Tổng quan về hoạt động kinh doanh của ngân hàng Sacombank CN Hậu Giang qua 3 năm 2011, 2012, 2013

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín sacombank chi nhánh hậu giang (Trang 36 - 41)

Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH HẬU GIANG

3.3 Tổng quan về hoạt động kinh doanh của ngân hàng Sacombank CN Hậu Giang qua 3 năm 2011, 2012, 2013

Cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài suốt từ năm 2008 cho đến hiện nay vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục chắc chắn và mạnh mẽ. Và điều này tác động không nhỏ đến các tổ chức kinh tế trong những năm vừa qua. Bằng chứng mỗi năm có tới mấy chục nghìn doanh nghiệp phải tuyên bố từ bỏ “cuộc chơi”, rời bỏ thị trường (Hoài Ngân, 2013). Một số ít các doanh nghiệp vẫn còn bám trụ trên thị trường đang đối mặt với tình hình kinh doanh giảm sút, hoạt động trong tình trạng cầm chừng và đang có nguy cơ phá sản. Việc kinh doanh thua lỗ, sản xuất đình đốn, trì trệ của nền kinh tế đã ảnh hưởng tiêu cực đến các NHTM và đã làm cho tình trạng nợ xấu tăng cao, thanh khoản kém, huy động thấp… lợi nhuận suy giảm. Tuy hoạt động trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, nhưng tình hình hoạt động kinh doanh Sacombank chi nhánh Hậu Giang vẫn tương đối khả quan, các số liệu về thu nhập, chi phí vẫn được kiểm soát tốt, chặt chẽ nên kết quả luôn đạt được lợi nhuận dương. Điều này cho thấy một nỗ lực rất lớn tất cả các nhân viên cũng như năng lực quản lý và điều hành của lãnh đạo hàng Sacombank chi nhánh Hậu Giang.

Bảng 3.1: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sacombank Hậu Giang qua ba năm 2011, 2012, 2013.

Đvt: Triệu đồng

Chênh lệch 2012/2011

Chênh lệch 2013/2012

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Số tiền Tỷ lệ

( %) Số tiền Tỷ lệ ( %)

Thu nhập 79.450 89.414 114.986 9.964 12,54 25.572 28,60

Thu nhập từ

lãi 75.349 84.824 108.444 9.475 12,57 23.620 27,85

Thu nhập từ

DV 3.698 4.713 6.084 1.015 27,45 1.371 29,09

Thu nhập

khác 403 377 458 (26) (6,45) 81 21,49

Chi phí 59.367 69.617 91.392 10.250 17,27 21.775 31,28

CP trả lãi 43.592 45.236 67.771 1.644 3,77 22.535 49,82 CP hoạt động

DV 1.802 2.666 4.776 0.864 47,95 2.110 79,14

CP khác 13.973 21.715 18.845 7.742 55,41 (2.870) (13,22)

LNTT 20.083 19.797 23.594 (0.286) (1,42) 3.797 19,18

Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của Sacombank chi nhánh Hậu Giang 2011, 2012, 2013.

Thu nhập

Nhìn chung, thu nhập của NH có sự tăng trưởng khá khả quan qua các năm 2011, 2012 và 2013. Từ năm 2011 – 2012, thu nhập đã tăng 9,964 tỷ đồng, tương ứng với tăng 12,54%. Tuy nhiên, đến năm 2013 thu nhập đã tăng ấn tượng so với năm 2012. Cụ thể, thu nhập đã tăng 28,6% so với 2012, tương ứng với tăng 25,572 tỷ đồng. Sự biến động của tổng thu nhập chủ yếu là do sự biến động thu nhập từ lãi của các hoạt động tín dụng vì thu nhập từ lãi luôn chiếm hơn 90% trong tổng thu nhập. Và xu hướng biến động thu nhập từ lãi luôn tăng trong những năm qua và đặc biệt trong năm 2013. Từ năm 2011- 2012, thu nhập từ lãi chỉ tăng 12,57%, nhưng đã tăng lên đến 27,85% trong giai đoạn từ 2012 – 2013. Điều này góp phần không nhỏ cho việc tăng của tổng thu nhập. Một trong những lý do làm tăng của thu nhập từ lãi là do lãi suất liên tục giảm trong chính sách tiền tệ của Nhà nước qua các năm nhằm kích cầu tín dụng, kích cầu sản xuất, tăng tính “hấp thụ” vốn của thị trường và làm giảm sự ì ạch, trì trệ của nền kinh tế (Huyền Thư và Thanh Lan, 2013).

Điều này kích thích các hoạt động tín dụng trong NHTM tăng mạnh và đây cũng chính là hoạt động chủ yếu tạo lợi nhuận cho ngân hàng. Ngoài ra, các hoạt động dịch vụ ngân hàng những năm gần đây bắt đầu được chú trọng như mở rộng thanh toán quốc tế, đa dạng sản phẩm thẻ, dịch vụ kiều hối, ngân hàng online,... để tăng nguồn thu cho hoạt động của NH, nên tốc độ tăng trưởng của thu từ dịch vụ cũng đã ở mức khá cao và đã tăng lên mức 6,084 tỷ đồng trong năm 2013, tăng 29,09% so với năm 2012. Tuy nhiên, do chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu tổng thu nhập nên tốc độ tăng trưởng của thu từ dịch vụ không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ tăng trưởng của thu nhập, nhưng cũng góp phần làm tăng thêm trong tổng thu nhập của ngân hàng qua các năm.

Chi phí

Cũng giống như thu nhập, chi phí cũng tăng trưởng khá mạnh trong năm 2011, 2012 và 2013. Tổng chi phí trong năm 2011 ở mức 59,367 tỷ đồng và đã tăng lên đến 69,617 tỷ đồng (tăng 17,27%) trong năm 2012. Sự tăng trưởng chi phí trong giai đoạn này chủ yếu là từ sự tăng trưởng nhảy vọt của chi phí khác (tăng 7,742 tỷ đồng). Điều này xuất phát từ việc tu bổ, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các phòng giao dịch. Ngoài ra, để mở rộng hoạt động kinh doanh trong thời gian tới thì chi phí cho nhân viên cũng như chi phí cho việc quản lý cũng tăng đáng kể và đã góp phần làm tăng trong tổng chi phí. Trong giai đoạn từ năm 2012 – 2013, cùng với sự tăng lên mạnh mẽ của thu nhập thì các khoản chi phí cũng tăng lên đáng kể để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của ngân hàng. Tổng chi phí trong năm 2013 đã tăng lên mức 91,392 tỷ đồng, tăng 31,28% so với năm 2012. Sự tăng trưởng vượt bậc này chủ yều là từ sự tăng

mạnh của chi phí trả lãi. Từ năm 2012 -2013, chi phí trả lãi đã tăng 49,82%, tương ứng với mức tăng 22,535 tỷ đồng. Điều này có thể được giải thích từ việc tăng huy động vốn đáng kể để đáp ứng kịp thời nhu cầu cho việc phát triển và mở rộng các hoạt động tín dụng của ngân hàng. Bên cạnh đó, do sức hấp dẫn từ lãi suất tiền gửi đang giảm dần buộc ngân hàng phải tốn nhiều chí phí cho việc quảng bá cũng như chi phí khuyến mãi liên quan đến huy động để giữ chân được khách hàng. Ngoài ra, bằng việc mở rộng hệ thống ATM và máy POS trên địa bàn cộng với việc nâng cấp, mở rộng hệ thống thanh toán cho ngân hàng đã làm cho chi phí phát triển dịch vụ tăng khá mạnh đạt mức 4,776 tỷ đồng trong năm 2013.

Lợi nhuận

Lợi nhuận là phần thu nhập còn lại sau khi đã trừ đi các khoản chi phí.

Qua bảng số liệu có thể thấy rằng tổng thu nhập luôn lớn hơn tổng chi phí qua các năm và giúp cho lợi nhuận luôn ở mức dương. Trong năm 2011, lợi nhuận đạt mức 20,083 tỷ đồng, tuy nhiên đến năm 2012 lợi nhuận đã giảm xuống còn 19,797 tỷ đồng . Đây chính là thời điểm chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh nên chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực giai đoạn này khá cao. Vì thế, tốc độ tăng tăng trưởng của chí phí (17,27%) đã tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng của thu nhập (12,54%) và làm cho lợi nhuận trong năm 2012 sụt giảm 1,42% (0,286 tỷ đồng) so với năm 2011. Đến năm 2013, lợi nhuận có mức tăng trưởng khá ấn tượng đạt mức 23,594 tỷ đồng, tăng 19,18% so với năm 2012. Có thể lý giải điều này bằng việc ngân hàng đã mở rộng được thị trường hướng tới nhiều đối tượng khách hàng cùng với đó sự đa dạng về những sản phẩm tín dụng cũng như sản phẩm dịch vụ có thể đáp ứng tối đa các nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó, công tác quản lý và kiểm soát chặc chẽ các chi phí đã làm giảm đi các khoản phát sinh không đáng có và giúp gia tăng được hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

3.4 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN TỚI.

Thuận lợi

Qua phân tích ở trên ta thấy thuận lợi đầu tiên là lợi nhuận của NH tăng dần qua các năm trong khi tình hình kinh tế chung vẫn còn nhiều bất ổn. Từ đó, thấy được hiệu quả trong vấn đề kinh doanh của ngân hàng, làm tăng uy tín và tạo niềm tin cho khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng.

Trụ sở chính đặt ngay trung tâm tỉnh, qui mô rộng lớn nhằm mục đích tạo hình ảnh vững chắc cũng như khẳng định vị thế của ngân hàng trên địa

bàn. Ngoài ra, vị trí ngay trung tâm tỉnh tạo thuận lợi trong việc giao dịch với khách hàng.

Ngân hàng không ngừng tu sửa, nâng cấp trụ sở chính và các phòng giao dịch để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Ngoài ra, việc mở rộng nâng cấp và hiện đại hóa các trang thiết bị nhằm tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng.

Chi nhánh dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc có những chiến lược kinh doanh hiệu quả, chỉ đạo sâu sát, tạo điều kiện cho Chi nhánh hoạt động hiệu quả. Cùng với đó là đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên môn cao, thái độ phục vụ rất ân cần, chu đáo, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, luôn làm hài lòng khách hàng, góp phần vào việc tăng hiệu quả trong kinh doanh của ngân hàng.

Là một ngân hàng được sự chỉ đạo, quan tâm, giúp đỡ của Tỉnh Ủy, chính quyền địa phương, cơ quan ban ngành trên địa bàn, giúp Chi nhánh hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Khó khăn

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, bên cạnh những thuận lợi thì Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hậu Giang cũng gặp nhiều khó khăn, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động của ngân hàng.

Vấn đề cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng trên địa bàn diễn ra ngày càng gay gắt và quyết liệt, có nhiều ngân hàng thương mại khác đã xâm nhập vào địa bàn tỉnh làm cho việc cạnh tranh về khách hàng diễn ra ngày càng gay gắt và quyết liệt.

Đối tượng khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là các nông hộ sản xuất nhỏ, lẻ và các doanh nghiệp nhỏ, hoạt động kinh doanh của họ phần lớn phụ thuộc khá lớn vào các yếu tố khách quan như khí hậu, thời tiết, dịch bệnh, thiên tai… và cả yếu tố chủ quan đặc biệt là sự biến động giá cả trên thị trường. Một khi vào mùa vụ, người sản xuất phải thường tự tìm đầu ra cho sản phẩm thông thường qua các trung gian thương lái và giá cả liên tục bị ép giá khi vào vụ mùa thu hoạch, làm cho lợi nhuận của người nông dân bị ảnh hưởng, dẫn đến tình hình sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn, hạn chế khả năng trả nợ cho NH của người nông dân.

Trình độ dân trí vẫn còn hạn chế nên công tác làm thủ tục giấy tờ mất khá nhiều thời gian, đặc biệt trong khâu lập phương án kinh doanh. Cộng với đó, trình độ nhận thức và ý thức pháp luật của người dân chưa cao gây ra

thách thức trong việc quản lý các món vay cũng như công tác xử lý các món nợ quá hạn. Bên cạnh đó việc định giá và đấu giá tài sản thế chấp do cơ quan thi hành án kéo dài thời gian xử lý đã gây khó khăn cho ngân hàng trong việc bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ xấu.

Định hướng phát triển

Trong năm 2014 ngân hàng tiếp tục kiên trì mục tiêu “Tăng trưởng an toàn – Hiệu quả bên vững”. Theo đó, Ngân hàng thực hiện các trương trình trọng yếu, tập trung nâng cao hơn nữa về chất lượng hoạt động:

- Ổn định nguồn vốn bằng chiến lược huy động phân tán kết hợp với chính sách khách hàng, chương trình khuyến mãi và kích thích kinh doanh.

- Tăng trưởng tín dụng thận trọng, tiếp tục đẩy mạnh cho vay phân tán, nhỏ lẻ và có trọng điểm theo từng địa bàn, địa phương quản lý.

- Tăng cường xử lý nợ xấu, nợ cơ cấu và đẩy mạnh công tác ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh

- Mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống mạng lưới.

Ngoài ra, trong năm 2014 Sacombank chi nhánh Hậu Giang cũng đảm bảo kiểm soát các chỉ tiêu an toàn hoạt động như tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trên vốn dài hạn < 30%. Tỷ lệ nợ xấu < 3%.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín sacombank chi nhánh hậu giang (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)