Chức năng vẽ các hình vẽ này là các biểu tượng trên Thanh công cụ Vẽ tương đương Nhóm 1 trên hình minh họa 4.1. Đây là các dạng hình học phẳng. Người dùng có thể bổ sung thêm các hình cơ bản khác bằng click chọn nút điều khiển, chọn hình cần thêm.
Nhóm 1 Nhóm 2
Nút Điều khiển Hình 4.1
a)Đường thẳng
Để vẽ một đường thẳng vào trang văn bản, click trái chuột chọn đường thẳng trên Thanh công cụ Vẽ;
trên trang văn bản, click và giữ trái chuột tại điểm đầu xuất hiện của đường thẳng, kéo rê chuột đến điểm cuối của đường thẳng và thả trái chuột.
Thiết lập vị trí và kích cỡ: Xác định chiều dài của đường, độ xiên của đường, vị trí của đường nằm trên trang văn bản theo các chiều nằm ngang và dọc. Chọn đường thẳng cần thiết lập, Bảng chọn Định dạng, mục Đối tượng, chọn mục Vị trí và kích cỡ; chúng ta cũng có thể chọn mục Vị trí và Kích cỡ trên Bảng chọn tắt của đường thẳng.
Phân trang Vị trí và Kích cỡ: Xem hình 4.2.
Mục Kích cỡ xác định kích thước hình chiếu của đường thẳng theo chiều rộng và chiều cao trên trang văn bản.
Mục Thả neo xác định cách đường thẳng xuất hiện trên văn bản ở một trong các dạng: vào trang, vào đoạn văn, vào ký tự, dạng ký tự.
Mục vị trí xác định vị trí điểm đầu của đoạn thẳng theo phương ngang và theo phương dọc. Theo phương ngang, tọa độ điểm đầu được xác định từ bên trái, giữa hay phải với khoảng cách bao nhiêu. Theo phương dọc, tọa độ điểm đầu được xác định từ trên, giữa hay dưới với khoảng cách bao nhiêu.
Phân trang Xoay: xoay đường thẳng để có các phương như ý muốn. Xem hình 4.3.
Mục Điểm xoay xác định vị trí điểm làm tâm xoay.
Mục Góc xoay xác định góc độ xoay đường thẳng.
Một cách đơn giản để xác định vị trí và kích cỡ đường thẳng: chọn đương thẳng cần xác định vị trí và
Hình 4.2
Để di chuyển vị trí đường thẳng, chọn đường thẳng, dùng các phím mũi tên trên bàn phím để di chuyển đường thẳng đến vị trí mong muốn hoặc click và giữ trái chuột vào thân đường thẳng, kéo rê chuột đến vị trí mong muốn rồi thả trái chuột ra.
Để thay đổi phương của đường thẳng, click và giữ trái chuột vào một đầu đường thẳng, rê chuột để đường thẳng có phương như ý muốn.
Để thay đổi chiều dài đường thẳng, click và giữ trái chuột vào một đầu đường thẳng, rê chuột vào hay ra theo cùng phương với đường thẳng.
Thiết lập đường: Thiết lập các thuộc tính đăc tính đường: liền nét hay đứt nét...; độ rộng của nét vẽ đường, màu sắc đường... Chọn đường thẳng cần thiết lập, Bảng chọn Định dạng, mục Đối tượng, chọn Dòng; có thể chọn mục Dòng trên Bảng chọn tắt của đường cần thiết lập.
Phân trang Đường: Xem hình minh họa 4.4.
Mục Thuộc tính đường xác định các thuộc tính Kiểu dáng, Màu, Bề rộng, độ trong suốt của đường thẳng thông qua lựa chọn các giá trị ở hộp thả và danh sách. Kết quả xem trước ở phía dưới phân trang.
Mục Kiểu mũi tên thiết lập mũi tên ở đầu và cuối đường theo chiều từ trái sang phải tương ứng cột trái, cột phải. Trong trường hợp đường thẳng được thiết lập mũi tên, thì thuộc tính bề rộng sẽ sẵn sàng để xác định bề rộng cho mũi tên.
Thuộc tính Kiểu góc xác định hình dáng tại phần gấp khúc của đường thẳng (xác định bề rộng đường lớn để kết quả xem trước được rõ).
Thuộc tính Kiểu độ rộng nét xác định hình dáng phần đầu mút của đường thẳng trong trường hợp không có mũi tên (xác định bề rộng đường lớn để kết quả xem trước được rõ).
Hình 4.3
Hình 4.4
Hình 4.5
Phân trang Bóng:Xem hình minh họa 4.5.
Hộp kiểm Dùng bóng râm được chọn xác định đường thẳng có xuất hiện bóng râm. Khi thuộc tính Dùng bóng râm được chọn, các thuộc tính xác định đặc điểm bóng râm: Vị trí, Khoảng cách, Màu, Trong suốt sẵn sàng được thiết lập.
Thuộc tính Vị trí xác định vị trí của bóng râm so với đường thẳng.
Thuộc tính Khoảng cách xác định khoảng cách của bóng râm tới đường thẳng.
Thuộc tính Màu, Trong suốt xác định màu sắc và độ trong suốt của bóng râm.
Phân trang Kiểu đường, phân trang Kiểu mũi tên: Hai phân trang này dùng để chỉnh sửa và bổ sung kiểu đường và kiểu mũi tên cho thư viện kiểu đường và thư viện kiểu mũi tên hiện tồn tại trên Writer.
Ví dụ minh họa, tác giả vẽ một đường thẳng có chiều dài 10cm nằm ngang, thiết lập thuộc tính đường thẳng màu xanh dương 2, độ rộng 0,5 cm, Kiểu mũi tên vuông bên trái độ rộng 2cm, kiểu độ rộng nét tròn.
b)Hình vuông và hình tròn
Để vẽ một hình vuông hoặc hình tròn trên trang văn bản, click trái chuột vào hình vuông hoặc hình tròn trên Thanh công cụ Vẽ; click và giữ trái chuột tại điểm đầu tiên của hình vuông hoặc tròn, kéo rê chuột tới vị trí cuối cùng của hình vuông hoặc hình tròn và thả trái chuột.
Thiết lập vị trí và kích cỡ: Thiết lập vị trí và kích cỡ cho hình vuông và hình tròn hoàn toàn tương tự thiết lập vị trí và kích cỡ cho đường thẳng. Xem Thiết lập vị trí và kích cỡ đường thẳng.
Thiết lập đường: Thiết lập đường biên của hình vuông và hình tròn, cách thiết lập các thuộc tính hoàn toàn tương tự như thiết lập đường cho đường thẳng. Xem Thiết lập đường của đường thẳng.
Thiết lập vùng: Thiết lập thuộc tính cho phần diện tích tạo nên hình vuông hoặc hình tròn. Bảng chọn Định dạng, mục Đối tượng, chọn Vùng. Chúng ta cũng có thể chọn Vùng trên Bảng chọn tắt.
Phân trang Vùng: Thiết lập màu hay hình nền cho hình được chọn. Người dùng lựa chọn các mục trong hộp thả Tổ đầy để xác định cách thiết lập nền.
Mục Màu có hình minh họa 4.6a xác định màu được tô cho nền hình được chọn.
Mục Chạy màu có hình minh họa 4.6b xác định màu chuyển sắc được tô cho nền hình được chọn. Màu chuyển sắc là cách tô màu không dùng đồng nhất một màu mà chuyển từ màu này sang màu khác (Xem kết quả xem trước hiểu rõ).
Mục Lưới đan có hình minh họa 4.6c xác định dạng hình lưới được dùng cho nền hình được chọn. Có thể kết hợp tô màu cho nền hình.
Mục Bitmap có hình minh họa 4.6d xác định hình ảnh bitmap được dùng làm nền hình được chọn.
Người dùng xác định các thuộc tính kích cỡ, vị trí của bức hình làm nền hình được chọn (Xem kết quả xem trước trong quá trình thiết lập để dễ thực hiện).
Hình 4.6a
Hình 4.6b
Hình 4.6c
Hình 4.6d
Phân trang Bóng: Thiết lập bóng râm cho hình được chọn, xem hình minh họa 4.7. Cách thiết lập các thuộc tính bóng râm hoàn toàn tương tự như thuộc tính bóng râm của đường thẳng.
Phân trang Trong suốt: Thiết lập độ trong suốt của hình, xem hình minh họa 4.8. Trường hợp Không trong suốt, hình được hiển thị với toàn bộ sắc độ nguyên thủy. Trường hợp Trong suốt, hình được hiển thị với sắc độ mờ đi theo lượng phần trăm được xác định. Trường hợp Dải màu, hình được hiển thị với sắc độ mờ đi theo một kiểu dải màu với các thuộc tính được thiết lập bổ sung (Xem kết quả xem trước).
Các phân trang Màu sắc, Dải màu, Lưới đan, Bitmap dùng để bổ sung và chỉnh sửa các thư viện màu sắc, dải màu, lưới đan và hình bitmap hiện tồn tại trên Writer.
Chèn văn bản: Click kép trái chuột vào hình vẽ để chèn văn bản vào hình vẽ. Các thuộc tính của văn bản được chèn vào hình vẽ được thiết lập tương tự thuộc tính văn bản của Khối văn bản (Xem Khối văn bản bên dưới).
Ví dụ minh họa, tác giả tạo hình vuông có các cạnh 5x5cm, độ rộng nét 0,5 cm, màu hồng 2, kiểu góc tròn; tô màu nền Chạy màu Pink Gradient, tạo bóng có khoảng cách 0,3 cm, màu xám 5.
Hình 4.7
c)Khối văn bản
Chọn đối tượng văn bản trên Thanh công cụ Vẽ (biểu tượng hình chữ T), click trái chuột tại điểm đầu vùng xuất hiện, kéo rê đến cuối vùng xuất hiện và thả trái chuột. Sau khi thả trái chuột, con trỏ văn bản đang nhấp nháy, soạn văn bản vào vùng văn bản từ bàn phím.
Thiết lập thuộc tính ký tự: Các thuộc tính ký tự trong Khối văn bản được thiết lập hoàn toàn tương tự như thiết lập thuộc tính của ký tự trong văn bản thông thường (Bài học 1). Cách thực hiện: click kép trái chuột vào các ký tự của Khối văn bản để xuất hiện con trỏ văn bản trong Khối văn bản, chọn toàn bộ ký tự muốn thiết lập thuộc tính, Bảng chọn Định dạng, chọn Ký tự.
Thiết lập thuộc tính văn bản: Thiết lập các thuộc tính đoạn văn trong đối tượng văn bản hoàn toàn tương tự như thiết lập thuộc tính cho đoạn văn trong văn bản thông thường (Bài học 2), chọn mục Đoạn văn trong Bảng chọn Định dạng.
Ngoài ra, đối tượng văn bản còn có thuộc tính xác định cách phân bố văn bản trong Khối văn bản.
Chọn đối tượng văn bản cần thiết lập, Bảng chọn Định dạng, mục Đối tượng, chọn mục Văn bản; hoặc chọn mục Văn bản trong Bảng chọn tắt.
Phân trang Văn bản: Hình minh họa 4.9.
Mục Văn bản thiết lập các thuộc tính kích thước của văn bản với khung của Khối văn bản.
Mục Khoảng cách đến biên xác định khoảng cách từ biên trái, phải, trên, dưới của văn bản đến biên trái, phải, trên, dưới của Khối văn bản.
Phân trang Hoạt họa văn bản: Thiết lập cho văn bản có thể chuyển động trong phạm vi Khung văn bản. Hình minh họa 4.10.
Mục Hiệu ứng, chọn loại hiệu ứng hoạt họa muốn áp dụng cho đối tượng văn bản.
Mục Thuộc tính, sẵn sàng khi một trong các hiệu ứng hoạt họa được áp dụng.
Hình 4.8
Thiết lập Vị trí và kích cỡ: Các thuộc tính vị trí và kích cỡ của đối tượng văn bản được thiết lập tương tự như thiết lập thuộc tính vị trí và kích cỡ của hình vuông (Xem phần hình vuông).
Hình 4.9
Hình 4.10
của hình vuông (Xem phần hình vuông).
Ngoài đường thẳng, hình vuông, hình tròn, nhóm các hình phẳng cơ bản còn có hình đa giác, đường cong, đường vẽ tự do. Bạn đọc có thể bổ sung chức năng vẽ các hình này vào Thanh công cụ Vẽ bằng chức năng Sửa thanh công cụ ở nút điều khiển (Xem hình 4.1). Cách vẽ và thiết lập thuộc tính cho các hình này tương tự như đường thẳng, hình vuông, hình tròn.
d)Thiết lập thuộc tính cho công thức toán
Quay trở lại công thức toán được đề cập ở Bài 3. Công thức toán cũng có thể được thiết lập các thuộc tính đường viền, màu nền như các khối hình vuông và hình tròn. Chọn công thức toán cần thiết lập thuộc tính, Bảng chọn Định dạng, chọn Khung/đối tượng; hoặc chọn mục Đối tượng trên Bảng chọn tắt của công thức toán. Hộp thoại Đối tượng hiện lên như hình 4.11.
Phân trang Viền, Phân trang Nền chứa các thuộc tính thiết lập đường viền và màu nền cho công thức toán. Các thuộc tính này được thiết lập tương tự như thiết lập thuộc tính đường viền và màu nền của hình vuông, hình tròn.
Ví dụ minh họa vẽ và tô màu tạo bóng cho hình vuông và hình tròn.
Hình 4.11
Hình minh họa vẽ hình vuông và hình tròn