở Công Thương. Để khắc phục những bất cập hiện nay về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công nghiệp

Cần xác định đầy đủ và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn giữa các khâu trong tổ chức bộ máy và giữa các cấp trong hệ thống quản lý nhà nước về công nghiệp.Tăng cường nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý, điều hành của Nhà nước đặc biệt là trong công tác quy hoạch và quản lý vốn đầu tư về công tác quy hoạch, chính quyền tỉnh tiếp tục đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy hoạch phát triển nội bộ từng ngành công nghiệp. Cải cách có hiệu quả thủ tục hành chính tạo hành lang pháp lý thông thoáng về cơ chế chính sách, nội dung, quy trình

điều hành quản lý Nhà nước về công nghiệp trong địa bàn tỉnh, nhất là thủ tục đăng ký sản xuất kinh doanh, thủ tục đầu tư, thuê đất. Đồng thời quản lý Nhà nước về công nghiệp tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn theo một đầu mối thống nhất, từ đó xác định vai trò, trách nhiệm chính của UBND cấp huyện, thị xã, thành phố về phát triển công nghiệp công nghiệp. Kiện toàn, bổ sung đội ngũ cán bộ chuyên trách quản lý công nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã. Vì cán bộ Phòng Công Thương UBND huyện, thị xã đang thực hiện kiêm nhiệm nhiều chức năng nhiệm vụ khác nhau như: Công nghiệp; xây dựng; y tế; thể thao du lịch, nên đã ảnh hưởng đến quản lý về công nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w