CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA VÀ PHÊ DUYỆT QUYẾT
2.2.4 Kết quả thẩm tra và phê duyệt quyết toán đối với các dự án sử dụng vốn NSNN tại
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của cả nước, Tỉnh Bình Định đã không ngừng vươn lên và đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, đặc biệt là những biến đổi to lớn trong phát triển đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong một thời gian ngắn kể từ sau khi trở thành đô thị loại 1, bằng nhiều chính sách, cơ chế phù hợp, lãnh đạo thành phố đã tập trung chỉ đạo công tác quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, đẩy nhanh tiến độ xây dựng và nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị của thành phố theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa; nhiều tuyến đường huyết mạch được hình thành nhiều công trình có tầm vóc quy mô được khánh thành trong thời gian qua đã đem lại diện mạo hiện đại cho thành phố; nhiều khu đô thị, khu dân cư mới được hình thành đã góp phần đáp ứng nhu cầu về nhà ở, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Có thể nói, kết quả trên có sự đóng góp không nhỏ của Sở Tài Chính tỉnh Bình Định nói chung. Đặc biệt khi trong thời gian gần đây có rất nhiều dự án lớn nhỏ được triển khai đem lại sự kì vọng rất lớn.
Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể về kết quả của công tác thẩm tra và phê duyệt quyết toán tại Sở Tài Chính tỉnh Bình Định để thấy được những nỗ lực của Ban lãnh đạo cùng với tập thể nhân viên Sở Tài Chính trong những thành tựu của Tỉnh.
2.2.4.1 Giá trị được duyệt
Đối với một dự án hoàn thành thuộc NSNN thì vấn đề giá trị được duyệt có ảnh hưởng rất lớn. Bởi vì, giá trị được duyệt là số tiền thực tế mà nhà đầu tư nhận được sau khi hoàn thành dự án. Tuy nhiên, không phải bất cứ nhà đầu tư nào cũng đưa ra những đề nghị quyết toán đối với thực tế vì cả lí do khách quan lẫn chủ quan. Vì thế công tác thẩm tra ở đây có ý nghĩa lớn nhằm xem xét, kiểm tra, đánh giá một cách khách quan, chính xác giá trị không những không làm thiệt hại lợi ích của nhà đầu tư mà còn tiết kiệm một khoản không nhỏ cho ngân sách chưa kể trong quá trình xem xét còn có thể đánh giá được chất lượng dự án.
Tại Sở Tài Chính tỉnh Bình Định công tác thẩm tra và phê duyệt quyết toán được đánh giá dựa trên các giá trị dự toán, giá trị đề nghị quyết toán, giá trị được duyệt. Bảng dưới đây sẽ cho thấy khái quát tổng quan về các giá trị này trong giai đoạn 2011-2013.
Bảng2.1 Giá trị được duyệt dự án hoàn thành sử dụng vốn NSNN giai đoạn 2011- 2013
Đơn vị tính: Đồng
Năm Tổng dự toán Đề nghị quyết toán Giá trị được duyệt
2011 815.632.431.729 792.131.923.815 751.043.946.787
2012 1.250.905.665.396 1.235.031.604.173 1.216.514.096.345
2013 1.531.972.248.211 1.292.179.370.030 1.289.306.287.926
( Tổng hợp từ thống kê chi tiết phòng Tài Chính Đầu Tư) Nhìn vào bảng trên ta thấy, năm 2011 tổng dự toán là hơn 815 tỷ đồng trong khi đề nghị quyết toán là hơn 792 tỷ đồng , giá trị được duyệt hơn 751 tỷ
đồng. Tiết kiệm được cho ngân sách số tiền hơn 41 tỷ đồng. Đây là một con số rất khích lệ với ngân sách.
Năm 2012 tổng dự toán là hơn 1.250 tỷ đồng, tăng 54,36 % so với năm 2011, đề nghị quyết toán hơn 1.235 tỷ đồng, tăng 55,93 % so với năm 2011, giá trị được duyệt hơn 1.216 tỷ đồng, tăng 61,91%. Tiết kiệm được cho Ngân sách hơn 18 tỷ đồng.
Năm 2013 tổng dự toán là hơn 1.531 tỷ đồng, tăng 22,48% so với năm 2012, đề nghị quyết toán hơn 1.292 tỷ đồng, tăng 4,6% so với năm 2012, giá trị được duyệt hơn 1.289 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2012. Tiết kiệm được gần 3 tỷ đồng.
Rõ ràng nhìn vào giá trị dự toán có thể sự phát triển mạnh của các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN trong giai đoạn này của Tỉnh, dù trong giai đoạn khó khăn nhưng rõ ràng điều này thể hiện rõ khả năng thu hút đầu tư của Tỉnh.
Trong giai đoạn 3 năm này chúng ta có thể thấy rõ mặc dù phần giá trị dự toán tăng trưởng không đều nhưng vẫn đánh giá là tăng trưởng quá mạnh đặc biệt là năm 2012.Đó là vì trong thời gian qua, công tác cải cách hành chính tỉnh Bình Định đã đạt được những kết quả toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Sở máy cơ quan nhà nước các cấp, cải thiện môi trường đầu tư, phòng chống các hiện tượng nhũng nhiễu, tiêu cực.
Tuy nhiên chúng ta có thể thấy sự tăng trưởng không cân xứng của giá trị quyết toán và giá trị được duyệt trong thời gian này. Chênh lệch giữa giá trị được duyệt và giá trị quyết toán giám dần qua các năm 2011 là hơn 41 tỷ, 2012 là hơn 18 tỷ, năm 2013 là gần 3 tỷ rõ ràng là thụt lùi nhưng đây là sự thụt lùi mang tính tích cực, vì trong giai đoạn giá trị chênh lệch giữa giá trị quyết toán và giá trị dự toán là 2011 hơn 23 tỷ, năm 2012 là hơn 15 tỷ, năm 2013 là 239 tỷ rõ ràng cho thấy sự hiệu quả của công tác thẩm tra và phê duyệt quyết toán. Vì phần đề nghị
quyết toán là của nhà đầu tư nên chúng ta có thể thấy rằng phần đề nghị quyết toán của các nhà đầu tư càng ngày càng sát với thực tế hơn và tiêu chí này thể hiện rất rõ sự hiệu quả công việc.
2.2.4.2 Kết quả thẩm tra chi phí
Trong công tác thẩm tra và phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành thì phần thẩm tra chi phí đóng vai trò rất quan trọng với việc quyết toán và ảnh hưởng rất lớn đến giá trị được duyệt trong dự án. Đây là một công việc khó khăn vì để thẩm tra được một loại chi phí đòi hỏi sự am hiểu rất lớn vì mỗi loại chi phí đòi hỏi một cách xác định khác nhau và thay đổi theo thời gian đòi hỏi yêu cầu cao đối với cán bộ Sở thực hiện.
Bảng2.2 Kết quả thẩm tra chi phí giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính : đồng
Năm 2011 2012 2013
Chi phí xây dựng 569.207.857.743 769.375.126.372 1.059.721.332.069 Chi phí thiết bị 120.581.256.100 102.321.312.934 44.809.097.000 Chi phí QLDA 10.147.557.000 22.939.274.668 40.691.199.310 Chi phí TVDT 29.900.100.038 37.283.187.231 57.222.402.697 Chi phí BTGPMT 9.588.299.000 125.179.429.942 69.288.556.900 (Tổng hợp từ thống kê chi tiết phòng tài chính đầu tư) Năm 2011 chi phí xây dựng là hơn 569 tỷ đồng, chi phí thiết bị là hơn 120 tỷ đồng,chi phí quản lí dự án là hơn 10 tỷ đồng, chi phí TVDT hơn 29 tỷ đồng, chi phí BTGPMT là hơn 9 tỷ đồng
Năm 2012 chi phí xây dựng là hơn 769 tỷ đồng, tăng 35,15% so với năm 2011, chi phí thiết bị là hơn 102 tỷ đồng, giảm 14,89% so với năm 2011, chi phí quản lí dự án là hơn 22 tỷ đồng, tăng 126,06% so với năm 2011, chi phí TVDT là hơn 37 tỷ đồng, tăng 24,69% so với năm 2011, chi phí BTGPMT là hơn 125 tỷ đồng, tăng hơn 12 lần so với năm 2011.
Năm 2013 chi phí xây dựng là hơn 1.059 tỷ đồng, tăng 37,74% so với năm 2011, chi phí thiết bị là hơn 44 tỷ đồng, giảm 56,2% so với năm 2011, chi phí quản lí dự án là hơn 40 tỷ đồng,tăng 77,39% so với năm 2011, chi phí TVDT là hơn 57 tỷ đồng, tăng 53,48% so với năm 2011, chi phí BTGPMT là hơn 69 tỷ đồng, giảm 44,65% so với năm 2011.
Trong giai đoạn 2011-2013 ta có thể thấy chi phí xây dựng, chi phí TVDT và chi phí QLDA có xu hướng tăng với tốc độ cao trong khi chi phí thiết bị ngược lại có xu hướng giảm ở tốc độ cao. Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng thì lại tăng đột biến trong năm 2012. Điều này thể hiện rõ sự đầu tư về kinh tế trong giai đoạn này ở khu vực công thiên về xây dựng, sữa chữa nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật chứ không phải quy mô hay chất lượng sản xuất của các đơn vị cơ quan thuộc nhà nước. Điều này thể hiện tầm nhìn chính xác của các nhà lãnh đạo Tỉnh vì Tỉnh tuy nằm trong vùng kinh tế trọng điểm nhưng kinh tế lại phụ thuộc vào khu vực nông nghiệp, xuất phát điểm kinh tế của Tỉnh còn thấp, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng giúp khả năng thu hút đầu tư của Tỉnh tốt hơn, sẽ dễ dàng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
2.2.4.3 Kết quả thanh toán
Khi quyết toán cho một dự án thì cần phải có một khoản thời gian để thực hiện công tác thẩm tra và phê duyệt trước khi nhận được tiền thanh thoán. Trong thực tế, các dự án khi được phê duyệt gần như được thanh toán trong vòng một tuần có khi còn nhanh hơn . Tổng vốn thanh toán thể hiện số tiền thực tế mà nhà nước bỏ ra đầu tư, nguồn gốc vốn của Tỉnh thể hiện một phần ngân sách Tỉnh chi cho đầu tư, nguồn gốc TW thể hiện mức độ chi của TW cho việc phát triển của Tỉnh, vốn khác gồm các vốn khắc phục lũ lụt,hỗ trợ khắc phục hậu quả hạn hán, vốn IDA v.v…
Bảng sau đây sẽ cho thấy số vốn thanh toán và nguồn gốc của nó.
Bảng 2.3 Kết quả thanh toán vốn dự án hoàn thành giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: Đồng
Năm Tổng vốn đã thanh toán
Vốn có nguồn gốc Ngân Sách Tỉnh
Vốn có nguồn gốc ngân sách TW
Vốn Khác 2011 704.897.930.173 61.965.914.000 346.523.827.073 296.408.189.100 2012 1.057.098.331.147 105.367.278.128 367.213.894.982 584.517.158.037 2013 1.220.598.540.396 143.427.669.200 399.533.584.400 677.637.286.796
(Tổng hợp từ thống kê chi tiết phòng tài chính đầu tư)
Nhận xét:
Năm 2011 tổng vốn thanh toán là hơn 704 tỷ đồng trong đó vốn có nguồn gốc ngân sách tỉnh là hơn 61 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8,7%, vốn có nguồn gốc ngân sách TW hơn 346 tỷ đồng,chiếm tỷ trọng 49,16%, vốn khác hơn 296 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 42,14%.
Năm 2012 tổng vốn thanh toán 1.057 tỷ đồng, tăng 49,96% so với năm 2011,vốn có nguồn gốc ngân sách tỉnh là hơn 105 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9,97%,tăng 70,04% so với năm 2011, vốn có nguồn gốc ngân sách TW hơn 367 tỷ đồng,chiếm tỷ trọng 34,74%,tăng 5,97% so với năm 2011, vốn khác hơn 584 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 55,29%, tăng 97,2% so với năm 2011
Năm 2013 tổng vốn thanh toán hơn 1.220.598.540.396, tăng 15,47% so với năm 2012 trong đó vốn có nguồn gốc ngân sách tỉnh là hơn 143 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 11,75%, tăng 36,1% so với năm 2012,vốn có nguồn gốc ngân sách TW hơn 399 tỷ đồng,chiếm tỷ trọng 32,73%, tăng 8,8% so với năm 2012 ,vốn khác hơn 677 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 55,52%, tăng 15,93% so với năm 2012.
Trong giai đoạn này rõ ràng có sự chuyển dịch tỷ trọng theo xu hướng từ vốn thuộc TW chiếm chủ yếu sang vốn khác. Đây cũng là hiện thực ở Việt Nam, đáng chú ý là tỷ trọng vốn thuộc ngân sách tỉnh có tỷ trọng ngày càng cao điều này thể hiện việc chi đầu tư của Tỉnh cho các dự án ngày càng được coi trọng trong khi nguồn vốn thuộc ngân sách TW tỷ trọng ngày càng giảm. Sở dĩ có hiện
tượng này là do vốn khác tức là khoản tiền khắc phục hậu quả, cho thuê đất dự án hay vốn IDA có sự gia tăng đột biến. Vai trò của nhà nước rất quan trọng nhưng thay vì sử dụng vốn ngân sách thì đi vay nước ngoài với lãi suất thấp ưu đãi để đầu tư, sự gia tăng đột biến của vốn IDA trong năm 2012, 2013 là dấu hiệu tích cực chứng tỏ sự quan tâm của TW đối với Tỉnh.