và người dân hiến đất làm đường giao thông
“Khi tiến hành triển khai thi công xây dựng đường giao thông liên thôn, liên xóm và hệ thống đường giao thông nội đồng, theo thiết kế của đơn vị tư vấn thì con đường hiện tại của địa phương chúng tôi còn hẹp, không đủ tiêu chuẩn của tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Chúng tôi đã xuống tận địa bàn, đến từng hộ dân phân tích, vận động hội viên và người dân tự nguyện hiến một phần diện tích đất của gia đình mình để mở rộng đường giao thông và đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của đại đa số các hộ dân”.
Ông Trần Đức Hòa, Phó Chủ tịch hội cựu chiến binh Thôn Sen Hồ, xã Lệ Chi Như vậy sự tham gia một cách tự nguyện của các hội viên, đoàn viên và người dân vào công việc chung của làng, xã cụ thể là việc đóng góp tiền của, công sức lao động, hiến vật liệu xây dựng tại chỗ hay hiến đất chính là nguyên nhân cơ bản đảm bảo sự hoàn thành các hoạt động, công trình mà địa phương đã
ưu tiên thực hiện. Đó cũng chính là nền tảng, là cơ sở của sự thành công trong tiến trình xây dựng nông thôn mới.
Bảng 4.14. Các tổ chức chính trị và người dân góp công lao động xây dựng các công trình
TT Địa bàn
Tổng số người tham gia
Tổng số ngày công
LĐ
Đơn giá bình quân 1000đ/ngày)
Thành tiền (100đ/ngày)
1 Văn Đức 1,307 19,270 150 2,890,500
2 Đa Tốn 1,237 22,017 150 3,302,550
3 Lệ Chi 879 19,321 150 2,898,150
4 Đặng Xá 905 16,897 150 2,534,550
Tổng 4,328 77,505 600 11,625,750
Nguồn: Chi Cục thống kê huyện Gia Lâm (2015) 4.1.3.7. Vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác giám sát xây dựng nông thôn mới
Các tổ chức chính trị tham gia là thành viên trong Ban giám sát, thực hiện nhiệm vụ giám sát các hoạt động của của thôn. Quá trình tham gia giám sát được thực hiện do sự phân công, điều động của Ban quản lý xây dựng nông thôn mới của xã và nhóm đại diện do người dân tự bầu ra ở mỗi thôn, dưới sự xác nhận của xã. Kết hợp với việc thuê thêm chuyên gia giám sát từ bên ngoài nhằm đảm bảo yêu cầu chất lượng của các công trình đúng kỹ thuật đề ra. Mỗi nhóm giám sát đứng ra đảm nhận từng khâu của các hoạt động.
Đối với từng hạng mục công trình, ban giám sát của xã và các chuyên gia giám sát khác cùng với nhóm người đại diện ở mỗi thôn chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng công trình đang được thi công. Hoạt động này đã gắn kết trách nhiệm của các tổ chức chính trị với từng hoạt động của thôn trong việc thi công các công trình. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của họ về vai trò lãnh đạo và sự đóng góp của Nhà nước.
Bảng 4.15. Kết quả cán bộ, hội viên của các tổ chức chính trị - xã hội tham
gia Ban giám sát xây dựng nông thôn mới Tổ chức Số người tham gia ban giám
sát cấp xã (người
Số người tham gia giám sát cấp thôn (người)
Hội Nông dân 4 16
Hội Phụ nữ 4 16
Đoàn Thanh niên 4 16
Cộng 12 48
Nguồn: kết quả điều tra (2016) Qua điều tra thực tiễn, có thể thấy đại diện các tổ chức chính trị (ban giám sát) cùng đại diện người dân tham gia giám sát từng nội dung cụ thể trong quá trình thi công các hạng mục từ kiểm tra chất lượng vật tư cho đến chất lượng kỹ, mỹ thuật của công trình. Quá trình thực hiện giám sát giúp các hội viên, đoàn viên phát huy được tính tự chủ cũng như trách nhiệm của mình trong mọi hoạt động xây dựng nông thôn mới tại địa phương, đảm bảo dân chủ, công khai và minh bạch trong tiến trình xây dựng phát triển thôn, xã. Kết thúc mỗi hạng mục, mỗi công trình của xã, đều tổ chức các cuộc họp để đánh giá các hoạt động đã thực hiện, có được diễn ra theo đúng kế hoạch không, các vấn đề khác liên quan. Từ đó đưa ra các kinh nghiệm cho các hoạt động khác sẽ được thực hiện theo mục tiêu trong những hạng mục, công trình tiếp theo.
4.1.3.8. Vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong nghiệm thu và quản lý sử dụng các công trình
Sau khi công trình hoàn thành, chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu và thực hiện quyết toán công trình. Thành phần tham gia nghiệm thu gồm: đại diện Ban quản lý xã, nhóm thợ, tổ chức, cá nhân thi công xây dựng, đại diện giám sát của chủ đầu tư và Ban giám sát cộng đồng, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng công trình, đại diện cộng đồng dân cư hưởng lợi công trình do mỗi thôn bầu ra.
Nội dung cụ thể: Thực hiện quyết toán các hạng mục công trình đã hoàn thành và đánh giá mức chênh lệch giữa mức đầu tư thực tế với mức kế hoạch đề ra, chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật của công trình, tiến độ thực hiện cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn, thời gian quy định, xem xét các trường hợp thất thoát, sai sót để từ đó rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện các hạng mục còn lại.
Bảng 4.16. Công tác quản lý và sử dụng tài sản
TT Tên tài sản UBND xã Tổ chức
chính trị Người dâm
QL SD QL SD QL SD
1 Công trình đường giao thông của xã x x
2 Các công trình đường giao thông của thôn, xóm
x x
3 Các công trình trường học x x
4 Các công trình trạm y tế x x
5 Nhà văn hóa của thôn trên địa bàn x x
6 Hệ thống đường điện trên địa bàn xã x x
7 Hệ thống kênh mương chính x x
Tổng 5 - 2 3 - 4
Nguồn: kết quả điều tra (2016) Sau khi nghiệm thu, quyết toán công trình chủ đầu tư bàn giao công trình cho UBND xã để giao cho tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý sử dụng (bàn giao tay ba: Chủ đầu tư - bên thi công - người hưởng lợi) và bàn giao toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến công trình cho UBND xã. Công tác nghiệm thu, bàn giao hoàn thành xong, các công trình chính thức được đưa vào sử dụng. Những công trình hạ tầng phục vụ lợi ích chung toàn xã (như đường liên xã, thôn, trường học, trạm xá, kênh mương chính,...) do xã chịu trách nhiệm quản lý, vận hành và bảo trì. Hàng năm, UBND xã chỉ đạo lập kế hoạch bảo dưỡng các công trình do xã quản lý, huy động công sức của các tổ chức, đoàn thể và tầng lớp nhân dân địa phương cũng như các nguồn lực hợp pháp khác. Những công trình phục vụ lợi ích hộ và nhóm cộng đồng (nhà văn hóa, khu thể thao thôn, đường giao thông nội thôn,...) do các hộ và nhóm cộng đồng được hưởng lợi trực tiếp quản lý, vận hành và tự huy động vốn bảo trì với sự kiểm tra, giám sát của chính quyền xã.
Qua bảng 4.16 cho thấy các công trình được hình thành trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương đều được giao cho các tổ chức trong xã quản lý và sử dụng một cách chặt chẽ.
4.1.3.9. Đánh giá về vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Gia Lâm
a. Kết quả đạt được
Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Xác định rõ điều đó, các tổ chức chính trị - xã hội đã phát huy vai trò của mình trong việc xây dựng nông thôn mới, đã chủ động và tích cực trong công tác chỉ đạo, điều hành thông qua việc xây dựng kế hoạch, chương trình hành động hàng năm. Việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, đoàn viên và người dân là nhiệm vụ trọng tâm của các tổ chức chính trị - xã hội. Tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực như: tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ vốn, vật tư nông nghiệp góp phần thúc đẩy phong trào, kết hợp với Ngân hàng giải ngân hàng chục tỷ đồng cho hội viên vay đầu tư trong chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Đồng thời các tổ chức chính trị - xã hội tích cực tuyên truyền vận động hội viên, đoàn viên và người dân tự nguyện hiến đất, đóng góp tiền mặt, nguyên vật liệu, tài sản trên đất và ngày công lao động để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
Bằng những việc làm cụ thể các tổ chức chính trị - xã hội đã góp phần không nhỏ trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
* Tác động đến phát triển kinh tế: Tổng giá trị sản xuất của huyện tăng nhanh qua các năm, năm 2011 đạt 8.287,16 tỷ đồng, đến năm 2013 đạt 11.475,46 tỷ đồng (tăng 138,5% so với năm 2011); giá trị sản xuất của các ngành cũng tăng nhanh qua các năm, xu hướng đang chuyển dần theo hướng tích cực, sang các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ mang lại lợi ích kinh tế cao hơn.
Theo báo cáo của UBND huyện Gia Lâm ngày 11/11/2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn huyện là 17,76%; Công nghiệp - xây dựng tăng 12,7%, Thương mại - dịch vụ tăng 10,75%, Nông nghiệp tăng 0,41% Cơ cấu kinh tế:
Công nghiệp - xây dựng chiếm 81%; Thương mại - dịch vụ 12,35%; Nông nghiệp 6,65%; Thu nhập bình quân nội huyện đạt 18,42 triệu đồng/người/năm.