“Những năm qua, các cấp Hội nông dân trên địa bàn đã tổ chức chỉ đạo được đông đảo đoàn viên, hội viên tham gia các hoạt động xây dựng nông thôn mới của xã, giúp đỡ hội viên xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng; cùng làm tốt công tác vệ sinh môi trường tại gia đình và khu dân cư, đẩy mạnh các phong trào thi đua”.
Ông Hoàng Văn Tuấn, Chi hội trưởng Hội Nông dân thôn Lê Xá, xã Đa Tốn Năm 2013, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho 1.198 hội viên vay với số tiền gần 14 tỷ đồng và mức lãi suất thấp, trong đó: Hội Cựu chiến binh hỗ trợ cho 334 hội viên với số tiền 3.776,6 triệu đồng, Hội Phụ nữ hỗ trợ 371 hội viên với số tiền 4.038,5 triệu đồng và Hội Nông dân hỗ trợ cho 493 hội viên với số tiền là 5.848,2 triệu đồng. Đây là nguồn vốn hỗ trợ đắc lực cho các hội viên để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Bên cạnh đó, Hội Phụ nữ xã Đa Tốn và Văn Đức đã tích cực xây dựng mô hình phụ nữ tham gia phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Các cấp hội đã thực hiện chỉ tiêu: Mỗi hộ khá, giàu sẽ nhận giúp đỡ từ hai đến ba hộ nghèo đói để họ thoát nghèo, vươn lên khá giàu. Trong 6 tháng đầu năm 2013, Hội Phụ nữ của 2 xã đã tiến hành vận động 104 hội viên có kinh tế khá, giàu giúp đỡ hội viên khó khăn trị giá 411 triệu đồng; tổ chức giúp đỡ 172 phụ nữ nghèo,...
Bảng 4.10. Hỗ trợ các đoàn viên, hội viên và người dân vốn để phát triển sản xuất năm 2016
Tên xã
Đoàn thanh niên Hội nông dân Hội phụ nữ
Số hội viên (người)
Số tiền (tr.đ)
Số hội viên (người)
Số tiền (tr.đ)
Số hội viên (người)
Số tiền (tr.đ)
Đa Tốn 250 850 300 900 280 1,750
Văn Đức 300 850 350 900 250 1,750
Lệ Chi 280 850 350 900 250 1,750
Đặng Xá 300 850 260 900 300 1,750
Tổng 1,130 3,400 1,190 3,600 1,180 7,000
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016)
Nhờ có nguồn vốn vay được mà nhiều mô hình kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình làm ăn có hiệu quả được hình thành, góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho nhiều lao động. Có thể kể đến ông Nguyễn Văn Khóa, Nông trường Toàn Thắng, xã Lệ Chi. Trước kia gia đình còn gặp nhiều khó khăn nhưng khi được vay vốn của Hội cựu chiến binh xã để sản xuất nông nghiệp. Có vốn trong tay ông bắt đầu tiến hành đầu tư cho nông nghiệp, là người đi đầu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất, mỗi năm 2 vụ lúa, 1 vụ khoai tây với gần 1 mẫu ruộng gia đình ông thu được hơn 3 tấn thóc và 2 tấn khoai tây. Khi đã có đồng ra đồng vào, ông chăn nuôi lợn thịt, mỗi năm nuôi 2 lứa, mỗi lứa 10-15 con và mở xưởng dệt may từ 3-5 lao động với thu nhập từ 3,5- 4triệu đồng/tháng.
Thu nhập bình quân mỗi năm của gia đình ông từ trồng trọt, chăn nuôi và nghề may cũng đạt gần 120 triệu đồng sau khi trừ đi các chi phí bỏ ra.
c. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước
Những năm gần đây, bộ mặt nông thôn của các xã trên địa bàn huyện Gia Lâm có nhiều thay đổi, số hộ nghèo giảm, hộ khá và giàu ngày càng tăng lên, đời sống người dân không ngừng được cải thiện. Đó là kết quả của những phong trào do các cấp Hội tổ chức phát động, triển khai sâu rộng, được lồng ghép thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới như phong trào “Tuổi trẻ Gia Lâm chung tay xây dựng nông thôn mới” của Đoàn thanh niên, “Toàn dân xây dựng nông thôn mới” của Mặt trận Tổ quốc”, “Dân vận khéo” của Ban Dân vận, “Phong trào ba gương mẫu, bốn tích cực” của Hội Cựu chiến binh, “Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng” của Hội Nông dân, “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” (không đói nghèo, không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, không sinh con thứ 3 trở lên, không có con bỏ học và suy dinh dưỡng, không có bạo lực gia đình; sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ), đáp ứng được 9/19 tiêu chí của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới) của Hội Phụ nữ,...
Kể từ khi địa phương phát động chương trình xây dựng nông thôn mới, các đoàn viên, hội viên và bà con nông dân tham gia nhiệt tình hơn trong các phong trào thi đua. Bình quân mỗi năm số hộ nông dân đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp tăng trung bình năm 2013- 2015 là 14,26%; điển hình là số hộ tham gia phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi tăng lên đáng kể (tăng 38,54%); tổng số hộ nông dân đạt danh hiệu
nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp năm 2015 là 345 hộ; số hội viên phụ nữ tham gia các phong trào thi đua ngày càng tăng, 85 chị được công nhận danh hiệu “giỏi việc nước - đảm việc nhà”, 138 lượt chị được các cấp biểu dương khen thưởng,...
Bảng 4.11. Phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi qua 3 năm (2013 - 2015)
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh (%)
14/13 15/14 TB
Số hộ đạt tiêu chuẩn SXKD giỏi 265 287 345 108,30 120,21 114,26
- Cấp Trung ương 15 18 25 120,00 138,89 129,44
- Cấp TP 55 67 75 121,82 111,94 116,88
- Cấp huyện 90 109 120 121,11 110,09 115,60
- Cấp xã 105 112 125 106,67 111,61 109,14
Nguồn: kết quả điều tra (2016) 4.1.3.6. Vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới
Cơ sở hạ tầng không những là nhân tố góp phần thay đổi diện mạo kinh tế nông thôn, thúc đẩy sản xuất và phát triển kinh tế mà còn nâng cao đời sống tinh thần của người dân. Đối với cơ sở hạ tầng như đường giao thông liên xóm, liên thôn, liên xã, đường nối các khu dân cư với hệ thống trục giao thông; hệ thống thuỷ lợi, hệ thống điện, trường học, chợ nông thôn, các công trình nhà văn hoá,...
được xếp thứ tự là các hạng mục ưu tiên cần được phát triển để đáp ứng với yêu cầu thiết yếu của đời sống dân sinh và sản xuất.
Khi kinh tế gia đình có nhiều đổi thay, cộng với việc được chính quyền, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội ở địa phương tuyên truyền về nội dung, mục đích, yêu cầu của chương trình xây dựng nông thôn mới cũng như những lợi ích trước mắt và lâu dài mà họ sẽ nhận được nên đa số các hội viên và người dân đã chủ động, tích cực tham gia đóng góp bằng tiền mặt theo nhân khẩu, ngày công lao động và hiến đất để thực hiện những hoạt động xây dựng công trình chung của xã, thôn, xóm.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Gia Lâm cho biết, tính đến ngày 30/09/2015, tổng kinh phí để xây dựng những công trình chung của toàn Huyện đã huy động trên 504,1 tỷ
đồng trong đó: Ngân sách thành phố Hà Nội là 96,5 tỷ; ngân sách Huyện là 14,2 tỷ; ngân sách xã là 121,6 tỷ; nhân dân đóng góp là 234,8 tỷ đồng; vốn xã hội hoá huy động nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp, con em quê hương thành đạt đang công tác trên mọi miền đất nước là 37 tỷ đồng của 8.120 tập thể cá nhân đóng góp. Mặt khác nhân dân trong Huyện còn hiến hàng nghìn mét tường bao, hàng chục ha đất vườn, hàng nghìn ngày công lao động phục vụ công tác giải phóng mặt bằng và thi công trục đường thôn.
Trong đó tổng nguồn vốn huy động đầu tư và giải ngân cho 4 xã trong vùng nghiên cứu là 93 tỷ 320 triệu đồng, vốn do cá tổ chức chính trị huy động tham gia xây dựng nông thôn mới được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.12. Các tổ chức chính trị- xã hội tham gia đóng góp kinh phí xây dựng nông thôn mới
Tên xã
Tổng kinh
phí (tr.đ)
Tổng kinh phí do các tổ chức đoàn thể
Hội Nông dân Hội Phụ nữ Đoàn TN
Số tiền (tr.đ)
Tỷ lệ đóng góp
(%)
Số tiền (tr.đ)
Tỷ lệ đóng góp (%)
Số tiền (tr.đ)
Tỷ lệ đóng góp (%)
Đa Tốn 20,614 761,3 450,5 2,2 205,3 0,9 105,5 0,5
Văn Đức 24,926 909,9 402,6 1,6 320,8 1,35 186,5 0,75
Lệ Chi 25,320 906,6 415,8 1,64 285,7 1,12 205,1 0,81
Đặng Xá 22,460 886,5 411.9 1,83 276,8 1,23 197,8 0,88
Tổng 93,320 3.464,3 1.680,8 1,82 1.088,6 1,15 694,9 0,76