CHƯƠNG 3: LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN VÀ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CỦA XÃ NGỌC HÒA
4.3. Yêu cầu về dụng cụ chứa chất thải rắn sinh hoạt trong các hộ gia đình
Phân loại chất thải rắn ngay tại các hộ gia đình là một khâu rất quan trọng trong quá trình thu gom CTRSH, nó quyết định tới toàn bộ quá trình xử lý sau đó. Việc phân loại CTRSH tại nguồn có ý nghĩa làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm diện tích chôn lấp, tạo nguồn tài nguyên phát triển sản xuất. để phù hợp với điều kiện kinh tế của các hộ gia đình, xã Ngọc Hòa cần thực hiện:
Tận dụng các dụng cụ chứa chất thải của các hộ gia đình đã sẵn có sơn thành 2 màu khác nhau để phân biệt thùng CTR vô cơ và thùng CTR hữu cơ.
Đối với các hộ chưa có dụng cụ đựng CTR thì có thể tận dụng những nguyên liệu sẵn có như: mây, tre... để tạo thành dụng cụ đựng đựng chất thải sau đó cũng sơn 2 màu để phân biệt thùng CTR vô cơ và hữu cơ.
4.4. Tổ chức hệ thống thu gom, xử lý CTRSH
Phương tiện: sử dụng xe thu gom có 2 ngăn chứa, 1 ngăn chứa chất thải vô cơ, 1 ngăn chứa chất thải hữu cơ được thiết kế theo quy chuẩn (1 xe chứa được 1,2-1,5m3 CTR) để vận chuyển chất thải từ thôn tới bãi tập kết.
Thời gian: thời gian thu gom CTRSH là từ 5h30-8h sáng hàng ngày, các hộ gia đình sẽ mang CTR ra đổ vào các ngăn đã quy định hoặc để CTR ở nơi không bị gió thổi bay sau đó công nhân thu gom sẽ đổ CTR lên xe.
Sơ đồ thực hiện: các hộ gia đình hầu như đều nằm dọc hai bên trục đường chính của thôn, một số hộ nằm trong các ngõ nhỏ và các tuyến đường đều đã được bê tông hóa nên quá trình vận chuyển chất thải thuận lợi. Dựa vào vị trí của từng thôn trên bản đồ phân chia tuyến đường thu gom và vận chuyển CTR thành 2 khu vực:
Thôn Cầu, thôn Cả thu gom và vận chuyển CTR đến bãi rác thôn Cả.
Thôn Chúc Lý, thôn Non Nông vận chuyển CTR tới xe chở CTR của công ty môi trường đô thị Xuân Mai sau đó công ty sẽ vận chuyển lên bãi rác Sơn Tây.
4.5. Biện pháp công nghệ
Với sự phát triển kinh tế xã hội như hiện nay thì trong thời gian sắp tới thành phần và tính chất của CTRSH sẽ rất phức tạp. Đó là sự gia tăng về khối lượng cũng như thành phần của CTRSH do đó cần có những biện pháp xử lý thích hợp vừa đáp ứng được nhu cầu giảm áp lực CTR lên môi trường, vừa đáp ứng khả năng kinh tế của địa phương.
Hiện nay phương pháp được ưu tiên hơn hết là tái chế chất thải. Việc tái chế chất thải không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn đem lại lợi ích về kinh tế. Chúng làm giảm sự phụ thuộc của con người vào việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt. Với lượng hữu cơ lớn trong chất thải sinh hoạt (50-70%) thì đây sẽ là nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất phân vi sinh, một loại phân rất tốt cho cây trồng và thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó việc tái chế còn giúp chúng ta thu hồi các loại nguyên liệu như: nhựa, giấy, kim loại… tránh lãng phí tài nguyên, ngăn ngừa được sự ô nhiễm.
Sử dụng biện pháp làm phân ủ:
Đây là biện pháp khá phổ biến được sử dụng ở nhiều tỉnh trong nước mang lại hiệu quả cao trong việc xử lý chất thải. Có thể tận dụng chất thải đồng
ruộng, chất thải chăn nuôi và một phần chất thải sinh hoạt làm nguyên liệu ủ.
Có thể kết hợp phương pháp này với ủ phân chuồng, bùn thải biogas cũng như tận dụng các nguồn chất thải làm phân bón ruộng hoặc phân bón cho cây trồng lâu năm, tiết kiệm chi phí sản xuất cho người nông dân.
Có thể sản xuất khí sinh học tại hộ gia đình: khuyến khích các hộ chăn nuôi nên sử dụng phương pháp này vừa giảm thiểu được lượng CTR vừa đem lại nguồn khí đốt cho gia đình.
Đối với các loại chất thải vô cơ có thể tái chế được như: kim loại, nhựa... các gia đình sẽ phân loại tại nhà sau đó bán cho người thu mua phế liệu.
Đối với chất thải là nhựa: sau khi thu mua sẽ bán cho các cơ sở tái chế nhựa.
Hình 4.1. Quy trình tái chế nhựa Điện nước
AS Mặt trời Nước
Phế liệu nhựa
Phân loại - Theo PP, PS, PVC, PET, PE
Làm sạch, xay nghiền Phơi khô
Tạo hạt
Máy sản xuất đồ dùng nhựa
Hạt nhựa mới, bột màu
Sản phẩm
Với chất thải là giấy: giấy sau khi thu gom và lựa chọn ra giấy không có lẫn các tạp chất thì giấy được tái chế thông qua các công đoạn: tái tạo bột giấy, sàng, tẩy mực, làm trắng và xeo giấy. Sau cùng, tờ giấy thành phẩm sẽ được cuộn vào một trục lăn thật lớn và rời khỏi máy xeo. Trục cuốn này có thể rộng tới 9-10 m và nặng gần 20 tấn. Cuộn giấy thành phẩm có thể được cắt ra thành những cuộn nhỏ hơn hoặc thành nhiều tờ, để chở tới những nhà máy mà ở đó chúng sẽ được in ấn, hoặc được gia công thành các sản phẩm như phong bì, túi giấy hay thùng hộp…
Với kim loại như sắt thép được tái chế như sau:
Hình 4.2. Quy trình tái chế sắt, thép
Biện pháp chôn lấp: đối các loại chất thải không thể tái chếnhư gạch, ngói, đất, đá... thì biện pháp thích hợp nhất là chôn lấp.
Biện pháp đóng rắn: thường dùng để xử lý một số chất thải rắn nguy hại theo các bước như sau:
Sắt thép phế thải Phân loại theo kích thước
Kích thước nhỏ Kích thước lớn Phôi mới
Cắt Lò nấu thép
Cán
Phôi Lò đúc
Tạo phôi
Thép xây dựng Thép dẹp Thép cuộn
Hình 4.3. Quy trình công nghệ hóa rắn
Ngoài ra biện pháp đóng rắn còn được sử dụng để tái chế các loại gạch, ngói... thải bỏ. Sau khi thu gom nghiền nhỏ sau đó đóng lại thành các sản phẩm như gạch lát đường, công viên, vườn hoa hiện nay.
Biện pháp đốt: đây là biện pháp được áp dụng phổ biển trong nước ta.
Lợi ích của biện pháp này là thu hồi được năng lượng để sử dụng, tuy nhiên để xây dựng được một nhà máy đốt CTR quy mô 300 tấn/ngày cần vốn đầu tư là 20-30 triệu USD cả chi phí vận hành sửa chữa. Năng lượng và điện năng thu hồi được không đủ để bù đắp vào chi phí vận hành sửa chữa.
Trên đây là một số giải pháp có thể áp dụng để quản lý và xử lý CTRSH của xã Ngọc Hòa. Tùy vào nhận thức và điều kiện kinh tế xã hội mà có thể áp dụng các giải pháp phù hợp.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN
Qua tìm hiểu hiện trạng CTRSH trên địa bàn xã Ngọc Hòa huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội tôi có các kết luận sau:
1. Xã Ngọc Hòa là xã có tiềm năng phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hóa nhanh nên lượng CTRSH mỗi ngày là lớn trung bình mỗi ngày có 3,04 tấn CTR được thải ra trong đó chất thải hữu cơ chiếm 58% đối với nhóm hộ sản xuất phi nông nghiệp và 51% với nhóm hộ sản xuất nông nghiệp.
2. Lượng chất thải của mỗi hộ gia đình là khác nhau phụ thuộc vào số lượng thành viên trong gia đình, mức thu nhập.
3. Nhìn chung người dân đã có ý thức bảo vệ môi trường, tuy nhiên thái độ phân loại CTR của người dân còn thấp chủ yếu chỉ là thu gom vỏ chai lọ, kim loại... để bán cho người thu mua phế liệu.
4. Nhìn chung công tác quản lý CTRSH trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, chưa có khâu xử lý sau thu gom.
5. Đã đề xuất được một số biện pháp quản lý và xử lý CTRSH tại xã Ngọc Hòa.
II. KHUYẾN NGHỊ
Để góp phần giải quyết tình hình CTRSH trên địa bàn xã hiện nay cũng như trong tương lai đạt hiệu quả cao, tôi có một số khuyến nghị sau:
1. Mỗi thôn nên xây dựng một bãi chứa CTR hợp vệ sinh riêng để tiện cho việc quản lý.
2. Chú ý quan tâm hơn nữa tới vấn đề CTRSH cũng như bảo vệ môi trường trên địa bàn xã. Nên ban hành những nội quy quy chế xử phạt đối với những hành vi gây ô nhiễm môi trường.
3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người dân về ý thức bảo vệ môi trường.
4. Cần có cán bộ chuyên về vệ sinh môi trường ở cấp cơ sở, nâng cao năng lực quản lý chất thải.
5. Tăng cường công tác phân loại thu gom và đổ CTR có hiệu quả.