CHƯƠNG 3: LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN VÀ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CỦA XÃ NGỌC HÒA
3.2. Hiện trạng CTRSH trên địa bàn xã Ngọc Hòa
3.2.1. Nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt
Bảng 3.1. Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt
STT Nguồn thải Nguồn phát sinh
1. Từ sinh hoạt Từ hộ gia đình
2. Từ khu thương mại
Nhà kho Nhà hàng
Chợ Nhà nghỉ...
3. Từ cơ quan công sở
Trường học Trạm y tế Văn phòng
4. Từ hoạt động công nghiệp
Sản xuất của các xí nghiệp gạch Từ hoạt động của công ti may
K+K fashion
5. Từ hoạt động nông nghiệp
Thu hoạch nông sản Đồng ruộng Chuồng trại
3.2.2. Lƣợng CTRSH phát sinh
Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao và song song với đó là sự gia tăng về khối lượng chất thải rắn.
Điều tra 100 hộ dân về khối lượng chất thải sinh hoạt của mỗi hộ/ngày cho kết quả như sau:
Bảng 3.2. Lƣợng chất thải của hộ/ngày Lƣợng CTRSH bình
quân (kg/hộ) Tỷ lệ %
0,3-0,5 53%
0,5-0,7 24%
0,7-0,8 12%
0,8-1 7%
>1 4%
( Số liệu điều tra năm 2015)
Theo kết quả điều tra cho thấy lượng CTRSH bình quân phát sinh trong một ngày là 0,3-0,5 kg/người/ngày chiếm tỉ lệ cao 53%. Lượng CTRSH cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sức tiêu thụ của từng hộ gia đình, sức mua, thu nhập, số lượng thành viên trong gia đình...
Theo số liệu điều tra dân số của xã Ngọc Hòa tới năm 2014 đạt 8793 nhân khẩu với tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt là 1110,6 tấn. Tuy đã có một phần lớn số hộ sản xuất phi nông nghiệp có mức thu nhập ổn định và tương đối cao nhưng lượng CTRSH phát sinh không quá cao trung bình là 0,35kg/người/ngày. Cụ thể như sau:
Bảng 3.3. Lƣợng CTRSH phát sinh trên các thôn trong xã
Qua số liệu này ta thấy được CTRSH phát sinh chủ yếu ở các khu vực đông dân cư như thôn Cả, thôn Chúc Lý. Lượng CTRSH phát sinh chênh lệch giữa các thôn không quá lớn do dân cư hoạt chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Thôn Chúc Lý có mức phát sinh CTRSH là lớn nhất 0,45kg/người/ngày nguyên nhân là do đây là khu vực đông dân cư, các cơ quan hành chính như ủy ban nhân dân xã, trường học, trạm y tế... đều nằm trên khu vực này. Hơn nữa có vị trí địa lý nằm sát với khu vực thị trấn Chúc Sơn nên rất thuận lợi cho việc buôn bán, kinh doanh, phát triển các dịch vụ.
Thôn Số nhân khẩu Lƣợng CTRSH
(kg/người/ngày)
Non Nông 570 0,24
Ngọc Giả 950 0,34
Cầu 1120 0,36
Cả 2530 0,38
Chúc Lý 3623 0,45
Tuy nhiên ở thôn Ngọc Giả với số lượng dân cư ít nhưng lượng phát sinh CTRSH lại cao nguyên nhân chủ yếu là do khu vực này đã được đô thị hóa, nằm gần với thị trấn Chúc Sơn và các công ti, đường quốc lộ nên mức sống của người dân cao vì vậy CTRSH ở thôn này khá lớn so với các thôn khác trong xã.
Ngoài lượng CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình còn có từ các cơ quan hành chính, trường học, trạm y tế... chiếm một lượng tương đối lớn. Vào những ngày có các hoạt động tín ngưỡng diễn ra như: lễ hội, lễ giáng sinh, tết nguyên đán...thì khối lượng CTRSH phát sinh sẽ tăng cao, nếu lượng chất thải này không được thu gom và xử lý sẽ gây ảnh hưởng đến mỹ quan thôn xã, gây mùi khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân xung quanh.
3.2.3. Thành phần chất thải sinh hoạt
Bảng 3.4. Thành phần CTRSH trong các hộ gia đình Thành phần chất thải
rắn
Tỷ lệ % Hộ sản xuất nông
nghiệp
Hộ sản xuất phi nông nghiệp Thành phần hữu cơ
Thức ăn thừa, vỏ rau củ
quả 51 58
Mùn, CTR vụn 30 18
Nilon, nhựa, cao su 4 7
Thành phần vô cơ
Kim loại 1 4
Sành, sứ, thủy tinh 4 7
Chất thải khác 10 6
Từ các số liệu trên ta thấy được sư chênh lệch về thành phần CTRSH giữa các hộ sản xuất nông nghiệp và sản xuất phi nông nghiệp.
Đối với nhóm hộ sản xuất nông nghiệp thì tỷ lệ chất thải hữu cơ chiếm cao tới 51% với chủ yếu là vỏ rau củ quả, thực phẩm thừa.. Tiếp đến là tỷ lệ mùn, CTR vụn 30% tỷ lệ chất thải này cao do mang nét đặc trưng của nhóm hộ sản xuất nông nghiệp vì trong quá trình sản xuất nông nghiệp thì lượng mùn, chất thải rơm, rạ, cây trồng sau mùa vụ là tương đối lớn.
Đối với nhóm hộ sản xuất phi nông nghiệp thì tỷ lệ chất thải hữu cơ cao hơn nhóm sản xuất nông nghiệp nó chiếm 58% do mức sống của người dân cao hơn, lượng thức ăn thừa không được tận dụng trong chăn nuôi.
Ngoài ra còn có các nguồn thải:
⁻ Các cơ quan công sở, trường học thì chủ yếu là lá cây giấy vụn, bao bì...
⁻ Xã có 1 chợ họp thường xuyên tạo ra một lượng CTRSH lớn chủ yếu là túi nilon.
⁻ Công ty may K+K fashion thành phần chất thải chủ yếu là vải vụn...
3.2.4. Ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong một ngày khá cao, đặc biệt thành phần chủ yếu là chất thải rắn hữu cơ, thời gian phân hủy của nó diễn ra nhanh.
Vì vậy nếu không được thu gom thường xuyên thì sẽ gây mùi rất khó chịu ảnh hưởng tới mỹ quan thôn xóm, ô nhiễm môi trường cũng như sức khỏe của người dân.
- Đối với môi trường không khí
Mặc dù xã đã tổ chức thu gom chất thải 2 ngày/lần nhưng vẫn có một số hộ gia đình đổ CTR bừa bãi ra ao hồ, mương...gây bốc mùi hôi thối, nơi sinh sôi của các mầm bệnh. Chất thải sau mỗi ngày họp chợ được thu thành những
đống nhỏ chưa được xử lý kịp thời, thức ăn thừa do những quán ăn đổ xuống cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng bầu không khí.
- Đối với môi trường nước
CTR khi được thu gom về chưa được xử lý kịp thời sẽ bị phân hủy rất nhanh do thành phần chủ yếu là chất thải hữu cơ tạo thành nước rỉ CTR thấm vào lòng đất gây ô nhiễm mạch nước ngầm. Khi vào mùa mưa nước rỉ sẽ trôi theo dòng chảy ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước mặt. Khi vào vụ mùa người nông dân sử dụng các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản thực vật các chất này ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ;
nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng,ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân,sinh vật trong khu vực. Ngoài việc gây ô nhiễm nguồn nước ngầm nó còn gây ảnh hưởng tới nguồn nước tưới tiêu cho cây trồng, làm cây trồng phát triển kém ảnh hưởng tới năng xuất.
Hình 3.1. Chất thải vứt bừa bãi bên cạnh mương
- Đối với môi trường đất
Môi trường đất xung quanh bãi rác cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.
CTRSH có những chất thải xây dựng như: gạch, ngói, xi măng... hay túi nilon, bao bì, những chất này trong đất rất khó phân hủy làm cho đất bị chai cứng, gây khó khăn cho việc sản xuất nông nghiệp. Thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật... không chỉ gây ô nhiễm nước mà nó còn làm mất cân bằng hệ sinh thái trong đất làm suy thoái môi trường đất.
- Đối với sức khỏe cộng đồng
Các bãi rác là nơi ấp ủ rất nhiều mầm bệnh, nhiều bệnh như đau mắt, tiêu chảy, dịch tả... do chất thải rắn gây ra. Các CTRSH khó phân hủy làm mất vệ sinh, mất mỹ quan tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn như nấm, vi khuẩn độc hại gây hại cho con người.
Hình 3.2. Chất thải bị phân hủy, tập trung ruồi muỗi
Các loại CTR hữu cơ dễ phân hủy gây mùi hôi thối, ngoài ra nó còn là nơi tập trung, phát sinh chuột, ruồi, muỗi, gián... là những con vật trung gian