Đồ thị và biểu đồ

Một phần của tài liệu Kỹ Năng Soạn Thảo Và Trình Bày Văn Bản (Trang 92 - 105)

Đồ thị và biểu đồ là dạng biểu diễn hình học của bảng số liệu. Đồ thị và biểu đồ giúp người đọc nắm bắt dễ dàng và nhanh chóng thông tin trên bảng số liệu, và hơn thế nữa đồ thị và biểu đồ còn giúp cho văn bản trở nên đẹp hơn, thu hút người đọc hơn.

Chức năng vẽ đồ thị và biểu đồ được Writer cung cấp qua tiện ích Trợ lý đồ thị. Để chèn đồ thị và biểu đồ vào văn bản, chọn bảng số liệu cần vẽ đồ thị hoặc biểu đồ, Bảng chọn Chèn, mục Đối tượng, chọn Đồ thị. Tiện ích Trợ lý đồ thị kích hoạt.

Bước 1- Kiểu đồ thị. Hình minh họa 5.7a.

Chọn kiểu đồ thị trong Trợ lý đồ thị, mỗi kiểu đồ thị lại có các dạng thể hiện và các thuộc tính khác

Hình 5.7a

Bước 2 – Phạm vi dữ liệu. Hình minh họa 5.7b

Mục phạm vi dữ liệu thể hiện vùng dữ liệu được sử dụng để vẽ đồ thị, người dùng có thể chỉnh sửa vùng dữ liệu này.

Lựa chọn Chuỗi dữ liệu theo hàng trong trường hợp mỗi phần tử dữ liệu được trình bày trên một cột của bảng số liệu. Lựa chọn Chuỗi dữ liệu theo cột trong trường hợp mỗi phần tử dữ liệu được trình bày trên một hàng của bảng số liệu (Cần phân biệt sự khác nhau giữa một phần tử dữ liệu và một trường dữ liệu, xem ở cuối bài học).

Lựa chọn Hàng đầu làm nhãn xác định hàng đầu tiên của của bảng số liệu dùng làm nhãn cho đồ thị.

Lựa chọn Cột đầu làm nhãn xác định cột đầu tiên tính từ trái sang phải của bảng số liệu được dùng làm nhãn cho đồ thị.

Nhấn nút Tiếp theo để chuyển sang bước ba.

Hình 5.7b

Hình 5.7c

Bước 3 – Chuỗi dữ liệu. Hình minh họa 5.7c.

Trong bước này, người dùng có thể tùy chỉnh phạm vi dữ liệu của từng chuỗi dữ liệu riêng.

Nhấn nút Tiếp theo để chuyển sang bước bốn.

Bước 4 – Phần tử đồ thị. Hình minh họa 5.7d.

Mục Tựa đề đặt tên cho đồ thị.

Mục Phụ đề bổ sung cho Tựa đề.

Mục Trục X, Trục Y đặt tên cho trục X, Y.

Hộp chọn Hiện chú giải được chọn để hiển thị chú giải trên đồ thị, các hộp chọn Trái, Phải, Đỉnh, Đáy xác định vị trí chú giải.

Mục Hiện lưới, các hộp chọn Trục X, Trục Y, Trục Z xác định lưới xuất hiện trên trục X, Y, Z.

Sau khi hoàn thành nhấn nút Kết thúc để hoàn thành đồ thị.

Ngay khi đồ thị vừa được tạo, khi chế độ đồ thị vẫn đang hiện hữu, vào Bảng chọn Định dạng, chọn Vùng đồ thị để thiết lập thuộc tính đường viền, nền và bóng cho đồ thị; chọn Kiểu đồ thị để thay đổi kiểu đồ thị; chọn Phạm vi dữ liệu để chỉnh sửa phạm vi dữ liệu của đồ thị.

Click trái chuột vào vùng văn bản bên ngoài đồ thị để trở về trạng thái soạn thảo văn bản ban đầu.

Trong trạng thái soạn thảo văn bản, vai trò của đồ thị tương tự như một đồ họa được chèn vào văn bản.

Các thuộc tính định dạng đồ thị được đặt trong Hộp thoại Đối tượng, vào Bảng chọn Định dạng, chọn Khung/Đối tượng để hiển thị Hộp thoại Đối tượng; Để quay lại sửa đổi đồ thị, Bảng chọn tắt của đồ thị, chọn mục Sửa.

Hình 5.7d

Phân biệt sự khác nhau giữa phần tử dữ liệu và trường dữ liệu. Xem Bảng doanh số của Công ty Phát Đạt.

Mặt hàng Mỹ Nhật Trung Quốc Việt Nam

Lúa 1 2 5 50

Gạo Thơm 0,5 3 6 30

Cà phê 3 0,1 0,3 10

Cao su 4 0,2 1 20

Hạt điều 2 1 5 40

Trong bảng doanh thu, chúng ta có hai cách lựa chọn phần tử dữ liệu.

Cách 1: Phần tử dữ liệu là Mặt hàng. Như vậy, trong bảng doanh thu trên có 5 phần tử dữ liệu, mỗi phần tử dữ liệu được trình bày trên một hàng, có các trường dữ liệu là Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Việt Nam.

Cách 2: Phần tử dữ liệu là một quốc gia. Như vậy, trong bảng doanh thu trên có 4 phần tử dữ liệu, mỗi phần tử dữ liệu được trình bày trên một cột, có các trường dữ liệu là Lúa, Gạo Thơm, Cà phê, Cao su, Hạt điều.

Việc xác định được phần tử dữ liệu và trường dữ liệu sẽ giúp lựa chọn Phạm vị dữ liệu và Chuỗi dữ liệu thích hợp cho đồ thị.

Bài tập 5

Bài 1: Tạo bảng kế hoạch làm việc trong tuần như bên dưới. Sau khi hoàn thành lưu với tên Ke_hoach.

Kế hoạch làm việc trong tuần từ ngày 1/7 đến ngày 7/7

Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu

Nguyễn Văn Cần Phân tích yêu cầu Thẩm tra

Kiểm thử

Bùi Trọng Kiệm Làm việc

với khách hàng

Thiết kế quan niệm

Lê Thanh Liêm Thiết kế chi tiết

Hồ Đức Chính Cài đặt ứng dụng

Bài 2: Tạo một bảng Đối tượng khách hàng của Công ty Đạt Thành như bên dưới. Sau khi hoàn thành lưu với tên Doi_tuong.

Mỹ Trung Quốc Pháp

Loại A Loại C Loại B

Khả năng tiêu thụ mạnh, mức chi tiêu cao

Khả năng tiêu thụ cao, mức chi tiêu thấp

Khả năng tiêu thụ vừa, mức chi tiêu cao

Bài 3: Tạo bảng doanh thu cho quán cà phê như bên dưới, bạn đọc có thể bổ sung thêm các các sản phẩm với số lượng tùy ý. Tính doanh thu trong ngày cho quán, biết rằng Thành tiền=Số lượng x Giá tiền;

Tổng cộng=Tổng các thành tiền. Sắp xếp theo chiều giảm dần của số lượng và thành tiền. Sau khi hoàn thành lưu với tên Ban_hang

Doanh thu thứ năm, ngày 4 tháng 8 năm 2016

Sản phẩm Số lượng Giá tiền (vnđ) Thành tiền(vnđ)

Cà phê đen 5 10000

Cà phê sữa 7 12000

Trà không độ 3 10000

Nước cam ép 5 18000

Tổng cộng

Bài 4: Tạo bảng báo cáo doanh số trong năm 2015 cho Công ty quốc tế Mỹ (USA Ultd) như bảng bên dưới. Vẽ biểu đồ hình cột từ bảng báo cáo này để thấy tốc độ tăng doanh số của doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành lưu với tên Doanh_thu. Chú ý: trục y là trục số lượng, trục x là trục quý I, quý II...

Quý I Quý II Quý III Quý IV

Thuốc lá (thùng) 10 15 20 30

Cà phê (kg) 100 120 150 200

Bia (lít) 500 700 800 1500

Rượu (lít) 100 120 200 500

Quý I Quý II Quý III Quý IV

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600

Thuốc lá (thùng) Cà phê (kg) Bia (lít) Rượu (lít)

B ài 6

Bố cục và dàn trang

Một văn bản luôn chứa đựng một nội dung cụ thể. Khi một văn bản được trình bày với một bố cục rối rắm, chỉ thuần túy là các dòng văn bản với các ký tự được sử dụng một cách đơn điệu thì văn bản sẽ làm cho người đọc cảm thấy nhàm chán và nội dung của văn bản sẽ không còn được chú ý, không ăn sâu vào tâm trí người đọc, thậm chí người đọc còn hiểu sai ý nghĩa mà văn bản truyền tải. Nếu văn bản được trình bày với một bố cục rõ ràng và sáng sủa cùng với các hình ảnh minh họa, các kiểu chữ có kiểu dáng và màu sắc hài hòa sẽ tạo được sự chú ý của người đọc, giúp cho người đọc có cái nhìn và hiểu đúng nội dung mà văn bản ẩn chứa. Và hơn thế, một văn bản được trình bày đẹp làm cho người đọc có ấn tượng sâu đậm về nội dung.

Trình bày văn bản là hình thức để văn bản tồn tại và thông qua hình thức đó nội dung văn bản được thể hiện. Một văn bản không thể tách rời khỏi một trình bày cụ thể bởi văn bản sẽ không tồn tại nếu không tồn tại hình thức thể hiện. Với nhiều người, trình bày văn bản được thực hiện theo thói quen, theo kinh nghiệm hay theo ý nghĩ của người biên soạn với mục đích thể hiện được nội dung văn bản trong suy nghĩ của họ. Nhưng để trình bày một văn bản thể hiện được đầy đủ các ý nghĩa hàm chứa bên trong và tạo được ấn tượng sâu đậm cho người đọc văn bản đó là một công việc tốn nhiều công sức và thời gian, bởi trình bày văn bản là một nghệ thuật, nghệ thuật bố cục và dàn trang.

Bố cục văn bản là công việc người biên soạn phải suy nghĩ và nêu ra văn bản có những nội dung gì, không nên có nội dung gì? Chủ đề của văn bản là gì, các thành phần nội dung có chủ đề hay không? Các chủ đề có quan hệ với nhau như thế nào, chủ đề nào trước, chủ đề nào sau, chủ đề nào cấp trên chủ đề nào? Nội dung của mỗi chủ đề có thể được thể hiện cô đọng bằng hình minh họa hay không?...

Dàn trang văn bản là công việc người biên soạn sắp xếp các chủ đề, các nội dung, các hình ảnh vào trong trang giấy sao cho hợp lý và thẩm mỹ. Dàn trang thường thực hiện các công việc: lựa chọn trang giấy, bao gồm: kích thước, hình dáng và màu sắc trang giấy; lựa chọn kiểu chữ, kích thước chữ, màu sắc chữ, vị trí đặt chủ đề chính; kiểu chữ, kích cỡ chữ, màu sắc chữ, vị trí đặt tiêu đề phụ và nội dung trên trang giấy; vị trí hình minh họa...

Nghệ thuật bố cục và dàn trang trong quá trình phát triển đã hòa quyện với nghệ thuật hội họa, nhiếp ảnh, đồ họa... và trở nên gần gũi với cuộc sống thường ngày tới mức nhiều người không nhận ra sự tồn tại của nghệ thuật này. Số lượng khổng lồ các sản phẩm ứng dụng nghệ thuật bố cục và dàn trang dễ dàng được tìm thấy trong kho đồ sộ các loại sách, tạp chí, báo và các ấn phẩm...; các sản phẩm sử dụng hàng ngày như bao bì, danh thiếp và thẻ...; trên các phương tiện truyền thông như những hình ảnh quảng cáo trên tivi...và cả trong một lĩnh vực non trẻ nhưng đang phát triển mạnh mẽ hiện nay, đó là website.

Một văn bản có nội dung gì, được trình bày như thế nào hoàn toàn do tác giả văn bản đó sáng tạo ra, các phần mềm soạn thảo văn bản không thể thay thế vai trò sáng tạo đó. Nhưng các phần mềm soạn thảo văn bản như Writer lại là công cụ lý tưởng để các tác giả và người biên soạn có thể tạo ra những trang văn bản có bố cục và dàn trang hoàn hảo.

Cách bố cục và dàn trang được sử dụng phổ biến và cũng trở thành nền tảng cơ bản được tác giả đề cập nhiều là sử dụng ngay chính các ký tự, đoạn văn và các đồ họa được thể hiện trực tiếp trên trang giấy.

Trong cách bố cục dàn trang này, các biện pháp được áp dụng là: thiết lập các thuộc tính về màu sắc, kiểu, kích cỡ của ký tự để áp dụng cho nội dung văn bản, tiêu đề văn bản, các ghi chú đặc biệt; thiết lập các thuộc tính canh lề, giãn cách dòng, nền, đường viền cho đoạn văn, khoảng cách giữa các đoạn văn; hình ảnh được chèn vào văn bản cần được thiết lập thuộc tính kích thước, vị trí, cách thức phân bố văn bản xung quanh (thuộc tính cuộn). Trong các văn bản gồm nhiều trang, các trang văn bản thường có bố cục và dàn trang tổng thể tương tự nhau. Ví dụ như bố cục và dàn trang quyển sách, các trang sách thường có

một văn bản dài có bố cục và dàn trang nhất quán xuyên xuốt, khung được sử dụng để bổ sung một khối văn bản có bố cục và dàn trang khác bố cục và dàn trang chung của văn bản.

Bố cục và dàn trang bằng bảng

Bảng có cấu trúc là một mạng lưới các ô được sắp xếp theo hàng và theo cột. Các ô dữ liệu trong bảng có thể trình bày cả văn bản và hình ảnh, những dữ liệu này cũng được thiết lập thuộc tính như những văn bản thông thường. Thêm vào đó các ô dữ liệu có thể gom nhóm tạo thành một ô dữ liệu lớn hơn hoặc được tách ra thành các ô dữ liệu nhỏ hơn. Từ những đặc điểm này, bảng trở thành một công cụ hữu ích để bố cục và dàn trang văn bản. Bảng có thể được dùng để dàn trang nội dung văn bản thành các cột hoặc dàn trang những phần nội dung đan xen nhau, móc nối với nhau không theo quy luật tuần tự. Xem ví dụ bên dưới.

Đoạn văn Đoạn văn

Đoạn văn

Hình ảnh

Đoạn văn Đoạn văn

Đoạn văn Hình ảnh

Bố cục và dàn trang với bảng có thể được áp dụng cho một phần văn bản hoặc toàn bộ văn bản.

Bố cục và dàn trang tự do

Trong cách bố cục và dàn trang này các khối văn bản cũng được xem như hình đồ họa, cùng với các hình đồ họa, chúng có thể được sắp xếp tự do trên trang văn bản tạo thành những bố cục tự do nhằm thể hiện ý tưởng trình bày của văn bản. Các khối văn bản trên thanh công cụ vẽ cùng các hình đồ họa, chữ nghệ thuật, hình ảnh (gọi chung đồ họa) là những thành phần được sử dụng chủ yếu trong cách bố cục và dàn trang này. Các đồ họa khi được đưa vào văn bản cần được thiết lập thuộc tính kích thước và vị trí chuẩn xác, thuộc tính thả neo thích hợp; khi văn bản có nhiều hình đồ họa, các hình có vị trí chồng nhau thì các hình cần được thiết lập thuộc tính sắp đặt xác định hình nào ở trên, hình nào ở dưới.

Trong lối bố cục và dàn trang này, người trình bày cần có những kiến thức về thiết kế mỹ thuật thì mới có thể thực hiện thành công.

Bài tập 6

Bài 1: Tạo trang có khổ rộng 15cm, cao 20cm, canh đều các lề 1cm. Soạn lại câu chuyện Hai Con Ếch.

Sau khi hoàn thành lưu với tên Hai_con_ech.

Một bầy ếch đi dạo trong rừng thì đột nhiên có hai con bị rơi xuống một cái hố sâu. Tất cả các con ếch còn lại đều vây quanh miệng hố để kéo chúng lên. Nhưng khi thấy

cái hố quá sâu, cả bầy liền nói với hai con ếch rằng chúng chỉ còn đường chết mà thôi.

Hai con ếch bỏ ngoài tai những lời bình luận đó và cố hết sức nhảy ra khỏi hố.

Những con ếch kia lại nói với chúng đừng nên phí sức nữa, rằng chúng chỉ còn đường chết.

Sau cùng, một con ếch phía dưới nghe theo những gì cả bầy đã nói, nó bỏ cuộc và ngã lăn ra chết trong sự tuyệt vọng.

Con ếch còn lại tiếp tục cố gắng nhảy.

Một lần nữa cả bầy súm lại thét lên khuyên nó hãy thôi.

Nó càng nhảy mạnh hơn nữa.

Cuối cùng, nó nhảy được ra khỏi hố.

Cả bầy vây quanh hỏi nó: “Anh không nghe chúng tôi nói gì hay sao ?”. Thì ra con ếch này bị nặng tai, nó tưởng cả bầy đã động viên

nó suốt khoảng thời gian vừa qua.

Bài 2: Tạo trang có chiều rộng 15cm, chiều cao 20cm, canh lề các bên 1cm. Soạn lại câu chuyện Đừng Vội Phán Xét, sau khi hoàn thành lưu với tên Dung_phan_xet.

Một con tàu du lịch gặp nạn trên biển, có một đôi vợ chồng rất khó khăn mới lên đến trước mũi thuyền cứu hộ, nhưng trên thuyền cứu hộ chỉ còn thừa duy nhất một chỗ ngồi.

Lúc này, người đàn ông để vợ mình ở lại còn mình nhảy lên thuyền cứu hộ. Những người trên thuyền đều rất phẫn nộ và chê bai người đàn ông nọ.

Người đàn ông được cứu sống trở về quê hương, một mình nuôi con gái trưởng thành.

Nhiều năm sau, ông ta mắc bệnh qua đời.

Người con gái lúc sắp xếp kỷ vật của bố đã phát hiện quyển nhật ký của ông. Hóa ra lúc mẹ và bố ngồi trên chiếc tàu ấy, người mẹ đã mắc bệnh nan y, trong giây phút quyết định, người bố đã giành lấy cơ hội sống duy nhất về mình.

Trong nhật ký viết rằng:”Anh ước gì anh và em có thể chìm xuống đáy biển, nhưng anh không thể. Vì con gái chúng ta, anh chỉ có thể để em một mình ngủ giấc ngủ dài dưới đáy đại dương sâu thẳm. Anh xin lổi.”.

Chuyện đời đừng vội phán xét ai.

Nhiều khi biểu hiện bên ngoài lại không như bản chất bên trong

Chuyện đời đừng vội phán xét ai.

Nhiều khi biểu hiện bên ngoài lại không như bản chất bên trong

Bài 3: Sử dụng bảng để dàn trang bức thư pháp chữ Tâm như bên dưới. Lưu với tên Thu_phap_chu_tam.

Nguyễn Du (1766- 1820),

Tên chữ Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, Biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ, Nam Hải điếu đồ.

Là một nhà thơ nổi tiếng và là nhà văn hóa lớn thời Lê mạt.

Thiện căn kia bởi lòng ta Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài

Tác giả Từ Hy Vọng Mượn hình ảnh thư pháp chữ Tâm Để minh họa cho phần bài tập bố cục văn bản với bảng.

Một phần của tài liệu Kỹ Năng Soạn Thảo Và Trình Bày Văn Bản (Trang 92 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)