Bài 10 CẤU TẠO MIỀN HÚT CỦA RỄ
2. Giải thích những hiện tượng trong thực tế
- Tại sao những cây như: bông, đậu, cà phê … trước khi ra hoa người ta thường ngắt ngọn ?
- Tại sao những cây lấy gỗ, lấy sợi người ta phải tỉa cành ?
HS: Thảo luận nhóm, yêu cầu nêu được:
+ Khi bấm ngọn cây không cao lên được nữa, chất dinh dưỡng tập trung cho chồi lá và chồi hoa phát triển.
+ Chỉ tỉa cành bị sâu, cành xấu với cây lấy gỗ, sợi mà không bấm ngọn vì cần thân, sợi dài.
GV: Chốt lại kiến thức
GV: Cho HS vận dụng trả lời những hiện tượng trong thực tế:
+ Tại sao người ta thường cắt thân cây rau ngót ?
+ Theo em người ta thường bấm ngọn và tỉa cành để làm gì ?
Trong thực tế những cây nào thường bấm ngọn, tỉa cành ?
GV : Để bảo vệ các loại TV nhất là các cây cảnh ở sân trường các em không nên bẻ cành, đu, trèo, làm tróc vỏ cây sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây
GV: Cho HS đọc kết luận SGK – 47 HS: Đại diện đọc bài
- Bấm ngọn hoặc tỉa cành để tăng năng suất cây trồng.
- Bấm ngọn những loại cây lấy quả, hạt, thân để ăn.
- Tỉa cành những cây lấy gỗ, lấy sợi.
* Kết luận (SGK tr. 47)
d. Củng cố: (5’)
Hãy chọn ý trả lời đúng trong các câu sau đây:
Câu 1: Nên sử dụng biện pháp bấm ngọn đối với những cây:
a. Rau muống c. Hoa hồng e. Cây mây
b. Bằng lăng d.Mướp g. Mía
Đáp án: a,c,d.
Câu 2: Thân dài ra do:
a. Sự lớn lên và phân chia tế bào.
b. Chồi ngọn
c. Mô phân sinh ngọn.
d. Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
Đáp án: d.
e. Hướng dẫn HS học và làm bài tập (1’)
- Học bài. Trả lời câu hỏi SGK/ 47 - Đọc bài 15 SGK / 49,50
- Ôn lại bài :“Cấu tạo miền hút của rễ”
5. RÚT KINH NGHIỆM
...
...
Ngày 28 tháng 9 năm 2015 Tổ trưởng chuyên môn xét và duyệt
Hà Văn Cường
Tiết 15:
Bài 15. CẤU TẠO TRONG CỦA THÂN NON Ngày 04 tháng 10 năm 2015
Giảng ở các lớp:
Lớp Ngày dạy HS vắng Ghi chú
6
1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT a. Kiến thức
Trình bày được cấu tạo sơ cấp của thân non: gồm vỏ và trụ giữa.
b. Kĩ năng
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, so sánh.
c. Thái độ
Giáo dục lòng yêu quý thiên nhiên, bảo vệ cây.
2. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh phóng to hình 15. 1 và hình 10. 1 SGK 3. PHƯƠNG PHÁP
Đàm thoại, Trực quan, hoạt động nhóm 4. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a. Ổn định tổ chức lớp (1’) b. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Vì sao thân có thể dài ra được ?
- Bấm ngọn và tỉa cành cho cây có lợi ích gì ? Những cây nào thì nên bấm ngọn, những cây nào thì nên tỉa cành ? Cho ví dụ ?
c. Nội dung bài mới (33’)
* Phần khởi động:
Bài trước chúng ta đã tìm hiểu về hình dạng ngoài của thân. Vậy cấu tạo trong của thân như thế nào? Có đặc điểm gì giống và khác so với cấu tạo trong của rễ.
Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
* Phần nội dung kiến thức:
TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG KT CẦN GHI 20’ Hoạt động 1: Cấu tạo trong của thân
non
GV: Yêu cầu HS quan sát tranh và đọc thông tin trong bảng XĐ các bộ phận của thân, cấu ttạo từng bộ phận.
-Treo tranh ---> hướng dẫn hs đọc kĩ phần chú thích---->nhận biết các bộ phận của thân non.
- Gọi 2 hs lên bảng chỉ trên tranh các bộ phận của thân non( từ ngoài vào trong)
HS: Đại diện lên bảng trình bày trên tranh
GV: Kẻ bảng tr. 49 SGK lên bảng (để trống cột chức năng) và hướng dẫn HS hoàn thiện bảng theo nhóm để thấy rõ những đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng.
HS: Thảo luận nhóm làm bài tập GV:gọi đại diện một nhóm lên điền bảng, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV: NX và thông báo đáp án đúng HS: Tự sửa chữa nếu sai
Nội dung trong bảng đã hoàn thiện KT
Cấu tạo trong và chức năng các bộ phận của thân non Các bộ phận của thân
non
Chức năng của từng bộ phận Biểu bì
Vỏ
Thịt vỏ
Bảo vệ các phần bên trong Dự trữ
Tham gia quang hợp Một vòng
bó mạch Trụ
giữa
Ruột
Vận chuyển chất hữu cơ
Vận chuyển nước và muối khoáng Chứa chất dự trữ
13
’
GV : giới thiệu mục Em có biết HS: Lắng nghe
Hoạt động 2. So sánh cấu tạo trong của thân non và cấu tạo miền hút của rễ
GV: Treo tranh hình 10.1 và 15.1=>yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo miền hút của rễ
- So sánh sự giống và khác nhau giữa cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ?
HS: Các nhóm thảo, đại diện nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét bổ sung
GV: NX=> Đáp án đúng.
* Giống nhau:
- Đều được cấu tạo từ tế bào Biểu bì.
- Đều gồm các bộ phận: + Vỏ
Thịt vỏ Các bó mạch + Trụ giữ Ruột
* Khác nhau:
Thành phần cấu tạo
Miền hút của rễ
Thân non
Vỏ
Biểu bì
Có lông hút Không có lông hút Thịt
vỏ
Không có diệp lục
Có diệp lục
Trụ giữa
Mạch gỗ và mạch rây xếp xen kẽ nhau
Mạch rây ở ngoài và mạch gỗ ở trong
d. Củng cố: (5’)
- 1-2 HS đọc KL chung trong SGK
- Cho hs làm bài tập sau: Hãy khoanh trò chữ cái ở đầu câu trả lời đúng trong các câu sau nói về cấu tạo của thân non:
1. Vỏ có chức năng:
a. Vận chuyển chất hữu cơ
b. Vận chuyển nước và muối khoáng c. Chứa chất dự trữ
d. Bảo vệ các bộ phận bên trong, dự trữ và tham gia quang hợp 2. Trụ giữa gồm:
a. Mạch gỗ, mạch rây xếp xen kẽ và ruột
b. Một vòng bó mạch(mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong) và Ruột c. Thịt vỏ, bó mạch và ruột
d. Biểu bì, thịt vỏ và ruột 3. Trụ giữa có chức năng:
a. Bảo vệ thân cây
b. Dự trữ và tham gia quang hợp
c. Vận chuyển các chất hữu cơ, nước, muối khoáng và chứa chất dự trữ d. Chứa chất dự trữ
e. Hướng dẫn HS học và làm bài tập (1’) Học bài và đọc bài 16 SGK / 51,52