Một số định hướng nhằm hoàn thiện công tác

Một phần của tài liệu “Thực trạng công tác thẩm tra và phê duyệt quyết tại NSNN tỉnh bình định (Trang 71 - 77)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA VÀ PHÊ DUYỆT QUYẾT

2.5 Một số định hướng nhằm hoàn thiện công tác

Thứ nhất, nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư và nhà thầu.

Các cán bộ thẩm tra thực hiện công tác đôn đốc và phối hợp nhằm nhắc nhở các chủ đầu tư và nhà thầu thực hiện đúng và kịp thời các quy trình cũng

như yêu cầu của công tác thẩm tra. Tiến hành kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các trường hợp nhà đầu tư vi phạm hoặc chậm trễ nhiều lần.

Thứ hai, nâng cao chất lượng khai thác, xủ lý và lưu trữ thông tin .

Thông tin là một yếu tố rất quan trọng để tiến hành công tác thẩm định và là điều kiện tiên quyết để lựa chọn được những dự án đầu tư có chất lượng tốt.

Sở Tài Chính cũng có thể đa dạng hóa nguồn thông tin từ các bạn hàng của đối tác để nắm được tình hình tài chính, quan hệ thanh toán, tư cách, uy tín và năng lực của nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với đó là việc thuê các công ty kiểm toán có uy tín xác định tính chính xác và trung thực của các báo cáo tài chính.

Sở Tài Chính cũng cần thiết lập quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư của một số nước để trao đổi thông tin, kinh nghiệm, đẩy mạnh quan hệ với các công ty tư vấn pháp luật, dịch vụ tư vấn để có nguồn thông tin và có sự trợ giúp trong công tác xây dựng luật và vận động đầu tư. Bên cạnh đó, thiết lập và duy trì mối quan hệ lâu dài với các đối tác có thể trợ giúp cũng là một trong những giải pháp không kém phần hiệu quả để giải quyết vấn đề thiếu hụt thông tin. Việcthiết lập được mối quan hệ lâu dài sẽ giảm chi phí và thời gian thu thập thông tin, chưa kể đến thông tin thu thập được chắc chắn sẽ có tính chính xác cao hơn. Trong phạm vi quốc gia, đầu tư sử dụng vốn Ngân sách nhà nước là một hoạt động phức tạp, liên quan đến thẩm quyền và trách nhiệm của những cơ quan quản lý khác nhau. Vì vậy để tạo được nguồn thông tin tốt cho công tác thẩm định cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước ở các cấp. Vấn đề then chốt là nhằm đảm bảo duy trì chế độ báo cáo định kỳ theo quy định. Ngoài chế độ báo cáo thống kê theo quy định chung của nhà nước, các Sở Tài Chính cần có báo cáo và thông tin nhanh về tình hình đầu tư trên địa bàn để Sở Tài Chính kịp thời nắm bắt và xử lý các vấn đề phát sinh.

Những năm gần đây, chúng ta đã có một bước nhảy vọt trong ngành viễn thông, trong mạng thông tin kinh tế giúp cho việc khai thác thông tin được nhanh chóng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa có một định huớng cụ thể, chưa có một hoạch định đúng đắn để mạng thông tin toàn cầu phục vụ đắc lực và tối đa cho các cơ quan cần nắm bắt thông tin như cơ quan thẩm định.Để có được nguồn thông tin tốt thì vấn đề lưu trữ và xử lý thông tin cũng hết sức quan trọng.

Với sự giúp đỡ của công nghệ tin học, Sở Tài Chính cần xây dựng và không ngừng hoàn thiện những phương pháp thu thập, phân tích, xử lý và lưu trữ thông tin có hiệu quả.

Xây dựng một hệ thống cung cấp thông tin, báo cáo nội Sở thuận tiện hiện đại, phải làm sao để thông tin được thông suốt trong toàn Sở hệ thống các phòng ban. Những thông tin cần thiết liên quan đến nhiều dự án có thể được truy cập một cách nhanh chóng.

Tổ chức hệ thống thu thập thông tin, xử lý, lưu trữ và quản lý thông tin nhăm trao đổi cung cấp kịp thời phục vụ cho công tác thẩm định, đồng thời có khuyến cáo sớm những thông tin dự báo cần thiết.

Phòng Tài Chính- Đầu Tư cần xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu riêng cho hoạt động thẩm tra. Trong dó phải tập hợp, lưu trữ thông tin cần thiết về ngành, lĩnh vực, tình hình kinh tế các khu vực khác nhau trong cả nước, phát triển theo hướng lấy thông tin theo ngành dọc từ các Sở của các địa phương sau đó truyền về sắp xếp lại thông qua mạng nội Sở.

Trung tâm thông tin của các Sở đã và đang là một nguồn cung cấp thông tin quan trọng phục vụ không nhỏ cho công tác. Tuy nhiên cũng cần phải cải tiến hơn nữa hoạt động của đội ngũ nhân viên trong việc khai thác và xử lý các thông tin trên mạng máy tính, đồng thời nâng cấp hệ thống máy tính để khai thác có hiệu quả hơn nguồn thông tin cả về số lượng và chất lượng

Thứ ba, về xác định các tiêu chuẩn trong phân tích thẩm tra, đánh giá dự án Để thẩm định đánh giá dự án, vấn đề quan trọng và cần thiết là việc sử dụng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Việc sử dụng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần phải giải quyết hai vấn đề là định lượng và xác định tiêu chuẩn để đánh giá của các chỉ tiêu đó. Khâu yếu trong công tác thẩm định hiện nay chính là hai vấn đề trên. Để khắc phục mặt yếu kém này, cần phải có một số giải pháp kịp thời và đòi hỏi sự nỗ lực phối hợp của các cơ quan chuyên môn có liên quan:các chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu và phương pháp tính các chỉ tiêu đánh giá kinh tế, chỉ tiêu đánh giá về các yếu tố xã hội….

+ Xây dựng các chỉ tiêu hướng dẫn hoặc các tiêu chuẩn áp dụng cho từng loại hình dự án, đặc biệt là các chỉ tiêu phân tích tài chính.

+ Phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường và các cơ quan khác có liên quan trong việc khai thác các thông tin về các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật có tính chất kinh nghiệm, thực tế trong và ngoài nước, đặc biệt là các thông tin về công nghệ, thiết bị, giá cả các loại vật tư thiết bị, các tỷ lệ chi phí tư vấn, chuyển giao công nghệ.

Những điểm này cần phải được đặc biệt chú trọng đối với các cơ quan đầu tư tổng hợp các Sở như Sở tài chính, Sở xây dựng, Sở thương mại, Sở khoa học công nghệ môi trường, Sở Nông Nghiệp và cả các địa phương( huyện, thành phố). Việc nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn và các chỉ tiêu hướng dẫn là rất cần thiết cho công tác thẩm định, bởi chúng chính là những cơ sở cho việc đánh giá dự án.

Thứ tư,về cải cách thủ tục hành chính.

Tuy trong những năm qua công tác cải cách thủ tục hành chính đã được quan tâm nhưng để làm cho công tác thẩm định thêm tiện lợi, nhanh chóng và chính xác, cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ cải cách thủ tục hành chính, khắc phục

sự trì trệ trong các cơ quan quản lý nhà nước, đơn giản hoá các thủ tục hành chính theo nguyên tắc “một cửa”, “một đầu mối”. Khi tiến hành thẩm tra dự án, các cơ quan cần tiến hành đồng thời, nếu chấp nhận chẳng hạn về quyền sử dụng đất cần phải tiến hành giải phóng mặt bằng ngay để khi nhận được quyết định đầu tư có thể đưa dự án vào thực hiện.

Cơ quan phụ trách thẩm tra là cơ quan duy nhất tiếp nhận hồ sơ và giải quyết các công việc tiếp theo.Về hồ sơ thẩm tra dự án đầu tư, các cơ quan chức năng phải thông báo công khai các loại giấy tờ cần có, do Sở Tài Chính công bố, nhà đầu tư phải đăng ký theo mẫu của Sở Tài Chính. Nên chăng cần tiến tới tiêu chuẩn hoá và thống nhất hoá thủ tục phê duyệt và cấp giấy phép đầu tư từ địa phương đến trung ương và phổ biến rộng rãi các tiêu chuẩn ấy trong và ngoài nước.

Thứ năm, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ Sở thẩm định.

Một trong những yếu tố khiến cho công tác thẩm tra dự án để công tác thẩm định được tốt hơn, cán bộ Sở thẩm định phải thường xuyên cập nhật những kiến thức mới, những quy định mới nhất của nhà nước có liên quan đến lĩnh vực đầu tư. Đây là những quy định có tính chất nghiêm ngặt và chặt chẽ để bảo vệ lợi ích của nhà nước, của chủ đầu tư và của cả cộng đồng. Bên cạnh đó, một nhiệm vụ không thể thiếu được và mang tính cấp bách là đẩy mạnh công tác đào tạo.

Công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Sở, nâng cao trình độ nghiệp vụ từ trước đến nay vẫn luôn được Sở Tài Chính quan tâm và luôn được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọngCác cán bộ Sở của Sở nói chung và cán bộ Sở chuyên trách công tác thẩm tra nói riêng đều đã được cử đi đào tạo ở nhiều loại hình khác nhau, cả trong và ngoài Tỉnh. Tuy nhiên với nhu cầu đòi hỏi cấp bách hiện nay đối với đội ngũ làm công tác thẩm định dự án, thiết thực nhất vẫn là phải mở thêm các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Sở chuyên môn.

Bên cạnh việc trang bị hệ thống lý thuyết đầy đủ và cập nhật, cần chú trọng kỹ năng thực hành bằng các chương trình phần mềm thẩm định trực tiếp trên máy vi tính với những ví dụ thực tế, cụ thể hơn là phương pháp truyền đạt một chiều sẽ không kích thích được tính tích cực, chủ động và không đạt được mục tiêu nâng cao kỹ năng thực hành cho đối tượng đang làm công tác thực tế.

Với các lớp học, chương trình tập huấn nghiệp vụ hạn chế về chỉ tiêu, cần ưu tiên tuyển chọn những cán bộ Sở đã được trang bị hoặc đã có tích luỹ kiến thức tương đối về thẩm định dự án, có khả năng tiếp thu và hướng dẫn lại nghiệp vụ khi về công tác tại cơ quan. Có như vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Sở thẩm định mớmới mang lại kết quả thiết thực và tiết kiệm được chi phí.

Một số giải pháp khác:

Có chế độ lương và chế độ thưởng thích hợp để khuyến khích các cán bộ làm công tác thực hiện tốt công việc. Nêu gương người tốt việc tốt nhằm nhân rộng tấm gương tốt trong công việc.

Thông báo thường xuyên và kịp thời cho các chủ đầu tư những thay đổi trong chính sách cũng như chế độ pháp luật để chủ đầu tư có thể nắm bắt kịp thời.

Tăng cường chủ động quan tâm cũng như đôn đốc đối với các chủ đầu tư không làm hồ sơ quyết toán để công tác thẩm tra kịp thời nắm bắt thông tin tránh tình trạng hoàn thành dự án lâu rồi mới quyết toán.

Một phần của tài liệu “Thực trạng công tác thẩm tra và phê duyệt quyết tại NSNN tỉnh bình định (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w