Tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch thành phố sầm sơn, tỉnh thanh hóa giai đoạn 2010 2017 (Trang 38 - 44)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

2.2. Các điều kiện phát triển du lịch Sầm Sơn

2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Sầm Sơn là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, là địa phương có mật độ di tích dày đặc, nhiều di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh như đền Độc Cước, đền Cô Tiên,... Về Sầm Sơn, du khách còn có thể tham gia nhiều lễ hội độc đáo như: Lễ hội Cầu phúc đầu năm, lễ hội Bánh chưng - Bánh Dày, lễ hội Cầu ngư - Bơi chải…[14]; [31]

* Đền Độc Cước

Nằm trên hòn Cổ Giải thuộc Núi Trường Lệ, Phường Trường Sơn. Thờ vị Thần Một Chân (Độc Cước) đã có công tự xẻ đôi thân mình, dẹp loài Thuỷ Quái, bảo vệ cuộc sống bình yên cho Dân chài Sầm Sơn, được nhân dân phụng thờ 4 mùa cúng tế. Di tích đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng năm 1962.

* Đền Cô Tiên

Nằm trên một vị thế khá đẹp, thoáng đãng phía Nam núi Trường Lệ. Truyền thuyết xưa kể rằng: Ngôi đền này thờ một người con gái làm nghề thuốc cứu nhân độ thế. Cô gái vì không vâng lời cha lấy một kẻ nhà giàu nên bị cha đuổi đi. Sau đó cô đem lòng yêu và lấy Anh chàng nghèo khó mà tốt bụng tên là Côi. Cuộc sống đang êm ả thì Nàng bị bệnh hủi, rồi một cụ già xuất hiện đã chạy chữa bằng thuốc lá nam và nước suối lấy từ Vụng Tiên. Cô gái khỏi bệnh, Bà cụ ra đi để lại cho vợ chồng họ một tay nải để che mưa và một giỏ mây để đựng thuốc lá cứu người.

Một lần, hai vợ chồng đi chữa bệnh về khuya gặp trời mưa to, nhớ lời Bà cụ dặn lấy tay nải ra che mưa, rồi thiếp đi lúc nào không biết. Sáng dậy, hai vợ chồng thấy mình đang ngồi trong một ngôi nhà 3 gian khang trang, sạch sẽ. Từ đó họ ở lại

hai vợ chồng ăn mặc rất đẹp, dắt tay nhau đi lên đỉnh núi rồi không thấy trở về. Từ đó ngôi nhà được trở thành đền Cô Tiên được dân làng khói hương quét dọn. Ngôi đền vinh dự được Bác Hồ về thăm và nghỉ chân năm 1960. Sau nhiều lần sửa chữa nhỏ, cuối năm

2010, UBND Thị xã Sầm Sơn đã quyết định đầu tư trùng tu, tôn tạo và đã nhiều lần trùng tu, sửa chữa. Là Di tích được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng năm 1962.

* Đền Tô Hiến Thành

Nằm khiêm tốn ở sườn núi phía Đông Bắc dãy Trường Lệ thuộc Phường Trường Sơn thờ Thái uý Tô Hiến Thành, một vị tướng giỏi, một ông quan thanh liêm, cương trực thời Lý. Di tích đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng năm 1962.

* Đền Hoàng Minh Tự (Hay còn gọi là Đền Đệ Tam)

Đền Hoàng Minh Tự thuộc Khu phố Sơn Thuỷ - Phường Trường sơn. Là Di tích nằm trong tổng thể khu Di tích hết sức có giá trị về mặt lịch sử của Phường Trường Sơn nói riêng và của Thị xã Sầm Sơn nói chung. Nhân dân trong làng vẫn thường gọi là Đền Hạ (Theo vị trí địa lý Đền Độc Cước là Đền Thượng, Đền Tô Hiến Thành là Đền Trung).

Ngôi đền thờ vị Nhân Thần Hoàng Minh Tự - Đỗ quan Hoàng Giáp. Là biểu tượng cho sự học hành đỗ đạt. Đền được Sở Văn hóa - Thông tin Thanh Hoá công nhận là Di Tích lịch sử văn hoá năm 2005.

* Chùa Khải Minh

Là ngôi chùa cổ được khôi phục lại (1994) có quy mô lớn nhất trong hệ thống thờ Phật ở Sầm Sơn, chùa có hàng chục pho tượng cổ đẹp, khánh đá to đẹp và chuông đồng có cữ “ Đông Khê áp chung”. Chùa Khải Minh nay thuộc Khu phố Bình Sơn Phường Bắc Sơn. Được Sở Văn hóa - Thông tin Thanh Hoá công nhận là Di tích Lịch sử Văn hoá năm 1994.

* Chùa Làng Lương Trung (Hay còn gọi là Thanh Am Tự)

Nằm ở khu phố Long sơn thuộc Phường Bắc sơn. Đây cũng là một ngôi chùa được khôi phục lại qua thời gian bị phá dỡ. Là nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhân dân trong vùng. Có 2 hệ thống tín ngưỡng chính là thờ Thần (Thần Hoàng Làng) và thờ Phật. Di tích đã được Sở Văn hóa - Thông tin Thanh Hoá Công nhận là

* Đền Đề Lĩnh (Thuộc địa bàn Phường Trung Sơn)

Đây là ngôi đền thờ Thần Hoàng làng Lương Trung: Đường Công Quang Lộc, là Tứ trụ triều đình thời vua Lê Tương Dực (1510 - 1515) có công khai dân, lập ấp nên Làng Lương Trung trong lịch sử. Được nhân dân tôn thờ cúng tế và suy tôn là ông tổ của Lò võ vật Lương Trung. Vào dịp ngày giỗ Thần 16 tháng giêng nơi đây diễn ra lễ hội truyền thống với các hoạt động văn hoá mang tính giáo dục cho nhiều thế hệ. Di tích được Sở Văn hóa - Thông tin Thanh hoá cấp bằng công nhận năm 1995.

* Đền thờ Bà Triều

Thuộc Làng Triều Dương cũ, nay là khu phố Xuân Phú và Vĩnh Thành, Phường Trung Sơn. Đây là ngôi đền thờ vọng Bà Triều; Tổ sư nghề dệt săm súc, là một loại phương tiện đánh bắt tôm, moi, hải sản của nhân dân Sầm Sơn. Hàng năm diễn ra Lễ hội truyền thống vào ngày 10 tháng 2 âm lịch. Di tích được Sở Văn hoá - Thông tin Thanh Hoá công nhận là Di tích danh thắng cấp Tỉnh năm 1995.

* Đền Cá Lập

Thuộc Phường Quảng Tiến, thờ Tướng quân Trần Đức có nhiều công trạng trong công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm thời Trần. Được vua ban chức sắc Quan Chánh lãnh binh; Trà lệnh hầu. Được các triều đại Phong kiến Việt Nam truy phong là: Tây Phương Đại Tướng Quân. Được nhân dân trong vùng phong Thần Hoàng Làng Chấp. Đây là Di tích được Bộ Văn hoá xếp hạng Quốc gia năm 1999. Đến nay Đền mới được trùng tu, tôn tạo khá quy mô.

* Đền làng Lộc Trung (Thuộc Phường Quảng Tiến)

Đây cũng là ngôi đền được khôi phục lại cách đây trên vài chục năm, sau những phế tích còn lại những năm xưa. Thờ Tướng quân Nguyễn Sỹ Dũng lập nhiều công trạng trong cuộc kháng chiến giữ nước thời Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ.

Lễ hội hàng năm cũng vào ngày mồng 5 tết âm lịch, nhân dân trong vùng tổ chức để tỏ lòng ngưỡng mộ, nhớ ơn Ngài và giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau.

Ngôi đền đã được Sở Văn hoá - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử Văn hoá năm 1993.

* Đền Làng Hới

năm nơi đây diễn ra Lễ hội bơi chãi truyền thống để tranh tài các tay đua thuyền trên

sông biển. Đây cũng là nơi hội tụ của chủ tàu thuyền đánh bắt hải sản đến thắp hương, cầu cúng trước và sau khi ra khơi, vào lộng. Di tích được Sở Văn hoá - Thông tin xếp hạng năm 1993.

* Lễ hội Bánh Chưng Bánh Dày

Thường niên, vào ngày 12 tháng 5 âm lịch, nhân dân của 4 làng thuộc xã Lương Niệm xưa tổ chức rước kiệu hội đồng, Thần linh tập trung tại sân Đền Độc Cước, tế lễ và thi làm Bánh Chưng - Bánh Dày. Đây là Lễ hội cầu mưa (Cầu vũ), cầu cho biển lặng gió êm, cầu cho thôn xóm được mùa, cho làng xóm bình yên, nhân dân vào lộng ra khơi đánh bắt được nhiều tôm cá.

Nhiều năm qua, Lễ hội bánh Chưng - Bánh Dày đã trở thành nội dung không thể thiếu và sôi động nhất trong Lễ hội Văn hoá Du lịch Sầm Sơn hàng năm, thu hút hàng ngàn du khách từ bốn phương về chiêm ngưỡng và tham gia Lễ hội.

* Lễ hội cầu ngư (Lễ hội đua thuyền - Bơi chải)

Đây là Lễ hội Văn hoá thể thao truyền thống của dân vùng biển Sầm Sơn, được tổ chức vào ngày Rằm tháng 5 âm lịch. Trước đây thường có 4 làng trong xã Lương Niệm tham gia. Lễ hội thường được tổ chức ở cửa Hới, nơi dòng Sông Mã từ ngọn nguồn non cao đổ về gặp biển. Chủ yếu để trai tráng các khu phố thuộc Phường Quảng Tiến đua tài bằng những chiếc thuyền rồng lớn hơn xưa, số tay bơi mỗi thuyền cũng nhiều hơn (Từ 23 đến 25 người), Từ năm 2008, Lễ hội Cầu Ngư Quảng Tiến đã được Chủ Tịch UBND Thị xã Sầm Sơn Quyết định nâng cấp thành Lễ hội Cầu Ngư toàn Thị xã.

Bên cạnh đó, Sầm Sơn còn có các làng nghề truyền thống như dệt săm xúc (Triều Dương), làng nghề làm mắm (làng Hới). Cùng với tinh thần mến khách và lòng nhiệt thành của con người Sầm Sơn cũng là nền tảng vững chắc cho ngành du lịch phát triển.

Tóm lại, với những tiềm năng và lợi thế về tài nguyên du lịch như trên, du lịch Sầm Sơn hoàn toàn có thể phát triển mạnh, trở thành điểm đến hấp dẫn và lý thú cho nhiều du khách.

Nguồn: Chi cục thống kê, thành phố Sầm Sơn, 2017 Người xây dựng: Tác giả

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch thành phố sầm sơn, tỉnh thanh hóa giai đoạn 2010 2017 (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w