Giải pháp tăng cường và phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong xây dựng ntm

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI TRONG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 113 - 118)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp tăng cường và phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong xây dựng ntm

4.3.1. Định hướng và kế hoạch phát triển

- Xây dựng nông thôn mới theo phương châm dựa vào nội lực và cộng đồng địa phương là chính.

- Tăng cường vai trò của các tổ chức chính trị trong xây dựng NTM trước hết phải gắn với lợi ích của người dân và các tổ chức chính trị, thực hiện một cách có hiệu quả chủ trương dân chủ ở cơ sở theo tinh thần Chỉ thị 30-CT/TW ngày 12/8/1998 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để vận động người dân, thế hệ trẻ tham gia chương trình bằng nhiều hình thức, qua các kênh thông tin khác nhau: Phát thanh, truyền hình, tờ rơi, pano, băng rôn,... hoặc sự lồng ghép các nội dung trong sinh hoạt câu lạc bộ của các tổ chức chính trị.

4.3.2. Căn cứ đề xuất giải pháp

- Nghị quyết 26-NQ/TW ban hành ngày 05/08/2008 tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung Đảng khóa X về nông nghiệp, nông thôn, nông dân đã đưa ra mục tiêu tổng quát đó là: “Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới”.

- Quyết định số 491/QĐ-TTg ban hành “Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới” bao gồm 19 tiêu chí và được chia thành 5 nhóm cụ thể: nhóm tiêu chí về quy hoạch, về hạ tầng kinh tế - xã hội, về kinh tế và tổ chức sản xuất, về văn hóa, xã hội, môi trường và về hệ thống chính trị.

- Quyết định 800/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020, đảm bảo cho nông thôn phát triển có quy hoạch và kế hoạch, tránh phát triển tự phát, trùng chéo của nhiều chương trình, dự án gây lãng phí nguồn lực và khó cho việc tiếp cận, quản lý tại địa phương.

- Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 28/4/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 168/2010/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Đề án xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020; Quyết định số 2889/QĐ-UBND ngày 10/08/2011 của UBND huyện Gia Lâm về phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; Kế hoạch số 01/KH-BCĐ ngày 23/2/2011 của Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện Gia Lâm về triển khai xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015; Kế hoạch số 10/KH-BQL ngày 25/3/2011 của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Gia Lâm về việc triển khai xây dựng NTM ở xã điểm,...

- Hướng dẫn liên Sở số 06/2011/HD-XD-NNPTNT-TNMT về việc Lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.

4.3.3. Một số giải pháp nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới

4.3.3.1. Nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền

Học tập, nghiên cứu tài liệu, tham gia tập huấn để nâng cao kiến thức; rèn luyện kỹ năng nói, viết, diễn thuyết, hành vi, phương pháp... . Đi sâu, đi sát cơ sở; tổng kết, rút ra những bài học kinh nghiệm. Tiếp tục cải cách hành chính, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao trình độ về kiến thức xây dựng nông thôn mới cho đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ ở cơ sở, những người trực tiếp chỉ đạo thực hiện, lồng ghép với các chương trình giáo dục để tăng cường công tác quản lý, phù hợp yêu cầu trong thực tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của các tổ chức đoàn thể ở địa phương; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở, tạo điều kiện phát huy năng lực, nâng cao vị thế của đội ngũ cán bộ của các tổ chức chính trị - xã hội. Thường xuyên vận động và tạo điều kiện cho cán bộ hội viên được tham gia sinh hoạt, hội họp, có điều kiện tiếp cận với các sách, báo, các phương tiện truyền thông,... nhằm nâng cao trình độ về mọi mặt của cán bộ hội viên, tạo môi trường cho họ phát huy và khẳng định vai trò của mình với gia đình và xã hội.

4.3.3.2. Giải pháp về nâng cao trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội Mặt trận và các đoàn thể tổ chức tuyên truyền cho đoàn viên, hội viên thông qua việc tổ chức các hội nghị, giao ban, các buổi đối thoại trực tiếp, tổ chức các diễn đàn, các cuộc thi và thông qua các hình thức sinh hoạt khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Mỗi cán bộ của các tổ chức chính trị cần làm tốt công tác tham mưu với các cấp ủy Đảng, Chính quyền, gương mẫu đi đầu trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, phát huy vai trò cầu nối giữa cộng đồng người dân với các tổ chức chính trị và các ban, ngành trên địa bàn trong xây dựng nông thôn mới; cán bộ, hội viên, đoàn viên là đảng viên cần tích cực tham gia ý kiến đóng góp vào nghị quyết của Chi bộ, Đảng bộ về xây dựng nông thôn mới.

Gắn việc thực hiện các tiêu chí, nội dung của chương trình xây dựng nông thôn mới với trách nhiệm của từng tập thể, cá nhân; nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với địa phương, tham gia xây dựng nông thôn mới bằng nhiều hình

thức; đồng thời tuyên truyền vận động gia đình, hàng xóm tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, tạo sức mạnh tổng hợp trong xây dựng nông thôn mới.

4.3.3.3. Giải pháp về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đa dạng hóa công tác vận động

Để tiến hành xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tốt, trước tiên phải thực hiện đồng bộ các biện pháp tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, tạo sự thống nhất trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông thôn mới và nâng cao nhận thức của họ về vị trí, vai trò, nội dung, yêu cầu của chương trình và nhiệm vụ của mình trong xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng nông thôn mới là chương trình phát triển kinh tế - xã hội toàn diện ở nông thôn tiến hành cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, do nhân dân làm chủ, phát huy cao nhất nội lực, các nguồn lực xã hội với sự hỗ trợ của Nhà nước thì mới thành công, bền vững. Ở đâu ngay từ đầu đã tổ chức tốt việc phổ biến, quán triệt để mọi người hiểu đúng, thống nhất nhận thức, tạo được sự đồng thuận thì công việc triển khai thuận lợi, có nhiều sáng kiến, đạt kết quả tốt và ngược lại.

Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, hội viên, đoàn viên là rất cần thiết. Các tổ đoàn thể là cầu nối giữa Chính quyền địa phương với người dân, là nơi tập hợp đông đảo các đoàn viên, hội viên và người dân tham gia. Để các tổ chức đoàn thể hoạt động ngày càng hiệu quả thì cần tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, hội viên, đoàn viên.

Đa dạng hóa các phương pháp tuyên truyền, các hình thức và phương pháp tuyên truyền có mối quan hệ biện chứng, bổ sung, hỗ trợ cho nhau; kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền miệng, cổ động trực quan và các phương tiện kỹ thuật để tạo sức mạnh và hiệu quả cho công tác tuyên truyền.

4.3.3.4. Phát huy hiệu quả công tác dân vận của chính quyền

Vận động nhân dân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, môi trường; thực hiện nhiệm vụ quốc phòng- an ninh; chính sách đối với thương binh, liệt sỹ, mẹ việt nam anh hùng... Vận động nhân dân chấp hành Hiến pháp, pháp luật và các văn bản của chính quyền các cấp, chính sách tôn giáo.

Xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp hoạt động của chính quyền với hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể. Giải pháp để các tổ chức chính trị phối

hợp nhịp nhàng trong xây dựng nông thôn mới; đồng thời tăng cường phối hợp giữa các tổ chức chính trị trong các hoạt động xây dựng nông thôn mới.

4.3.3.5. Ban hành cơ chế chính sách, trang bị cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ nông thông mới

- Chính sách hỗ trợ làm đường giao thông nông thôn. Cần có sự liên tục và xuyên suốt với một định mức hỗ trợ và nên hỗ trợ theo khối lượng bê tông, đảm bảo sự công bằng đối với người dân trong những vùng dân cư sống thưa thớt. Kinh phí hỗ trợ xi măng cho các xã mới đạt 30% chi phí/1km. Do vậy, để giảm bớt đóng góp cho nhân dân, ngoài hỗ trợ bằng xi măng đề nghị hỗ trợ thêm kinh phí mua nguyên vật liệu, trong đó: xây mới hỗ trợ 100 triệu đồng/1km; nâng cấp, cải tạo hỗ trợ 50 triệu đồng/km.

- Kiên cố hóa kênh mương. Để thực hiện xây dựng 1km kênh mương cần chi phí thực hiện khoảng 1,5 tỷ đồng. Do vậy, ngoài hỗ trợ xi măng, đề nghị hỗ trợ bổ sung tiền mua nguyên vật liệu với định mức khoảng 200 triệu đồng/1km.

- Nhà văn hóa và công trình thể thao thôn. Tăng mức hỗ trợ cho xây dựng mới nhà văn hóa từ 50 triệu đồng lên 200 triệu đồng/ nhà văn hóa. Từ 50 triệu đồng lên 200 triệu đồng/1 công trình thể thao thôn.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI TRONG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 113 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w