Chương 4: PHÂN TÍCH NHẬN THỨC VÀ MỨC SẴN LÒNG TRẢ CHO GIÁ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI KHU TÁI ĐỊNH CƢ THỚI NHỰT 2
4.2 Nhận thức của đáp viên về các vấn đề môi trường liên quan đến nước sạch và nước thải
4.2.1 Nhận thức về nước sạch
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, khi được hỏi về vấn đề thiếu nước sạch ở Việt Nam hiện nay, có 47/60 đáp viên trả lời rằng Việt Nam hiện nay thật sự đang thiếu nước sạch, nhất là những nơi vùng sâu, vùng xa và các dân tộc thiểu số ở vùng cao, số người này chiếm tới 78%, trong khi 22% các đáp viên còn lại thì nghĩ rằng Việt Nam không hề thiếu nước sạch. Lý do là vì hiện tại họ đang sống ở khu vực được cung cấp đầy đủ nước máy để sử dụng nên các đáp viên này cho rằng nước sạch không hề thiếu mà là do con người không biết cách khai thác nước sạch để sử dụng nguồn tài nguyên nước dồi dào ở Việt Nam.
Các đáp viên phần lớn đều được tiếp cận các thông tin về nước sạch, có 52/60 đáp viên (chiếm 87%), và 8% còn lại không đƣợc tiếp cận các thông tin này. Sau đây là bảng thống kê lại các phương tiện thông tin mà 87% đáp viên trên được biết về các thông tin về nước sạch.
Bảng 4.2 Bảng thống kê các phương tiện thông tin
STT Phương tiện thông tin Số người
chọn
Tỷ lệ (%)
1 Tivi, radio, loa truyền thanh 42 80,8
2 Sách, báo, tạp chí 29 55,8
3 Mạng Internet 23 44,2
4 Từ người thân, bạn bè và những người xung quanh
9 17,3
5 Từ các hoạt động tuyên truyền của các tổ chức và địa phương
15 28,8
6 Tờ rơi 2 3,8
7 Khác 3 5,8
Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014
Qua bảng trên ta thấy rõ rằng Tivi, radio và loa truyền thanh là phương tiện mà các đáp viên chọn nhiều nhất, tới 80,8%, bởi vì tivi là phương tiện
thông tin mà hầu nhƣ các gia đình đều có, nên các đáp viên dễ dàng tiếp cận.
Tiếp theo là Sách, báo, tạp chí, đây là hình thức phổ biến thứ hai mà các đáp viên lựa chọn, chiếm tới 55,8% vì chúng rẻ, gọn nhẹ và tiện lợi cũng nhƣ có nhiều thông tin bổ ích nên cũng đƣợc nhiều đáp viên sử dụng. Thứ ba là một phương tiện rất phổ biến và ngày càng phát triển, đó là mạng Internet, chúng chiếm tới 44,2% trong tổng số các lựa chọn. Bên cạnh đó, các đáp viên còn được biết về nước sạch thông qua người thân, bạn bè và những người xung quanh nhƣ hàng xóm,…chiếm 17,3%. Không chỉ thế nhờ các hoạt động tuyên truyền của các tổ chức và địa phương mà các đáp viên cũng được biết về nước sạch, chiếm 28,8%. Sau đó là từ tờ rơi, mặc dù chúng cũng đƣợc sử dụng rộng rãi nhưng các đáp viên lại ít được biết đến các thông tin về nước sạch qua phương tiện này, chỉ có 3,8% trong tổng số các lựa chọn. Và cuối cùng là các phương tiện thông tin khác, chiếm 5,8%, trong đó các đáp viên đã có cơ hội biết thêm về nước sạch qua quá trình học tập, tham dự hội thảo và các thông tin từ nhân viên phục vụ bên ngành nước.
4.2.2 Sự hiểu biết về ô nhiễm nguồn nước và các vấn đề liên quan đến ô nhiễm
Ô nhiễm nguồn nước thật sự đã đem lại nhiều vấn đề cho con người và tự nhiên, chúng gây ra nhiều tác động tiêu cực mà chúng ta khó có thể đo lường hết được. Nhưng có những ảnh hưởng chính do ô nhiễm nguồn nước mang tới mà chúng ta có thể thấy rõ ngay trước mắt và trong cuộc sống hàng ngày cũng như qua các phương tiện báo đài. Sự hiểu biết của đáp viên về vấn đề này được biểu diễn qua hình vẽ dưới đây.
Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014
Hình 4.5 Những tác động tiêu cực của ô nhiễm nguồn nước (%)
Các ảnh hưởng
0 20 40 60 80 100
Đến sức khỏe Sản xuất NN Sinh vật dưới
nước Ô nhiễm
đất, không khí 98,3
55,0
70,0 70,0
%
Qua biểu đồ trên ta thấy đƣợc sự đánh giá của các đáp viên đối với các tác động tiêu cực do ô nhiễm nguồn nước như sau: phần lớn các đáp viên cho rằng ô nhiễm nguồn nước sẽ gây ra nhiều bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe chiếm cao nhất, tới 98% trog bốn sự chọn lựa. Tiếp theo là ảnh hưởng đến các sinh vật sống dưới nước và làm ô nhiễm đất với không khí cùng chiếm 70%, và cuối cùng đó là ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, chiếm 55%. Qua đó, ta thấy được sự hiểu biết của người dân là khá cao, họ nhận thức được rằng ô nhiễm nguồn nước có thể gây ra nhiều tác hại to lớn đến cho con người, nông nghiệp, các loài sinh vật và môi trường.
Ảnh hưởng mạnh của ô nhiễm nguồn nước đến sức khỏe gây ra rất nhiều bệnh tật cho con người. Do có một số nhóm người, tổ chức chỉ vì lợi nhuận và vô trách nhiệm đã làm ô nhiễm nguồn nước, hay vì nhận thức và mức độ hiểu biết còn hạn chế, hoặc do không đủ khả năng tài chính để sử dụng nước sạch, có thể là do không đƣợc tiếp cận các thông tin đầy đủ, thậm chí là do hoàn cảnh bắt buộc phải sử dụng nước bị ô nhiễm, mà có rất nhiều người đã bị mắc các loại bệnh ở nhiều cấp độ từ thấp đến khó có thể chữa trị. Sau đây là biểu đồ về một số bệnh phổ biến theo sự hiểu biết của các đáp viên.
Bệnh do muỗi truyền
Bệnh đường tiêu
hóa
Bệnh ngoài da
Bệnh về huyết áp, tim
mạch
Bệnh về
mắt Ung thƣ Bệnh về hệ thần kinh
và dị tật thai nhi
80% 80% 85%
22%
52%
42%
18%
Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014
Hình 4.6 Các bệnh do ô nhiễm nguồn nước
Từ hình 4.6, cho biết đƣợc sự hiểu biết rất lớn của các đáp viên đối với các loại bệnh mà ô nhiễm nguồn nước có thể mang lại cho con người. Được chọn nhiều nhất là bệnh ngoài da với 85% đáp viên đồng ý, bệnh ngoài da gây ra ghẻ, nấm, hắc lào,…khi mắc bệnh có thể thấy rõ biểu hiện của bệnh trên cơ thể người. Tiếp sau là bệnh do muỗi truyền (sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản) và bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, thương hàn, tả, lỵ,…đều đƣợc 80% các đáp viên chọn. Bệnh về huyết áp, tim mạch cũng có do ảnh
hưởng của ô nhiễm nước nhưng không phải tất cả mọi người đều biết điều này, do đó chỉ có 22% đáp viên chọn. Bệnh về mắt do sử dụng phải nước dơ, không sạch sẽ gây ra bệnh đau mắt hột, viêm màng kết cho mọi người và có 52% số người trả lời nghĩ như vậy. Hiện nay, bệnh ung thư cũng được sự quan tâm của cộng đồng và xã hội vì số lượng người mắc bệnh này không hề ít, ô nhiễm nguồn nước cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư.
Khi con người sử dụng nước có nhiễm chất độc, chất nguy hại, các chất này tồn đọng và tích lũy dần theo thời gian ở bên trong cơ thể và sẽ gây ra bệnh ung thƣ, bệnh này không bộc phát ngay mà sẽ phát bệnh sau một khoảng thời gian dài. Những thông tin này thường xuyên được đưa lên báo đài và các phương tiện truyền thông khác nên đã có 42% đáp viên đã nói rằng ung thư một phần cũng do ô nhiễm nguồn nước gây nên. Bệnh cuối cùng cũng là bệnh ít đƣợc các đáp viên lựa chọn nhất, chỉ với 18%, đó là các bệnh về thần kinh và dị tật thai nhi, bởi vì có nhiều người không hề biết do họ chưa có cơ hội đƣợc tiếp cận thông tin này.
Khi trong quá trình khảo sát người dân đối với vấn đề ô nhiễm nguồn nước, câu hỏi về nguồn gốc gây ô nhiễm được đặt ra nhằm tìm hiểu rõ hơn nhận thức của người dân ở khu TĐC.
88,3 88,3 85,0
41,7
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Công nghiệp Nông nghiệp Con người Giao thông, du lịch
Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014
Hình 4.7 Nguồn gốc gây ô nhiễm nguồn nước
Ngoài việc Biến đổi khí hậu gây ra ô nhiễm nước như lũ lụt hay hiện tượng xâm thực thì nguồn gốc chủ yếu gây ra ô nhiễm chính là do con người.
Qua biều đồ trên ta thấy đƣợc nguồn gốc từ chất thải công nghiệp đƣợc 88,3%
đáp viên lựa chọn, tương tự đối với chất thải từ hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi, thủy hải sản nhƣ thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất,…cũng có 88,3% đáp viên đồng tình. Tiếp theo là chất thải từ các hoạt động sinh hoạt của con người
Nguồn gốc
%
như nước thải và rác thải, có tới 85% đáp viên đồng ý. Cuối cùng là chất thải từ hoạt động giao thông, du lịch, thương mại, mặc dù được lựa chọn thấp hơn nhƣng vẫn chiếm tỷ lệ không nhỏ (41,7%). Qua biều đồ trên ta thấy đƣợc rõ rằng các đáp viên đã có sự hiểu biết rất lớn, hầu hết đều hơn phân nửa các đáp viên đồng ý, bởi vì những thông tin này thường được phổ biến rộng rãi qua các phương tiện truyền thông cũng như kinh nghiệm thực tế của các đáp viên khi được chứng kiến cảnh con người đã góp phần tạo ra các chất gây ô nhiễm làm ảnh hưởng đến chất lượng nước.
4.2.3 Đánh giá về tầm quan trọng của nước sạch và một số giải pháp cho vấn đề ô nhiễm nước
Mặc dù có nhiều đáp viên đƣợc tiếp cận thông tin và có một số không được tiếp cận thông tin về nước sạch, nhưng phần lớn mọi người đều biết được đến những vấn đề có liên quan đến nước thải như tác động tiêu cực, các bệnh do ô nhiễm nguồn nước gây ra hay nguồn gốc phát sinh ra chúng. Vì vậy, họ cũng đánh giá rất khác biệt về tầm quan trọng của nước sạch.
1,7%
5%
93,3%
Bình thường Quan trọng Rất quan trọng
Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014
Hình 4.8 Mức độ quan trọng của nước sạch
Qua hình 4.8 ở trên ta thấy đƣợc có sự chênh lệch rất lớn giữa các sự lựa chọn của các đáp viên khi có tới 93,3% đáp viên nghĩ rằng nước sạch rất quan trọng trong cuộc sống, tiếp theo là mức độ quan trọng chiếm 5% trong tổng số đáp viên, cuối cùng là mức độ bình thường chỉ có 1,7% đáp viên chọn. Qua đó nói lên rằng mặc dù do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho họ không đƣợc biết đến đầy đủ thông tin về ô nhiễm nguồn nước nhưng hầu như tất cả mọi
người ai cũng mong muốn có một nguồn nước thật sạch và không bị ô nhiễm, vì thế họ đánh giá rất cao cho tầm quan trọng của nước sạch trong cuộc sống.
Muốn có được một nguồn nước không bị ô nhiễm thì trước hết bản thân mỗi người phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường để không phát sinh thêm nhiều chất thải, nếu nguồn nước đã bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ bị ô nhiễm thì chúng ta cần phải có các biện pháp ngăn chặn hoặc cải thiện để nguồn nước không bị ô nhiễm nặng hơn. Sau đây là một số giải pháp cơ bản được đề ra nhằm góp phần làm giảm ô nhiễm nguồn nước.
Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014
Hình 4.9 Một số giải pháp cho vấn đề ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam Từ hình 4.9, ta phần nào biết đƣợc suy nghĩ và cũng nhƣ mong muốn của các đáp viên để cải thiện vấn đề ô nhiễm nguồn nước. Hai giải pháp cùng chiếm 66,7% sự lựa chọn của đáp viên đó là Xử lý nước tại gia đình (lọc nước, đun sôi nước,…) và Áp dụng những quy định về kiểm soát ô nhiễm cho các doanh nghiệp, khi áp dụng những quy định thì các doanh nghiệp sẽ có những giải pháp để hạn chế ô nhiễm, có thể áp dụng hoặc cải tiến những công nghệ kỹ thuật mới để có thể giảm ô nhiễm nhưng cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của doanh nghiệp, đồng thời nâng cao đƣợc hình ảnh công ty.
Tiếp theo là biện pháp cũng chiếm tỷ lệ không hề thấp, đạt 65% trong tổng số các lựa chọn của đáp viên, đó là Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, đây là một việc làm tuy không quá phức tạp nhƣng không phải tất cả người dân đều làm theo bởi vì nhiều lý do khác nhau như điều kiện sống không cho phép, nguồn tài chính eo hẹp hay chỉ vì lợi ích cá nhân của vài nhóm người vô trách nhiệm, vì vậy các tổ chức cũng như chính quyền địa
(%) Giải pháp