Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm tra và phê duyệt quyết toán đối với các dự án sử dụng vốn NSNN tại Sở Tài Chính Tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu “Thực trạng công tác thẩm tra và phê duyệt quyết tại NSNN tỉnh bình định (Trang 58 - 66)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA VÀ PHÊ DUYỆT QUYẾT

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm tra và phê duyệt quyết toán đối với các dự án sử dụng vốn NSNN tại Sở Tài Chính Tỉnh Bình Định

2.3.1 Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến công tác thẩm tra và phê duyệt quyết toán đối với các dự án sử dụng vốn NSNN tại Sở Tài Chính Tỉnh Bình Định

2.3.1.1 Môi trường pháp lý tại Tỉnh Bình Định

Một trong những điểm nhấn trở thành dấu ấn lớn của Bình Định được các nhà đầu tư đánh giá cao là những cải cách môi trường kinh doanh mang tính đột phá, mang lại cảm hứng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước; trong đó phải kể đến những thành công trong cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

Trước tình hình liên tục bị sụt giảm thứ hạng trên bảng xếp hạng PCI, trong 2 năm 2011 và 2012, UBND tỉnh Bình Định đã phối hợp với VCCI tổ chức nhiều đợt hội thảo để tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp để khắc phục tình trạng sụt giảm thứ hạng. Ngoài ra, để góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và vị trí trong bảng xếp hạng, UBND tỉnh cũng đã ban hành nhiều văn bản, chỉ thị để chỉ đạo điều hành các sở ngành, chính quyền đia phương quan tâm tạo điều kiện tháo gỡ, giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc và kiến nghị của doanh nghiệp; tổ chức gặp gỡ, đối thoại doanh nghiệp theo cụm, địa bàn và nhóm ngành nghề, sản phẩm để tiếp thu, lắng nghe ý kiến phản hồi từ các doanh nghiệp, từ đó có chủ trương điều chỉnh, bổ sung phù hợp, làm hài lòng nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Với sự nỗ lực của các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu mang lại hiệu quả tích cực. Bảng xếp hạng PCI năm 2012, Bình Định xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố, tăng 34 bậc so với năm 2011, thuộc nhóm Tốt trong bảng xếp hạng và được xếp ở vị trí cao nhất của các tỉnh, thành phố thuộc khu vực miền Trung.

Trong đó, tiêu chí gia nhập thị trường có số điểm đạt tuyệt đối, đứng đầu cả nước. Ngoài ra Bình Định cũng đã được trao Giấy chứng nhận địa phương cải thiện chất lượng điều hành kinh tế tốt nhất năm Việt Nam năm 2012. Riêng kết quả đánh giá Chỉ số quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2012, tỉnh xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố; tăng 8 bậc so với năm 2011, thuộc vào nhóm tỉnh có thứ hạng cao.

Để đạt được kết quả như vậy, Bình Định xác định doanh nghiệp là đối tác, là người đồng hành trong quá trình phát triển KT - XH của địa phương và là người trực tiếp “chấm điểm” sự điều hành của UBND tỉnh. Trong năm 2011 và 2012, ngoài việc yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, điều hành và tăng cường giải quyết, hỗ trợ doanh nghiệp theo Chỉ thị số 07/CTUBND của UBND tỉnh, UBND tỉnh đã phân công Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh tập trung tháo gỡ, giải quyết các khó khăn vướng mắc có liên quan trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đồng thời chỉ đạo các cơ quan liên quan tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp được tiếp cận kịp thời các thông tin về quy hoạch, chủ trương, chính sách phát triển KT - XH của tỉnh

2.3.1.2 Phương pháp thẩm tra quyết toán dự án theo quy định của nhà nước Trong phương pháp thẩm tra và phê duyệt quyết toán tại Tỉnh thì phải tuân theo 2 văn bản sau: thông tư 04/2014/TT-BTC, Quyết định số 21/2010/QĐ- UBND ngày 07/9/2010 của UBND Tỉnh.

Sau khi thẩm tra quyết toán, cơ quan thẩm tra quyết toán lập hồ sơ trình duyệt quyết toán dự án hoàn thành để trình người có thẩm quyền phê duyệt. Hồ sơ trình phê duyệt quyết toán gồm có: Báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán, dự thảo quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành và các tài liệu do chủ đầu.

Nhìn chung phương pháp chung để thẩm tra là so sánh, đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực đã được quy định bởi pháp luật và các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật thích hợp cũng như các kinh nghiệm thực tế.

2.3.1.3 Thông tin

Ngày nay thì công tác thông tin phát triển mạnh nhưng tại Tỉnh thì vẫn còn nhiều khó khăn đối với các cán bộ Sở thực hiện công tác vì rất khó nắm bắt dễ dàng chính xác như yêu cầu công việc. Để nắm bắt được thông tin đòi hỏi các cán bộ Sở phải bỏ nhiều công sức.

Các cán bộ Sở phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhưng phải tự thân đi chứ về công tác thông tin truyền thông thì tại Tỉnh chưa mạnh, phải phối hợp với nhiều cơ quan, sở khác cũng như người dân để có thể nắm bắt thông tin. Hệ thống sao lưu thông tin còn nhiều bất cập nên rất khó khăn ở giai đoạn này.

Hi vọng trong thời gian tới hệ thống thông tin truyền thông tại Tỉnh sẽ có sự phát triển về cả chất và lượng để có thể giúp các cán bộ Sở thu thập thông tin dễ dàng và chính xác để có thể hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình.

2.3.1.4 Quản lí nhà nước đối với các dự án đầu tư tại Sở Tài Chính Bình Định

Về phân công, phân cấp và biện pháp quản lý:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư trong phạm vi cả nước.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư.

- Các Sở, cơ quan ngang Sở trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư đối với lĩnh vực được phân công.

- Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ.

- Nhà nước Quản lý đầu tư theo quy hoạch. Chính phủ quy định về tổ chức lập, trình duyệt các quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Dự án đầu tư phải tuân thủ quy hoạch kết cấu hạ tầng - kỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác.

Quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm phải phù hợp với lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư, lĩnh vực đầu tư có điều kiện và lĩnh vực cấm đầu tư quy định tại các điều 27, 28, 29 và 30 của Luật Đầu tư và là định hướng để nhà đầu tư lựa chọn, quyết định đầu tư.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quy hoạch có trách nhiệm công bố công khai các quy hoạch liên quan đến hoạt động đầu tư trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đối với dự án đầu tư chưa có trong các quy hoạch quy định tại Điều này, cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có trách nhiệm làm đầu mối làm việc với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quy hoạch để trả lời cho nhà đầu tư trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhà đầu tư có yêu cầu.

Hoạt động xúc tiến đầu tư của các cơ quan nhà nước các cấp được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Kinh phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư của các cơ quan nhà nước được cấp từ ngân sách nhà nước.

Nội dung, quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư:

• Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về đầu tư phát triển để huy động và điều tiết các nguồn lực cho đầu tư phát triển.

• Ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư; xây dựng các tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật liên

quan đến hoạt động đầu tư; giám sát việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư; tổng hợp, kiến nghị hoặc huỷ bỏ các văn bản pháp luật không còn phù hợp hoặc do các cấp ban hành không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung không phù hợp.

• Thực hiện quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế, đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động đầu tư theo quy định pháp luật về điều ước quốc tế.

• Quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến đầu tư; xây dựng hệ thống thông tin quốc gia phục vụ hoạt động đầu tư.

• Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư; quản lý thống nhất hoạt động đăng ký đầu tư và cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

• Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật đầu tư đối với hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư và hoạt động của nhà đầu tư.

• Hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư và giải quyết những vướng mắc, yêu cầu của nhà đầu tư trong quá trình hoạt động đầu tư.

• Đánh giá tác động và hiệu quả kinh tế vĩ mô của hoạt động đầu tư.

• Phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong quản lý hoạt động đầu tư.

• Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tăng cường năng lực quản lý đầu tư cho hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư các cấp.

• Giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư theo thẩm quyền. Khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động đầu tư hoặc xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.

Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư:

• Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư trong phạm vi cả nước; chỉ đạo xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển theo ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế; ban hành chính sách, văn bản

quy phạm pháp luật về đầu tư; phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư cho các Sở, ngành và địa phương;

• Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Sở, ngành và địa phương thực hiện luật pháp, chính sách về đầu tư; phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt quy hoạch; quyết định chủ trương đầu tư đối với những dự án đầu tư thuộc thẩm quyền; quyết định hoặc cho phép thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế; chỉ đạo giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình điều hành, quản lý hoạt động đầu tư vượt quá thẩm quyền của các Sở, ngành và địa phương.

• Thủ tướng Chính phủ, các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế có chương trình đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư.

• Các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ban Quản lý có trách nhiệm quản lý, hướng dẫn hoạt động đầu tư trong lĩnh vực và địa bàn theo thẩm quyền; bảo đảm thủ tục đầu tư minh bạch, đơn giản, đúng thời hạn.

• Các Sở, cơ quan ngang Sở, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không được ban hành các văn bản quy định lĩnh vực cấm đầu tư, lĩnh vực đầu tư có điều kiện và các ưu đãi đầu tư không đúng với quy định của pháp luật.

Nhìn chung quản lí nhà nước tại Tỉnh trong giai đoạn này rất tốt. Trong thời gian qua, công tác cải cách hành chính tỉnh Bình Định đã đạt được những kết quả toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Sở máy cơ quan nhà nước các cấp, cải thiện môi trường đầu tư, phòng chống các hiện tượng nhũng nhiễu, tiêu cực. Để nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, Sở Tài Chính sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13/CT-UBND của UBND tỉnh đã ban hành ngày 8/8/2013 về đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức và cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính tỉnh giai đoạn 2011 – 2015.

Theo đó, Sở Tài Chính Tỉnh đang tích cực xây dựng đồng Sở các biện pháp nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính theo hướng một cửa, một cửa liên thông. Bố trí cán bộ Sở, công chức, viên chức có đủ trình độ, năng lực và có phẩm chất đạo đức tốt làm việc tại Sở phận tiếp nhận và trả kết quả, tại những đầu mối giải quyết thủ tục hành chính; thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung các thủ tục hành chính theo quy định; thực hiện nghiêm việc niêm yết công khai, minh bạch về quy trình, thủ tục, thời gian giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức; xử lý kịp thời những kiến nghị, phản ánh của nhân dân, doanh nghiệp đối với các quy định và công tác giải quyết thủ tục hành chính.

2.3.2 Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến công tác thẩm tra và phê duyệt quyết toán đối với các dự án sử dụng vốn NSNN tại Sở Tài Chính Tỉnh Bình Định

2.3.2.1 Đội ngũ thẩm tra và quyết toán dự án tại Sở Tài Chính Bình Định

Nhân tố con người chính là trung tâm của hiệu quả công việc. Đối với công tác này thì đội ngũ thẩm tra và quyết toán đóng vai trò rất quan trọng đến kết quả công việc, rõ ràng công việc này đòi hỏi yêu cầu rất cao ở nhân viên thực hiện công tác này khi chịu nhiều ảnh hưởng.

Nhân viên thực hiện công tác này không chỉ phải am hiểu về tài chính, kỹ thuật, kế toán mà còn đòi hỏi phải xử lý tình huống giỏi, thu thập và lưu trữ thông tin tốt và còn thực hiện một khối lượng công việc rất lớn

Bảng sau đây sẽ cho chúng ta thấy một cách tổng quát hơn về vấn đề này.

Bảng 2.4 Thống kê công tác thẩm tra giai đoạn 2011- 2013

Năm Số lượng dự án Số cán bộ tham gia

2011 121 6

2012 135 5

2013 197 9

(Tổng hợp từ thống kê chi tiết phòng tài chính đầu tư) Qua bảng trên chúng ta có thể thấy số lượng dự án bình quân một cán bộ Sở thực hiện là rất lớn năm 2011 là 20,17 dự án trên một cán bộ Sở, năm 2012 đến 47 dự án trên một cán bộ Sở, năm 2013 là 21,88 dự án trên một cán bộ Sở.

Rõ ràng là một cán bộ Sở ở Sở tài chính đảm nhiệm một khối lượng công việc rất lớn

Tuy vậy nhìn vào giá trị vốn đã được thanh toán ở Bảng thì rõ ràng công việc được thực hiện rất hiệu quả đây là một nỗ lực rất đáng ghi nhận của các nhân viên thực hiện công tác bằng chứng là các nhân viên trong phòng đã nhiều lần được khen thưởng từ lãnh đạo Sở cũng như lãnh đạo Tỉnh chứng tỏ đóng góp của họ đối với công việc.

Hàng năm, đội ngũ lao động công nhân viên của phòng không ngừng nâng cao trình độ qua các khóa đào tạo cũng như tự học hỏi. Số lượng lao động tăng dần, trình độ được nâng cao qua đào tạo và tuyển dụng.

Bảng 2.5: Phân bố cán bộ theo trình độ của phòng Tài Chính-Đầu Tư

Trình độ Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Trên đại học 0 1 1

Đại học 8 8 9

Tổng số cán bộ 8 9 10

(Nguồn: Tổng kết qua thống kê nhân sự) Lực lượng lao động của Sở là niềm tự hào và là nguồn sống của Sở Tài Chính. Chính nhờ những lao động giỏi mà Sở Tài Chính đã gặt hái được nhiều thành công. Hiện nay đội ngũ cán bộ công nhân viên của phòng Tài Chính - Đầu Tư được đánh giá là trẻ, năng động, có trình độ chuyên môn và nhiệt tình trong công việc. Đặc biệt, tất cả các thành viên trong phòng Tài Chính - Đầu Tư đều có trình độ đại học trở lên

2.3.2.2 Vấn đề định lượng và tiêu chuẩn trong công tác thẩm tra

Thực tế đây là vấn đề rất khó giải quyết trong công tác thẩm tra. Thường các chỉ tiêu định lượng rất khó xác định chính xác cũng như thực hiện trong thực tế đối với công tác thẩm tra. Đa phần các nhân viên thẩm tra qua báo cáo quyết toán của các đơn vị kiểm toán có uy tín và phương tiện.

Với các tiêu chuẩn để đánh giá dự án dựa trên các thông tư do Bộ Tài Chính và các thông tư có liên quan của các bộ ban ngành khác đối với dự án. Đòi hỏi cán bộ phải có sự am hiểu trong các lĩnh vực này và kinh nghiệm làm việc đã từng xử lý qua. Vì có những dự án liên quan đến rất nhiều tiêu chuẩn của các Bộ ngành khác nhau.

2.3.2.3 Cơ sở vật chất hạ tầng tại Sở tài chính Bình Định.

Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện tại của đơn vị còn thiếu nhiều với 4 phòng nhưng số lượng hồ sơ lưu trữ lớn nên gây không ít khó khăn cho cán bộ mỗi khi làm việc.

Phòng tài chính đầu tư nằm ở Sở tài chính Tỉnh tách biệt với Kho Bạc Tỉnh nên cán bộ hai đơn vị thường có những khác biệt về quan điểm mỗi khi thực hiện phê duyệt quyết toán đối với dự án.

Phòng còn thiếu nhiều thiết bị để phục vụ công tác thẩm tra về kỹ thuật đối với các dự án nên các cán bộ thường linh động phối hợp với các đơn vị bạn để hoàn thành tốt công việc

Một phần của tài liệu “Thực trạng công tác thẩm tra và phê duyệt quyết tại NSNN tỉnh bình định (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w