Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín sacombank chi nhánh hậu giang (Trang 25 - 28)

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.

- Thu thập số liệu thứ cấp từ báo cáo hoạt động kinh doanh của chi nhánh, các số liệu phản ánh tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng từ năm 2011 đến năm 2013.

- Tham khảo sách báo và các bài viết có nội dung liên quan đến đề tài phân tích

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu.

- Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp so sánh kết hợp với phương pháp tỷ trọng để phân tích tình hình huy động vốn, cho vay và thanh toán qua Ngân hàng.

- Mục tiêu 2,3: Sử dụng các chỉ số tài chính, so sánh sự biến động của các chỉ số qua các năm để từ đó đánh giá hoạt động của Ngân hàng.

- Mục tiêu 4: Sử dụng phương pháp đánh giá chung dựa trên phân tích ở mục tiêu 1, 2.và 3 Từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ bán lẻ của ngân hàng.

Phương pháp thống kê mô tả.

Thống kê mô tả tập hợp tất cả các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu bằng các phép tính và các chỉ số thống kê thông thường như số trung bình, số trung vị, phương sai, độ lệch chuẩn,… cho các biến số liên tục và các tỷ số cho các biến số không liên tục để . Trong phương pháp thống kê mô tả, các đại lượng thống kê mô tả chỉ được tính đối với các biến định lượng.

Phương pháp so sánh.

Phương pháp được sử dụng chủ yếu trong đề tài nghiên cứu là phương pháp so sánh. Đây là phương pháp xem xét chỉ tiêu kỳ phân tích dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu kỳ gốc nhằm xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu. Và cũng là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh tế. Vì vậy để sử dụng phương pháp này cần nắm vững 3 nguyên tắc sau:

Lựa chọn gốc so sánh:

Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được chọn làm căn cứ để so sánh, được gọi là gốc so sánh. Tùy theo mục đích sử dụng mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp. Các gốc so sánh có thể là:

- Số liệu năm trước (kỳ trước), nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu.

- Các chỉ tiêu trung bình ngành, khu vực kinh doanh, nhu cầu đơn đặt hàng,… Nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự báo, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức.

- Các chỉ tiêu kỳ được so sánh so với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ phân tích, và là kết quả doanh nghiệp đạt được, hoặc có thể là chỉ tiêu kế hoạch hướng đến tương lai.

Điều kiện có thể so sánh được:

- Về thời gian: Các chỉ tiêu được tính trong cùng một thời gian hạch toán, phải thống nhất trên cả 3 mặt: cùng nội dung phản ánh, cùng một phương pháp tính, cùng đơn vị tính.

- Về không gian: Các chỉ tiêu này cần quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau.

Kỹ thuật so sánh:

- Kỹ thuật so sánh số tuyệt đối

Là kết quả của phép trừ giữa trị số kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Số tuyệt đối là một chỉ tiêu tổng hợp nhằm phản ánh quy mô, khối lượng của sự kiện.

Công thức tính: Y = Y1 – Y0 (2.4) Trong đó:

Y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Y1: là chỉ tiêu kỳ phân tích Y0: là chỉ tiêu kỳ gốc

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu kỳ phân tích với số liệu kỳ gốc của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp xử lý.

- Kỹ thuật so sánh số tương đối:

Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

Công thức tính: Y = 0

0 1

Y Y Y

x 100% (2.5) Trong đó:

Y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Y1: là chỉ tiêu kỳ phân tích.

Y0: là chỉ tiêu kỳ gốc.

Phương pháp nhằm nghiên cứu tốc độ phát triển, tỷ trọng trong cơ cấu tổng thể của các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp xử lý.

Phương pháp tỷ trọng

Phương pháp này dùng để tính toán cơ cấu của các khoản mục so với tổng thể qua các kỳ hoạt động kinh doanh khác nhau.

Công thức tính: %X = Y

X  100% (2.6) Trong đó:

%X: là tỷ trọng của chỉ tiêu X so với Y.

X, Y: là các chỉ tiêu kinh tế có liên quan.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín sacombank chi nhánh hậu giang (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)