Tổng quan về đối tƣợng khảo sát

Một phần của tài liệu phân tích nhận thức và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của người dân cho giá xử lý nước thải tại khu tái định cư thới nhựt 2, tp cần thơ (Trang 41 - 44)

Chương 4: PHÂN TÍCH NHẬN THỨC VÀ MỨC SẴN LÒNG TRẢ CHO GIÁ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI KHU TÁI ĐỊNH CƢ THỚI NHỰT 2

4.1 Tổng quan về đối tƣợng khảo sát

Đối tượng khảo sát là những người dân sống tại khu tái định cư Thới Nhựt 2, đƣợc phỏng vấn trực tiếp về thực trạng ô nhiễm tại các rạch xung quanh mà hộ dân đang sinh sống, trong đó có rạch Từ Hổ và ƣớc muốn sẵn lòng chi trả cho phí xử lý nước thải để góp phần làm giảm ô nhiễm nguồn nước với tinh thần cộng tác và hoàn toàn tự nguyện. Mẫu nghiên cứu gồm 60 quan sát, 100% đối tượng khảo sát là người dân sống tại khu tái định cư Thới Nhựt 2. Do việc phỏng vấn đƣợc thực hiện tại nhà các hộ dân nên tỉ lệ các đáp viên là nữ cao hơn so với nam, cụ thể nữ chiếm 60% và đáp viên nam chiếm 40%. Đa phần các hộ dân đƣợc khảo sát tại địa điểm nghiên cứu đều đã lập gia đình, chiếm 82%, trong đó số đáp viên chƣa lập gia đình chiếm 18%.

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014 Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014

Hình 4.1 Cơ cấu giới tính của đáp viên

Hình 4.2 Tình trạng hôn nhân của đáp viên

Về trình độ học vấn: Qua cuộc khảo sát thực tế cho thấy mức độ kiến thức của người dân cũng không quá thấp. Chỉ có 8% trong tổng số đáp viên là đạt trình độ tiểu học, 25% học tới trung học cơ sở, tiếp đến là trung học phổ thông đạt 28%, trình độ trung cấp đạt 7% và chiếm tỉ lệ cao nhất là đại học đạt 30%, không chỉ vậy, trình độ của người dân còn đạt cao hơn với trình độ thạc sĩ chiếm 2% trong tổng số đáp viên tham gia khảo sát.

82%

18%

Lập gia đình Độc thân

40%

60%

Nam Nữ

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014

Hình 4.3 Trình độ học vấn của đáp viên Nghề nghiệp:

Qua kết quả thu thập số liệu cho thấy, trình độ học vấn của người dân phần nào cũng phản ánh đƣợc nghề nghiệp của họ và không có sự chênh lệch nhiều giữa các loại nghề nghiệp của các đáp viên. Trong đó ta thấy đƣợc rằng số đáp viên là công – viên chức nhà nước chiếm tỉ lệ khá cao, đạt tới 27%, tiếp đến là kinh doanh buôn bán đạt 25%, do phần lớn người dân hiện tại là các hộ dân trước đây sống ở mặt tiền của đường Nguyễn Văn Cừ chuyển về, họ kinh doanh buôn bán từ lâu, nên khi chuyển tới khu TĐC họ vẫn tiếp tục công việc kinh doanh của mình. Lao động phổ thông chiếm 15%, còn 33% còn lại là thuộc các công việc khác nhƣ nội trợ, thợ may, uốn tóc, sinh viên, dƣợc sĩ và người đã nghỉ hưu.

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014

Hình 4.4 Nghề nghiệp của các đáp viên

0 10 20 30 40

Công-viên

chức Lao động phổ thông

Kinh doanh, buôn bán

Khác

27

15

25

33

% 0

5 10 15 20 25 30

Tiểu học THCS THPT Trung cấp Đại học Cao học 8

25

28

7

30

2

%

Bậc học

Nghề nghiệp

Bảng 4.1 Bảng thống kê thông tin mẫu

Tiêu chí Số

quan sát

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Số tuổi 60 42,77 14,09 18 70

Trình độ 60 11,8 3,87 3 19

Số thành viên trong gia đình

60 4,25 2,09 1 12

Số người đi làm 60 2,38 1,77 1 11

Thu nhập của cả gia đình

60 9.575.000 8.324.878 500.000 50.000.000

Thu nhập bình quân/người

60 2.405.496 2.066.133 250.000 12.500.000

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014

Qua bảng số liệu trên ta thấy đƣợc tuổi của đáp viên tập trung từ 18 đến 70 tuổi, độ tuổi trung bình là 43 tuổi, chứng tỏ đáp viên là chủ hộ, là người chi tiêu và cũng có quyết định kinh tế trong gia đình. Trình độ trung bình chính là số năm đi học trung bình của đáp viên, là 12 năm học, trình độ thấp nhất là 3 năm và cao nhất là 19 năm đi học. Số thành viên trong mỗi hộ gia đình có từ 1 người đến cao nhất là 12 người, trung bình là có 4 người/hộ dân. Không chỉ có số thành viên trong gia đình ảnh hưởng đến quyết định chi trả cho giá XLNT của đáp viên mà số lượng người đi làm cũng có ảnh hưởng rất lớn đến giá XLNT. Ở bảng trên cho thấy rằng số người đi làm trong một gia đình trung bình là 2 người, tập trung từ 1 người cho đến 11 người. Thu nhập của cả gia đình là tổng các khoản thu nhập mà gia đình đó kiếm đƣợc, chúng đạt giá trị thấp nhất là 500.000 đồng/hộ, cao nhất là 50.000.000 đồng/hộ, và trung bình đạt 9.575.000 đồng/hộ. Trong các hộ đƣợc phỏng vấn thì mức thu nhập trung bình hàng tháng của từng cá nhân đạt 2.405.496 đồng/người, dao động từ 250.000 đồng/người đến 12.500.000 đồng/người.

Qua cuộc khảo sát cho thấy trình độ học vấn của người họ không quá thấp, trung bình là tới lớp 12, hơn nữa các đối tƣợng khảo sát là công – viên chức và kinh doanh, buôn bán cũng chiếm hơn 50% trong tổng số đáp viên nên công việc của họ tương đối ổn định. Tuy nhiên, số người đi làm kiếm tiền trong gia đình cũng có sự khác biệt giữa các hộ khác nhau, trung bình mỗi gia đình chỉ có 2 người tạo ra thu nhập, do đó thu nhập trung bình hàng tháng của mỗi người cũng chỉ đạt ở mức trung bình, và có 3 gia đình thuộc dạng hộ

nghèo với mức thu nhập trung bình của họ là thấp (theo quy định hộ nghèo ở thành thị là dưới 500.000 đồng/người/tháng – QĐ số 9/2011/QĐ-TTG) chiếm 5% trong tổng số đáp viên.

Một phần của tài liệu phân tích nhận thức và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của người dân cho giá xử lý nước thải tại khu tái định cư thới nhựt 2, tp cần thơ (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)