Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK CHI NHÁNH HẬU GIANG
4.2 Dịch vụ cho vay
Dịch vụ cho vay nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế địa phương, NH luôn cố gắng hướng tới từng đối tượng khách hàng, từng ngành then chốt và trọng điểm theo định hướng phát triển kinh tế địa phương.
Vì thế, trong những năm qua với những sự phát triển mạng lưới, nhân sự cũng như sản phẩm cho vay, chính sách tín dụng thì dịch vụ cho vay của NH đã có bước phát triển vượt bậc. Bằng chứng là doanh số cho vay liên tục tăng từ mức 1.518,169 tỷ đồng trong năm 2011 lên mức 1.875,832 tỷ đồng trong năm 2013, tăng 357,663 tỷ đồng (tương ứng tăng 23,56%). Trong đó, mảng cho vay bán lẻ vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng và có xu hướng tăng liên tục trong những năm qua. Cụ thể, trong năm 2012 doanh số CVBL đạt mức 1.196,644 tỷ đồng, tăng 11,54% so với năm 2011.
Đây là thời kỳ nền kinh tế bắt đầu được hỗ trợ bằng các chính sách về lãi suất, thuế của nhà nước cũng như được hỗ trợ của ngân hàng về quy trình, thủ tục pháp lý như các giấy tờ pháp lý không cần phải công chứng, thời gian đưa ra phán quyết cấp tín dụng đối với khoản vay dưới 1 tỷ đồng tối đa 3 ngày, còn các món vay trên 3 tỷ đồng tối đa 7 ngày đối với cấp tín dụng ngắn hạn và 10 ngày đối với cấp tín trung và dài hạn… cùng với đó hạn mức tín dụng linh hoạt phụ thuộc vào uy tín và phương án kinh doanh nhằm cùng chung sức với các doanh nghiệp, cá nhân vượt qua các khó khăn để có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn phát triển hoạt động kinh doanh; tuy nhiên do khả năng tiêu thụ của
nền kinh tế còn khá yếu cùng với đó do độ trễ của chính sách hỗ trợ của NHNN nên tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay trong thời kỳ vẫn chậm. Đến năm 2013 doanh số cho vay bán lẻ đạt mức 1.364,685 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 14,04% so với năm 2012. Điều này có thể lý giải từ việc chính sách về lãi suất của ngân hàng bắt đầu đi sâu vào thực tế và ngày càng phát huy được hiệu quả khi mà lãi suất liên tục hạ tạo điều kiện cho các cá thể trong nền kinh tế tiếp xúc được với nguồn vốn giá rẻ thúc đẩy hoạt động kinh doanh, sản xuất. Bên cạnh đó, với những ưu đãi về chính sách lãi suất, hạn mức của các sản phẩm vay, đối tượng vay không những góp phần giữ chân được các khách hàng cũ mà còn hướng tới nhiều đối tượng khách hàng mới. Từ đó, giúp cho quy mô của ngân hàng về dịch vụ cho vay bán lẻ ngày càng mở rộng và phát triển hơn trong năm 2013.
Bảng 4.2: Tình hình hoạt động dịch vụ cho vay của ngân hàng qua 3 năm 2011, 2012, 2013.
Đvt: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh số cho vay 1.518,169 1.597,800 1.875,832
Doanh số thu nợ 1.421,907 1.458,282 1.588,384
Tổng dư nợ 358,481 497,959 785,407
Doanh số cho vay bán lẻ 1.072,807 1.196,644 1.364,685 Doanh số thu nợ cho vay bán lẻ 1.008,745 1.120,135 1.261,851
Tổng dư nợ cho vay bán lẻ 269,551 346,060 448,894
Dư nợ ngắn hạn cho vay bán lẻ 211,514 259,895 283,484 Dư nợ dài hạn cho vay bán lẻ 58,037 84,165 165,410
Nợ xấu cho vay bán lẻ 3,040 6,697 8,160
Dư nợ CVBL trên vốn huy động (lần) 0,68 0,62 0,89 Nợ xấu CVBL trên tổng dư nợ CVBL 1,13% 1,94% 1,82%
Hệ số thu nợ cho vay bán lẻ 94,03% 93,61% 92,46%
Nguồn: phòng kế toán & quỹ của Sacombank chi nhánh Hậu Giang.
Song song với việc cho vay thì công tác thu nợ cũng là một vấn đề cần được quan tâm vì hoạt động cho vay có nhiều rủi ro, đồng vốn mà ngân hàng cho vay có thể thu hồi đúng hạn, trễ hạn hoặc không thu hồi đựợc. Nên công tác thu hồi nợ đựợc ngân hàng đặt lên hàng đầu, một ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà cần phải chú trọng đến công tác thu hồi nợ để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi đúng hạn, tránh thất thoát cho ngân hàng. Thông qua chỉ tiêu doanh số thu nợ sẽ đánh giá được tình hình thu hồi vốn, quản lý vốn của ngân hàng như thế nào qua các năm. Nhìn chung, thì doanh số thu nợ của ngân hàng có xu hướng tăng qua các năm, trong đó doanh số thu nợ cho vay bán lẻ có sự tăng trưởng khá mạnh từ mức 1.008,745 tỷ đồng trong năm 2011 tăng lên mức 1.120,135 tỷ đồng trong năm 2012 (tăng 11,04%). Đến năm 2013 doanh số thu nợ tiếp tục tăng 12,65% so với năm 2012. Nguyên nhân là do doanh số cho vay bán lẻ liên tục tăng trong những năm qua, cộng với các khoản CVBL ngắn hạn vẫn chiếm phần lớn trong cơ cấu tỷ lệ vốn CVBL nên thời gian thu hồi vốn ngắn cùng với đó với sự siết chặt về chất lượng tín dụng của NH trong thời gian gần đây nên các quy trình cho vay luôn được đảm bảo, công tác thẩm định và quản lý dòng tiền đi vào đúng mục đích sử dụng của nó luôn được chú trọng góp phần không nhỏ vào việc tăng doanh số thu nợ trong những năm qua. Tuy nhiên, nếu xét về tốc độ tăng trưởng của doanh số thu hồi nợ CVBL thì có phần giảm sút so với tốc độ tăng trưởng của doanh số CVBL, một phần vì nợ xấu CVBL cũng tăng khá mạnh trong những năm trước đó, kèm với đó là tốc độ tăng trưởng của các khoản CVBL dài hạn tăng khá mạnh trong thời gian qua cũng góp phần làm giảm tốc độ tăng trưởng của công tác thu hồi nợ CVBL của NH.
Sự tăng trưởng khả quan của tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay so với tốc độ tăng trưởng doanh số thu nợ cho vay bán lẻ kéo theo dư nợ cho vay tăng mạnh trong những năm qua. Đó là khoản vay của khách hàng qua các năm mà chưa đến thời điểm thanh toán, hoặc đến thời điểm thanh toán mà khách hàng không có khả năng trả do nguyên nhân khách quan hoặc nguyên nhân chủ quan. Phân tích tình hình dư nợ tại Chi nhánh để thấy được ngân hàng còn bao nhiêu tiền cho khách hàng vay mà chưa đến hạn thu hồi nợ hay đã đến hạn nhưng chưa đòi được tại một thời điểm nhất định. Thông qua đó, còn giúp chúng ta xác định được quy mô tín dụng của chi nhánh.
Từ bảng thống kế số liệu cho thấy dư nợ cho vay có sự tăng trưởng khá mạnh trong giai đoạn 2011 – 2012. Trong đó, dư nợ CVBL trong năm 2012 đạt 346,060 tỷ đồng, tăng 76,509 tỷ đồng so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ tăng là 28,38%. Lý do có được sự tăng trưởng này là do ngân hàng đang đẩy mạnh các chính sách cho vay ngắn hạn hướng đến các đối tượng nông dân,
tiểu thương buôn bán nhỏ lẻ, DNTN trên địa bàn với lợi thế về quy trình và thời gian làm thủ tục vay cùng với đó tỷ lệ cấp tín dụng trên tổng diện tích đất cao, cộng thêm việc thực hiện chiến lược tiếp thị tiền vay đến tận nhà với nhiều phương thức vay đa dạng phù hợp với từng đối tượng, từng điều kinh tế giúp phát huy hết hiệu quả mà nguồn vốn có thể mang lại cho khách hàng.
Tổng dư nợ ngắn hạn cho vay bán lẻ trong giai đoạn này đã tăng 22,87% so với 2011, còn tổng dư nợ dài hạn cho vay bán lẻ cũng tăng khá mạnh từ mức 58,037 tỷ đồng trong năm 2011 tăng lên mức 84,165 tỷ đồng trong năm 2012, tăng 26,128 tỷ đồng tương ứng với tăng 45,02%. Nguyên nhân tăng này xuất phát từ việc ngân hàng bắt đầu đẩy mạnh các sản phẩm cho vay hướng đến đối tượng cán bộ công nhân viên chức với các mức vay đa dạng và không cần thế chấp tài sản đảm bảo phù hợp với nhu cầu đối tượng khách hàng nên dư nợ mà sản phẩm vay này đem lại không nhỏ cho ngân hàng.
Đến năm 2013, tổng dư nợ của ngân hàng có sự tăng trưởng ấn tượng.
Nguyên nhân do dư nợ cho vay của mảng bán buôn trong giai đoạn này tăng trưởng rất mạnh mẻ bởi sự chuyển giao các món vay lớn từ Hội sở về cho Chi nhánh tiếp nhận và xử lý hồ sơ một phần để giúp Chi nhánh tăng dư nợ, thúc đẩy sự phát triển hoạt động cho vay của Chi nhánh cũng như giúp giảm bớt áp lực về quản lý các món vay cho Hội sở. Mặt khác, dư nơ CVBL cũng góp phần không nhỏ cho việc tăng tổng dư nợ khi mà dư nợ CVBL có sự tăng trưởng nhảy vọt lên mức 448,894 tỷ đồng trong năm 2013, tăng 29,72% so với năm 2012. Trong đó, dư nợ ngắn hạn CVBL năm 2013 góp phần tăng thêm 42,589 tỷ đồng so với năm 2012. Điều này một phần là do lượng khách hàng đang vay theo hình thức cấp hạn mức tín dụng nên dư nợ tín dụng luôn khá ổn định, ít có sự giảm đột ngột. Cùng với đó ngân hàng cũng đang hướng hình thức vay này đến nhiều đối tượng khách hàng khác không chỉ là khách hàng truyền thống như các cá thể kinh doanh, nhà phân phối, doanh nghiệp tư nhân kinh doanh các ngành nghề có vòng quay vốn lưu động cao như kinh doanh dịch vụ cầm đồ, kinh doanh sản phẩm vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng…
mà còn hướng đến lĩnh vực nông nghiệp song song với hình thức vay từng lần để nông dân có thể dễ dàng và thuận tiện tiếp cận nguồn vốn trong cả một năm vụ từ đó có thể chủ động và linh hoạt hơn trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh của mình. Điểm sáng nhất trong bức tranh dư nợ CVBL năm 2013, đó chính là tổng dư nợ dài hạn CVBL đã tăng ấn tượng khi đạt mức 165,410 tỷ đồng, tăng 96,53% so với năm 2012. Đây chính là năm “bùng nổ” của gói sản phẩm cho vay CBCNV không chỉ giới hạn ở các đối tượng có mức độ rủi ro thấp như trường học, bệnh viện, công ty cấp thoát nước, điên lực… mà còn hướng tới các đối tượng khác có tính ổn định trong đơn vị công tác thấp hơn
như UBND, công an, ban chỉ huy quân sự, các trường ngoài công lập, cơ quan phát thanh, truyền hình… Thêm vào đó, chính sách lãi cho vay dành cho đối tượng này liên tục hạ kèm theo các hạn mức cũng liên tục được tăng cao. Điều này là điều kiện thuận lợi để sản phẩm cho vay này trở thành sản phẩm đắc lực nhất cho tăng dư nợ cho Chi nhánh trong suốt những năm gần đây. Bên cạnh đó, các chính sách cho vay mua hoặc sữa chữa nhà, mua xe… cũng được mở rộng, thông thoáng hơn với thời hạn vay kéo dài hơn, lãi suất được hỗ trợ trong thời gian đầu góp phần làm cho phân khúc cho vay dài hạn của ngân hàng ngày càng trở nên hấp dẫn hơn. Tuy vậy, nhìn chung thì tỷ lệ dư nợ ngắn hạn CVBL vẫn cao hơn tỷ lệ dư nợ dài hơn CVBL tuy nhiên khoảng cách này đang giảm dần qua từng năm. Dư nợ dài hạn CVBL từ mức chiếm 21,53%
trong tổng cơ cấu dư nợ CVBL năm 2011 đã tăng lên mức 36,85% trong tổng dư nợ CVBL năm 2013. Điều này chứng tỏ rằng, ngân hàng đang dần cân bằng và đa dạng hơn về cơ cấu tổng dư nợ CVBL, không phải phụ thuộc quá nhiều vào những khoản vay ngắn hạn điều này góp phần giữ cho NH được sự ổn định hơn về dư nợ cũng như tình hình cho vay trong thời gian tới.
Trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thì tình trạng xảy ra nợ xấu do những nguyên nhân chủ quan hay khách quan là một điều không thể tránh khỏi. Song song với việc mở rộng tín dụng, chất lượng tín dụng cũng phải luôn được chi nhánh đặt lên hàng đầu. Mặc dù khách hàng có quan hệ tín dụng với chi nhánh làm ăn có hiệu quả và trả nợ đúng hạn, đôi khi do sự biến động không tốt của môi trường kinh tế làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Vì thế mà tình hình nợ xấu CVBL trong những năm vừa qua tăng khá mạnh ở mức 6,697 tỷ đồng trong năm 2012, tăng 120,3% so với năm 2011. Nguyên nhân do trong thời kỳ này món vay lớn của doanh nghiệp vay bổ sung vốn kinh doanh mặt hàng lúa gạo bị thua lỗ dẫn đến phá sản đã đẩy nợ xấu của ngân hàng lên hơn 100% so với kỳ trước. Đến năm 2013 nợ xấu CVBL tiếp tục tăng lên mức 8,160 tỷ đồng, tăng 21,85% so với năm 2012.
Điều này một phần do hậu quả từ nợ xấu của năm trước cơ bản vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn và thêm vào đó do việc mở rộng quy mô tín dụng nên rủi ro dẫn đến nợ xấu tăng thêm là điều khó tranh khỏi. Tuy vậy, nếu xét tốc độ tăng trưởng tín dụng thì tốc độ tăng trưởng nợ xấu tăng chậm hơn rất nhiều.
Điều này cho thấy Chi nhánh vẫn luôn coi trọng việc tăng trưởng tín dụng luôn đi đôi với chất lượng tín dụng. Tuy vậy, cán bộ tín dụng cần thực hiện tốt hơn nữa công tác thẩm định cũng như công tác kiểm tra sử dụng vốn đúng mục đích vay, đặc biệt là với các món vay có giá trị lớn để tránh tình trạng một hoặc hai món vay lớn có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của toàn Chi nhánh.
Nợ xấu tăng cao đã tác động không nhỏ đến hiệu quả của công tác thu nợ của ngân hàng. Hệ số thu nợ là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng, chỉ tiêu này cho biết số tiền mà ngân hàng sẽ thu được trong một thời kỳ nhất định từ 100 đồng số tiền cho vay trong kỳ đó. Nhìn vào số liệu thì hệ số thu nợ giảm qua các năm, nếu như năm 2011 thì cứ 100 đồng cho vay thì ngân hàng thu hồi lại được 94,03 đồng. Trong điều kiện kinh tế có nhiều biến động việc đẩy mạnh cho vay ngắn hạn cho phép ngân hàng thu hồi vốn được sớm giúp cho ngân hàng khỏi nguy cơ mất giá tiền và tránh được rủi ro do điều kiện kinh tế khó khăn làm khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng. Đến năm 2012 và 2013 hệ số thu nợ cho vay bán lẻ có phần sụt giảm so với năm 2011 lần lượt là 93,61%, 92,46%. Điều này chứng tỏ việc cho vay trung và dài hạn của ngân hàng đang được ngày càng chú trọng hơn, cùng với đó các khoản thu chưa được trong kỳ rơi vào các khoản nợ xấu cũng đang dần tăng lên. Do đó, bên cạnh việc chú trọng tăng doanh số cho vay cần chú ý đến công tác thu hồi nợ một phần giúp ngân hàng giảm thiểu được nợ xấu, một phần giúp cho ngân hàng có thể sử dụng vốn thu hồi để tiếp tục kinh doanh sinh lãi góp phần tăng hiệu quả trong kinh doanh của ngân hàng.
Bên cạnh việc mở rộng cho vay thì cơ cấu nguồn vốn để tài trợ cho việc phát triển đó cũng cần được chú trọng. Và hệ số dư nợ trên vốn huy động là một chỉ số để xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay, giúp Ban lãnh đạo ngân hàng so sánh khả năng cho vay với khả năng huy động vốn. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Vì nó quá lớn chứng tỏ khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, quá nhỏ tức là ngân hàng đã sử dụng vốn huy động không hiệu quả. Tại Chi nhánh nhìn chung chỉ tiêu dư nợ cho vay bán lẻ trên vốn huy động có xu hướng tăng và vẫn nhỏ hơn 1, điều này có nghĩa ngân hàng vẫn có thể đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của khách hàng bằng chính nguồn huy động của mình. Qua chỉ số này cũng thấy được NH sử dụng khá lớn nguồn vốn huy động của mình để tài trợ cho dịch vụ cho vay bán lẻ.
Và đặc biệt trong năm 2013, dư nợ CVBL chiếm khoảng 89% tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Con số này cao hơn hai năm trước đó, một phần do tốc độ tăng trưởng vốn huy động của Chi nhánh có phần sụt giảm, một phần do tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay bán lẻ liên tục tăng và tăng tương đối mạnh trong năm 2013. Vậy nên để đảm bảo nguồn vốn tài trợ cho hoạt động dự phòng rủi ro, hoạt động đầu tư, hoạt động cho vay bán buôn... Chi nhánh đã sử dụng vốn điều chuyển từ Hội sở để có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của Chi nhánh cho các hoạt động sinh lời cũng như đảm bảo an toàn hoạt động cho NH. Trong thời gian tới Chi nhánh cần xem xét để có cách thức thu hút vốn