CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
1.5. Hiện trạng xử lý chất thải ở thế giới và Việt Nam
1.5.1. Hiện trạng phát sinh và quản lý, xử lý chất thải trên thế giới
Mỗi năm trên thế giới phát sinh ra một lượng chất thải khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội, mức sống của người dân. Ước tính hàng năm lượng chất thải được thu gom trên thế giới từ 2,5 đến 4 tỷ tấn (ngoại trừ các lĩnh vực xây dựng và tháo dỡ, khai thác mỏ và nông nghiệp). Tỷ lệ phát sinh chất thải tăng tỷ lệ thuận với mức tăng GDP tính theo đầu người. Cụ thể ở một số quốc gia như sau: Canada là 1,7 kg/người/ngày, Thụy Sỹ là 1,3 kg/người/ngày, Trung Quốc là 1,3 kg/người/ngày, Mỹ là 2,65 kg/người/ngày .
Đô thị hóa và phát triển kinh tế thường đi đôi với mức tiêu thụ tài nguyên và tỷ lệ phát sinh chất thải rắn. Dân thành thị ở các nước phát triển phát sinh chất thải nhiều hơn ở các nước đang phát triển gấp 6 lần, cụ thể ở các nước phát triển là 2,8 kg/người/ngày,ở các nước đang phát triển là 0,5 kg/người/ngày.
Bảng 1.1. Lượng phát sinh CTR ở một số nước
Tên nước
Dân số đô thị hiện nay (% dân số)
Lƣợng phát sinh CTR đô thị (kg/người/ngày)
Nước thu nhập thấp 15,92 0,4
Nepal 13,7 0,5
Việt Nam 20,8 0,55
Ấn Độ 26,8 0,46
Nước thu nhập trung
bình 40,8 0,79
Indonesia 35,4 0,76
Malaysia 53,7 0,81
Thái Lan 20,0 1,1
Nước thu nhập cao 86,3 1,39
Hàn Quốc 81,3 1,59
Singapore 100,0 1,1
Nhật Bản 77,6 1,47
(Nguồn : Bộ môn sức khỏe và môi trường, 2006)
Thành phần chất thải ở các nước trên thế giới là khác nhau tùy thuộc vào thu nhập và mức sống của mỗi nước. Đối với các nước có nền công nghiệp phát triển thì thành phần các chất vô cơ là chủ yếu lượng CTR này sẽ là nguyên liệu cho ngành công nghiệp tái chế.
Bảng 1.2. Thành phần và tỷ lệ chất thải ở Mỹ
Thành phần
Tỷ lệ % các loại CTR theo các nguồn khác nhau Tại bãi rác
Colombia
Theo EPA Trung bình cả nước
Giấy 41 33 35-47
Hữu cơ 21 17 18-29
Nhựa 16 12 11-21
Kim loại 6 6 4-8
Thủy tinh 3 6 2-6
Các loại khác 13 24 10-15
(Nguồn: Tạp chí Waste Management research. Volum 23 số , 2/2005) a) Quản lý và xử lý chất thải trên thế giới
Hiện nay vấn đề quản lý và xử lý chất thải trên thế giới này càng được quan tâm. Đặc biệt ở các nước phát triển, công việc này được tiến hành chặt chẽ, từ ý thức bỏ chất thải của người dân, quá trình phân loại tại nguồn, thu gom, tập kết và vận chuyển theo từng loại. Quy định với việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải được quy định chặt chẽ rõ ràng, đầy đủ thiết bị hiện đại.
⁺ Tại Đức: có thể nói ngành tái chế chất thải của Đức đang đứng đầu thế giới hiện nay. Việc phân loại CTR được thực hiện từ năm 1991. CTR bao bì gồm: hộp đựng thức ăn, máy móc bằng nhựa, bìa carton được gom vào thùng màu vàng, thùng xanh dương cho giấy, thùng xanh lá cho CTR sinh học, thùng đen cho thủy tinh. Những lò đốt CTR hiện đại của Đức hầu như không thải khí độc ra môi trường. Giáo dục cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường là một trong những phương pháp mà nhà quản lý tại Đức đã áp dụng. CTR được phân loại triệt để tạo điều kiện để tái chế và xử lý trở nên thuận lợi và dễ
⁺ Tại Nhật Bản: chuyển từ hệ thống quản lý chất thải truyền thống với dòng nguyên liệu xử lý theo một hướng sang xã hội có chu kỳ xử lý nguyên liệu theo mô hình 3R (reduce, reuse, recycle) về thu gom chất thải rắn các hộ gia đình được yêu cầu chia thành 3 loại
⁻ CTR hữu cơ dễ phân hủy hàng ngày được đưa tới nhà máy sản xuất phân compost.
⁻ CTR khó tái chế hoặc hiệu quả tái chế không cao nhưng cháy được sẽ đưa tới nhà máy đốt CTR thu hồi năng lượng.
⁻ CTR có thể tái chế thì được đưa tới các nhà máy tái chế.
Sau khi thu gom chất thải tới nơi quy định công ty vệ sinh sẽ đưa các loại chất thải cháy được vào lò đốt để tận dụng nguồn năng lượng cho máy phát điện. chất thảikhông cháy được cho vào máy ép nhỏ rồi chôn sâu trong lòng đất. Cách xử lý chất thải như vậy vừa tận dụng được chất thải vừa chống ô nhiễm môi trường.
⁺ Tại Trung Quốc: Mức phát sinh chất thải rắn trung bình của Trung Quốc là 0,4 kg/người/ngày, ở thành phố mức phát sinh cao hơn là 0,9kg/người/ngày.
Tuy nhiên do mức sống tăng, mức phát sinh chất thải rắn trung bình vào năm 2030 sẽ vượt 1 kg/người/ngày. Sự tăng tỷ lệ này do dân số đô thị tăng nhanh, dự báo sẽ tăng gần gấp đôi. Điều này làm cho tốc độ phát sinh CTR tăng nhanh chóng. Hiện nay, lĩnh vực quản lý chất thải của Trung Quốc được cải tiến đáng kể. Các thành phố lớn đã thực hiện chôn lấp CTR hợp vệ sinh, các biện pháp này ngày càng được cải tiến và lợi ích ngày càng tăng phù hợp với nhu cầu quản lý chất thải rắn cực kỳ cấp thiết của Trung Quốc.
⁺ Tại singapore: Singapore không có nhiều đất đai để chôn lấp CTR như những quốc gia khác nên đã kết hợp xử lý CTR bằng phương pháp đốt và chôn lấp. Cả nướcSingapore có 3 nhà máy đốt CTR. Những thành phần chất thải rắn không cháy được chôn lấp ở bãi chôn lấp CTR ngoài biển.
⁺ Tại Thái Lan: sự phân loại CTR được thực hiện ngay từ nguồn. Người ta chia ra 3 loại CTR và bỏ vào 3 thùng riêng: những chất có thể tái sinh, thực phẩm và các chất độc hại. CTR tái sinh sau khi được phân loại sơ bộ ở nguồn phát sinh được chuyển đến nhà máy phân loại CTR để tách ra các loại vật liệu khác nhau sử dụng trong tái sản xuất. Chất thải thực phẩm được chuyển đến nhà máy chế biến phân vi sinh. Những chất còn lại sau khi tái sinh hay chế biến phân vi sinh được xử lý bằng chôn lấp. Chất thải độc hại được xử lý bằng phương pháp đốt.
Bảng 1.3. Tỷ lệ chất CTR xử lí bắng các phương pháp khác nhau ở một số nước
(ĐVT :%) Nước Tái chế Chế biến
phân vi sinh Chôn lấp Đốt
Canada 10 2 80 8
Đan Mạch 19 4 29 48
Phần Lan 15 0 83 2
Pháp 3 1 54 42
Đức 16 2 46 36
Ý 3 3 74 20
Thụy Điển 16 34 47 3
Thụy Sỹ 22 2 17 59
Mỹ 15 2 67 16
(Nguồn:Đỗ Thị Lan và cs, 2007)
⁺ Đối với các nước châu Á, chôn lấp chất thải rắn để tiêu hủy vì chi phí rẻ. Trung Quốc và Ấn Độ có tỉ lệ chôn lấp tới 90%, tỉ lệ thiêu đốt chất thải của Nhật Bản và Đài Loan vào khoảng 60-80%, Hàn Quốc chiếm tỷ lệ tái chế chất thải cao nhất khoảng 40%.
Các bãi chôn lấp chất thải được chia thành 3 loại: bãi lộ thiên, bãi chôn lấp bán lộ thiên, bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Chất lượng các bãi chôn lấp có quan hệ mật thiết với GDP. Các bãi chôn lấp hợp vệ sinh thường thấy ở các nước phát triển còn các bãi chôn lấp lộ thiên thường gặp ở các nước đang phát triển.
Thiêu đốt là phương pháp tiêu hủy tốn kém về xây dựng và vận hành. Do tốn kém nên phương pháp thiêu đốt không được chấp nhận ở nhiều nước.
Đối với chất thải hữu cơ, ủ phân compost là phương pháp tiêu hủy chủ yếu, Ấn Độ và Philipin ủ phân compost tới 10% lượng chất thải phát sinh. Tại hầu hết các nước tái chế chất thải ngày càng được coi trọng.
Bảng 1.4. Các phương pháp xử lý CTR ở một số nước Châu Á (ĐVT: %) Nước
Bãi rác lộ thiên, chôn
lấp
Thiêu đốt
Chế biến phân compost
Phương pháp khác
Việt Nam 96 - 4 -
Bangladet 95 - - 5
Hongkong 92 8 - -
Ấn Độ 70 - 20 10
Indonexia 80 5 10 5
Nhật Bản 22 74 0,1 3,9
Hàn Quốc 90 - - 10
Malayxia 70 5 10 15
Philipin 85 - 10 5
Srilanka 90 - - 10
Thái Lan 80 5 0 5
(Nguồn: Viện khoa học thủy lợi, 2006)