Bài 10 CẤU TẠO MIỀN HÚT CỦA RỄ
2. Hô hấp của cây
- Cây có hô hấp, trong quá trình đó cây lấy khí oxi để phân giải các chất hữu cơ, sản ra năng lượng cần cho các hoạt động sống, đồng thời thải ra khí các bonic và hơi nước.
- Cây hô hấp suốt ngày đêm, tất cả các cơ quan đều tham gia hô hấp.
* Kết luận (SGK tr. 79) d. Củng cố (5’)
Câu hỏi 2, 3 SGK - 79
e. Hướng dẫn HS học và làm bài tập (1’) - Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị bài sau 5. RÚT KINH NGHIỆM.
...
...
Ngày 09 tháng 11 năm 2015 Tổ trưởng chuyên môn xét và duyệt
Hà Văn Cường
Tiết 27. Bài 24. PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU ? Ngày soạn: 15/ 11/ 2015
Giảng ở các lớp:
Lớp Ngày dạy HS vắng Ghi chú
6
1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT a. Kiến thức
- Học sinh lựa chọn được cách thiết kế một thí nghiệm chứng minh cho kết luận: phần lớn nước do rễ hút vào cây đã được lá thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước.
- Nêu được ý nghĩa quan trọng của sự thoát hơi nước qua lá.
- Nắm được những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tới sự thoát hơi nước qua lá.
- Giải thích ý nghĩa của một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt.
b. Kĩ năng
Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết so sánh kết quả thí nghiệm tìm ra kiến thức.
* Kĩ năng sống:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí TT khi quan sát và giải thích các hiện tượng của thí nghiệm.
- Kĩ năng giải quyết vẫn đề: giải thích tại sao phải tưới nước nhiều hơn cho cây khi trời nắng nóng, khô hanh, hay có gió thổi nhiều.
c. Thái độ
Giáo dục học sinh lòng say mê môn học, ham hiểu biết.
2. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh vẽ phóng to hình 24. 1 → 3 SGK.
3. PHƯƠNG PHÁP
Trực quan, đàm thoại, hoạt động nhóm.
4. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY a. Ổn định tổ chức lớp (1’) b. Kiểm tra bài cũ (5’)
Hô hấp là gì? Vì sao hô hấp có ý nghĩa quan trọng đối với cây?
c. Nội dung bài mới (33’)
* Phần khởi động:
Như SGK
* Phần nội dung kiến thức:
TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG KT CẦN GHI
18’ Hoạt động 1:
GV: Cho học sinh nghiên cứu độc lập SGK trả lời 2 câu hỏi.
- Một số học sinh đã dự đoán điều gì?
- Để chứng minh cho dự đoán đó họ đã làm gì?
HS: Trả lời
GV: Cho HS quan sát H. 24. 1 HS: Quan sát đọc kĩ chú thích
GV: Nhóm Dũng và Tú tiến hành thí nghiệm như thế nào?
HS: Trả lời
1. Thí nghiệm xác định phần lớn nước cây đi dâu?
a) Thí nghiệm của nhóm Dũng và Tú (SGK tr. 90)
b) Thí nghiệm của nhóm Tuấn và
GV: Cho biết kết quả của this nghiệm?
HS: Trả lời
GV: Cho HS quan sát H. 24.2
Tuấn và Hải tiến hành thí nghiệm như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Em hãy nêu kết quả của this nghiệm?
HS: Trả lời
GV: Vì sao trong thí nghiệm các bạn đều phải sử dụng 2 cay tươi: một cây có đủ rễ, thân, lá và một cây chỉ có rễ, thân không có lá?
HS: Chứng minh vai trò của lá trong thí nghiệm.
GV: Theo em thí nghiệm của nhóm nào đã kiểm tra được điều dự đoán ban đầu? Vì sao em chọn thí nghiệm này?
HS: Trả lời
GV: Em có thể rút ra kết luận gì?
HS: Trả lời GV: Chốt lại
Hoạt động 2:
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu TT SGK Vì sao sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của cây?
HS: Trả lời
GV: Chốt lại kiến thức Hoạt động 3:
GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK trả lời 2 câu hỏi tr. 82 SGK.
- Vì sao người ta phải làm như vậy ? - Sự thoát hơi nước qua lá phụ thuộc vào những điều kiện nào?
HS: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi - Đại diện trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV: Cho học sinh nhận xét bổ sung ý kiến cho nhau rút ra kết luận.
Hải
(SGK tr. 80)
Kết lu ận : Phần lớn nước do rễ hút vào cây đã được thải ra ngoài bằng sự thoát nước qua lá.
2. Ý nghĩa của sư thoát hơi nước qua
Hiện tượng thoát hơi nước qua lá giúp cho việc vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá, giữ cho lá khỏi bị khô.
3. Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá?
GV: Qua bài học em hiểu được những gì ?
HS: Trả lời
GV: Cho HS đọc kết luận SGK HS: Đại diện đọc bài
Các điều kiện bên ngoài như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá.
* Kết luận (SGK tr. 82) d. Củng cố (5’)
Giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi 1, 2 tr. 82 SGK.
e. Hướng dẫn HS học và làm bài tập (1’) - Học bài trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Chuẩn bị : Đoạn xương rồng có gai, củ dong, củ hành, cành mây, tranh ảnh lá biến dạng khác.
- Kẻ sẵn bảng tr.85 SGK vào vở bài tập.
5. RÚT KINH NGHIỆM
...
...
Tiết 28 . Bài 25: THỰC HÀNH: QUAN SÁT BIẾN DẠNG CỦA LÁ Ngày soạn: 15 - 11 - 2015
Giảng ở các lớp:
Lớp Ngày dạy HS vắng Ghi chú
6
1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT a. Kiến thức
Nêu được đặc điểm hình thái và chức năng của một số lá biến dạng, từ đó hiểu được ý nghĩa biến dạng của lá.
b. Kĩ năng
Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết kiến thức từ tranh mẫu.
*Kĩ năng sống:
- Kĩ năng hợp tác nhóm để sưu tầm mẫu vật và phân tích mẫu vật.
- Kĩ năng tìm kiếm và sử lí TT khi quan sát, so sánh sự khác nhau của các loại biến dạng của lá.
- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm khi thực hành.
- Kĩ năng thuyết trình kết quả thảo luận nhóm.
c. Thái độ
Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
2. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: + Mẫu : cây đậu Hà Lan, cây hành còn lá xanh, củ dong ta, cành xương rồng.
+ Tranh cây nấm ấp, cây bèo đất.
HS: + Sưu tầm mẫu theo nhóm đã phân công.
+ Kẻ bảng tr.85 SGk vào vở bài tập.
3. PHƯƠNG PHÁP
Thực hành, đàm thoại, trực quan, hoạt động nhóm 4. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a. Ổn định tổ chức lớp (1’) b. Kiểm tra bài cũ (5’)
? Nêu ý nghĩa và những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự thoat hơi nước qua lá?
c. Nội dung bài mới (33’)
* Phần khởi động: Phiến lá có dạng bản dẹt, chức năng chính của lá là chế tạo chất dinh dưỡng cho cây. Nhưng ở một số cây do thực hiện những chức năng khác, lá đã bị biến dạng.
* Phần nội dung kiến thức:
TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG KT
CẦN GHI 18’
15’
Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số loại lá biến dạng GV: Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm, quan sát hình và mẫu vật trả lời câu hỏi mục tr. 83 SGK.
HS: Các nhóm quan sát trao đổi thảo luận theo các câu hỏi SGK
GV: Quan sát các nhóm có thể giúp đỡ động viên nhóm học yếu, nhóm học khá thì có kết quả nhanh và đúng.
GV: Gọi các nhóm chữa bài
HS: Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung
GV: Ghi ý kiến của các nhóm lên bảng.
GV: Cho HS đọc mục TT SGK tr. 83 HS: Đại diện đọc bài
GV: Đặc điểm hình thái của cây bèo đất, cây nắp ấm? Chức năng của chúng?
HS: Trả lời GV: Chốt lại
- Yêu cầu học sinh đọc mục “Em có biết” để biết thêm một loại lá biến dạng nữa (lá của cây hạt bí) Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa biến dạng của lá.
GV: Yêu cầu HS thực hiện phần thảo luận SGK tr.
85
HS: Thảo luận nhóm hoàn thành bảng GV: Kẻ bảng cho HS chữa bài
HS: Đại diện nhóm chữa bài, các nhóm khác nhận xét bổ sung
GV: Ghi ý kiến bổ sung của các nhóm lên bảng - Nhận xét và chốt lại kiến thức.
STT Tên mẫu vật
Đặc điểm hình thái của lá biến dạng
Chức năng của lá biến dạng
Tên lá biến dạng
1 Xương
rồng
Lá có dạng gai nhọn Làm giảm sự thoát hơi nước
Lá biến thành gai 2 Lá đậu Hà
Lan
Lá ngọn có dạng tua cuốn Giúp cây leo lên Tua cuốn 3 Lá cây
mây
Lá ngọn có dạng tay móc Giúp cây bám để leo lên
cao
Tay móc 4 Củ dong
ta
Lá phủ trên thân rễ, có dạng vảy mỏng màu nâu nhạt
Che chở bảo vệ cho chồi của thân rễ
Lá vảy 5 Củ hành Bẹ lá phình to thành vảy dày
màu trắng
Chứa chất dự trữ Lá dự trữ 6 Cây bèo
đất
Trên lá có rất nhiều lông tuyến, tiết chất dính thu hút và có thể tiêu hóa ruồi
Bắt và tiêu hóa ruồi
Lá bắt mồi
7
Cây nắp ấm
Gân lá phát triển thành cái bình có nắp đậy, thành bình có tuyến tiết chất dịch thu hút và tiêu hóa được sâu bọ
Bắt và tiêu hóa sâu bọ
Lá bắt mồi
d. Củng cố (5’)
- HS đọc kết luận SGK tr. 85
- Có những loại lá biến dạng nào? Chức năng của mỗi loại là gì?
e. Hướng dẫn HS học và làm bài tập (1’) - Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục: “Em có biết”.
- Làm các bài tập trong SBT chuẩn bị cho giờ bài tập.
5. RÚT KINH NGHIỆM
...
...
Ngày 16 tháng 11 năm 2015 Tổ trưởng chuyên môn xét và duyệt
Hà Văn Cường
Tiết 29. BÀI TẬP Ngày soạn: 22 - 11- 2015.
Giảng ở các lớp:
Lớp Ngày dạy HS vắng Ghi chú
6
1. MỤC TIÊU
a. Kiến thức
Nhằm củng cố và khắc sâu thêm kiến thức trong chươngIV cho HS.
b. Kĩ năng
Rèn kĩ năng làm bài tập sinh học, kĩ năng tổng hợp khái quat hoá kiến thức.
c. Thái độ
GD tính cẩn thận, kiên trì khi làm bài 2. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ, phiếu học tập 3. PHƯƠNG PHÁP
Đàm thoại, Luyện tập 4. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY a. Ổn định tổ chức lớp (1’) b. Kiểm tra bài cũ (5’)
Có những loại lá biến dạng nào ? chức năng của từng loại lá biến dạng ? c. Nội dung bài mới (32’)
* Phần khởi động: Để củng cố kiến thức chương IV chúng ta sẽ tìm hiểu bài học này
* Phần nội dung kiến thức
TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 10’
22’
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ
G yêu cầu H nhắc lại một số kiến thức cần nhớ trong chươn
GV: Nhận xét
Hoạt động 2: Bài tập
GV: Cho HS thảo luận theo nhóm làm các bài tập sau:
HS nhắc lại kiến thức : - Cấu tạo bên ngoài của lá - Cấu tạo trong phiến lá
- QH, viết sơ đồ, những ĐK ảnh hưởng đến QH, ý nghĩa của QH - Hô hấp ở cây
- sự thoát hơi nước qua lá
- Một số lá biến dạng và chức năng của chúng
HS: Hoạt động nhóm làm bài tập Bài tập 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng:
1. có bao nhiêu kiểu gân lá?
a. 2 kiểu; b. 3 kiểu; c. 4 kiểu; d. 5 kiểu.
2. Cấu tạo của phiến lá gồm:
a. Biểu bì, thịt lá và gân lá c. Biểu bì và gân lá
b. Biểu bì và thịt lá d. Thịt lá, gân lá và lỗ khí 3. Chức năng của phiến lá là:
a. Bảo vệ, trao đổi khí và thoát hơi nước c. Vận chuyển các chất b. Chế tạo chất hữu cơ d. Cả a, b và c
Bài tập 2: Viết sơ đồ của quang hợp. Cho biết nguyên liệu, đk cần thiét và các chất sản phẩm của quang hợp ?
Bài tập 3: Viết sơ đồ của Hô hấp. Vì sao hô hấp có ý nghĩa qt đối với cây?
Bài tập 4: Vì sao hô hấp và quang hợp là hai quá trình trái ngược nhau nhưng lạ có quan hệ chặt chẽ với nhau?
Bài tập 5: Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau dây:
- Phần lớn nước do rễ hút vào cây được ... thải ra ngoài môi trường bằng hiện tượng ...qua các...ở lá.
- Sự thoát hơi nước qua lá tạo ra...góp phần làm cho nước và...vận chuyển được từ rễ lên lá. Đồng thời giữ cho lá không bị ...dưới ánh nắng mặt trời.
Bài tập 6: Hãy kể tên một số cây có lá biến dạng ở địa phương em cho biết lá biến dạng đó có tác dụng gì?
GV: Gọi HS lên bảng làm bài tập HS: Đại diện nhóm lên bảng chữa bài - Các nhóm khác nhận xét
GV: Nhận xét chốt lại đáp án d. Củng cố (5’)
- GV nhắc lại một số kt cần nhớ trong chương - Một số lưu ý khi làm bài tập
e. Hướng dẫn HS học và làm bài tập (2’)
- Chuẩn bị giờ sau:củ khoai lang,củ khoai tây, củ gừng, cây rau má, lá cây thuốc bỏng....
- Kẻ bảng trang 88 vào vở 5. RÚT KINH NGHIỆM
...
...